(Tham khảo từ www.med.umich.edu)
Sau đây là một số nguyên nhân thường gây khó khăn về tiếng nói hoặc/và ngôn ngữ:
- Rối loạn về tiếng nói và ngôn ngữ: Đây là nguyên nhân thường thấy nhất. Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, đây được coi là một hình thức khuyết tật học tập, là hậu quả của bộ não hoạt động khác thường. Giọng nói của các bé trong trường hợp này ngọng nghịu, câu nói không hoàn chỉnh, không hiểu lời người khác nói với mình.
- Khiếm thính: Khi bé còn thơ, rất khó biết thính thị của bé có bình thường không. Tại Hoa Kỳ, việc đo thính thị được thực hiện khi bé vừa sinh ra và còn được giữ trong bệnh viện với mẹ. Tại Việt Nam, nếu thấy bé có vẻ không nghe thấy tiếng mẹ cha, quý vị nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để tham khảo. Khi phát hiện sớm, bé có thể đạt được mức phát triển ngôn ngữ gần như bình thường.
- Chậm trí
- Sinh non
- Rối loạn khả năng phân tích âm thanh: đây là một trong những rối loạn mà các chuyên viên tại Hoa Kỳ vừa công nhận là một khuyết tật học tập. Khuyết tật này chưa được các phụ huynh người Việt nhìn nhận vì một cá nhân mang khuyết tật này rất nhiều khi không có vẻ gì là “bệnh hoạn,” “rối loạn.” Thực ra, chúng ta có thể thấy nhiều bạn bè, đồng nghiệp, hay ngay cả chúng ta có biểu hiện của rối loạn này. Thí dụ, chúng ta “nghe trước quên sau,” hoặc không nhớ được những chi tiết nghe được từ người khác.
- Khó khăn liên quan đến hệ thần kinh: liệt, bại não, hoại não…
- Tự kỷ
- Khiếm khuyết trong cấu tạo các cơ quan dùng cho việc phát âm: sứt môi chẳng hạn.
- Apraxia of speech: đây là rối loạn khiến một cá nhân gặp khó khăn khi sử dụng cổ, môi, rằng, lưỡi cho mục đích phát âm.
- Tâm lý: có những trẻ vì lý do tâm lý nên không nói, không trò chuyện dù em có đầy đủ khả năng này.
- Bị bỏ rơi: một trẻ lớn lên không có người chung quanh, không được nghe tiếng người… sẽ không biết nói.
|