Home Page Image
  Ngôn ngữ và tiếng nói:

 

 
 

Ngôn ngữ (Language):

  1. Khả năng bày tỏ, diễn tả (Expressive Language)
  2. Tiếp Thu Ngôn Ngữ (Receptive Language)
  3. Suy luận (Language Processing)
  4. Rối loạn khả năng thẩm định âm thanh (Auditory Processing):

Tiếng nói (Speech):

  1. Âm ngữ (Articulation)
  2. Nói lắp (Dysfluency)
  3. Chất giọng (Voice)

 
Chuẩn Phát Triển Về Mức Rõ Ràng
Của Lời Nói

 

Từ www.talkingchild.com

Dịch: Nguyễn Hà TườngAnh 

 

  • Bạn có hiểu con bạn nói gì không?
  • Con bạn nói có rõ không?
  • Bạn có phải dịch lại những gì con bạn nói cho người khác hiểu không?

Đây chính là mức rõ ràng của lời nói. Từ “intelligibility” ở đây muốn nói mức độ mà người nghe có thể hiểu người nói. Khi nói đến sự phát triển, khi trẻ con học nói, người chung quanh mỗi ngày một hiểu các em hơn.

 

Nơi trẻ con thường có sự khác biệt rõ ràng giữa việc hiểu:

  • Từ đơn so với tiếng trò chuyện
  • Chủ đề trò chuyện quen thuộc so với chủ đề không quen  

Cha mẹ và những thành viên thân gần của gia đình thường là những chuyên viên hiểu được trẻ con muốn nói gì. Chúng ta từng thấy những vị phụ huynh “dịch” được cả những tiếng khó hiểu nhất mà con họ nói! Cũng trong vòng gia đình, anh chị của trẻ đôi khi còn hiểu trẻ hơn là cha mẹ. Ngược lại, những người nghe nào không quen với trẻ thường không thể giải mã những gì trẻ nói.

 

 

Tuổi (phỏng chừng)

Phần trăm cha mẹ hiểu được con 

   

18 tháng

25% (trẻ phát triển bình thường)

2 tuổi

50-70% (trẻ phát triển bình thường)

3 tuổi

80% (trẻ phát triển bình thường)

4 tuổi

90% (trẻ phát triển bình thường)