Tác giả: Kathy Fahey Ph.D., CCC-SLP,11/29/2004, /www.speechpathology.com
Dịch thuật: Nguyễn Hà Tường Anh, M.A., Ngôn Ngữ Trị Liệu
Ghi chú: Rối loạn khả năng Thẩm Định Âm Thanh (TĐAT) hay Rối loạn khả năng Thẩm Định Âm Thanh Trung Tâm (TĐATTT) là hai trong số nhiều danh từ để chỉ cùng một khiếm khuyết. Đây cũng là hai danh từ mới nhất.
Đâu là sự khác biệt giữa rối loạn TĐATTT và rối loạn trí suy luận?
Từ “processing” (mà chúng tôi dịch là thẩm định ở Thẩm Định Âm Thanh, hay suy luận ở Trí Suy Luận) đã gây nhiều cuộc tranh cãi, nhiều nỗi bất nhất trong cộng đồng các chuyên viên thính giác, chuyên viên trị liệu ngôn ngữ, chuyên viên tâm lý, giáo viên, và phụ huynh. Những danh từ như trí suy luận, thẩm định âm thanh trung tâm, thẩm định âm thanh, khả năng đánh vần hay nhận thức và tiếp thu âm thanh được sử dụng để gọi tên những gì con người thực hiện khi họ nhận, nhận thức, diễn giải và hiểu ngôn ngữ, hay khi họ không thực hiện được một hoặc nhiều những bước này trong quá trình tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ. Những định nghĩa khác nhau đã được đề khởi cho mỗi danh từ nói trên. Thí dụ, rất nhiều định nghĩa đã xuất hiện trong sách vợ về thẩm định âm thanh trung tâm và các rối loạn của nó. Hiệp Hội Tiếng Nói – Ngôn Ngữ - Thính Giác Hoa Kỳ đã phổ biến các định nghĩa từ năm 1990, và đến 1996 cung cấp thêm nhiều thông tin về độ phức tạp của những rối loạn này. Định nghĩa năm 1990 có cả phần mô tả những hành vi liên đới đến những giai đoạn thuộc vào quy trình hoạt động của não bộ có trách nhiệm với khả năng thẩm định các thông tin ngôn ngữ và không ngôn ngữ.
Rối loạn TĐATTT là những khiếm khuyết trong quá trình thẩm định những dấu hiệu âm thanh mà không do khiếm khuyết thính giác, xúc giác, hay trí hiểu. Đặc biệt, rối loạn TĐATTT nói đến những giới hạn trong quá trình chuyển tiếp, phân tích, sắp xếp, chuyển hóa, thu nạp, phục hồi, và sử dụng các thông tin chứa đựng trong các dấu hiệu âm thanh. Quá trình này liên hệ đến khả năng nhận thức, hiểu biết, và ngôn ngữ. Những khả năng này khi tương tác thích hợp sẽ cho kết quả là khả năng tiếp thu ngôn ngữ thụ động: chú ý, phân biệt, nhận ra các dấu hiệu âm thanh; chuyển hóa và tiếp tục chuyển tiếp thông tin qua hệ thần kinh trung ương; soạn lại, xếp loại và cộng góp thong tin ở cấp độ nhận thức thích hợp; lưu trữ và phục hồi âm thanh một cách hiệu quả; tái lưu trữ, vận dụng kiến thức âm vận, ngữ pháp và giao tế; rồi kèm ý nghĩa vào dòng suối thông tin âm thanh thông qua ý niệm ngôn ngữ hay không lời (ASHA, 1990, pp. 13).
Một định nghĩa khác của TĐATTT do Task Force on Central Auditory Processing Consensus Development (ASHA, 1996) cũng chú trọng trên yếu tố hành vi của rối loạn này.
TĐATTT là cơ chế và vận hành có hệ thống của thính giác chịu trách nhiệm những hành vi sau:
- Định vị âm thanh
- Phân biệt âm thanh
- Nhận biết mẫu thể âm thanh
- Các vận hành của tai (dội âm, phóng âm…)
- Vận hành thính giác khi có âm thanh chen vào trong môi trường
- Vận hành thính giác để lọc âm thanh chen trong môi trường
Những cơ chế vận hành này cũng hoạt động tương tự với lời nói hay âm thanh không phải là lời nói, và ảnh hưởng nhiều lãnh vực, trong đó có tiếng nói và ngôn ngữ. Chúng liên đới đến thân kinh cũng như hành vi.
Nhiều cơ chế vận hành này tham gia trong quá trình nhận biết và phân biệt âm thanh. Các cơ chế khác phục vụ riêng cho âm thanh, trong nhiều một số lại không. Do đó, danh từ TĐATTT gói gọn về những hoạt động nào phục vụ quá trình thẩm định các dấu hiệu âm thanh (1996).
Định nghĩa thứ nhì này không chỉ biệt hóa bước thẩm định âm thanh, mà còn phân biệt những bước không liên hệ đến dấu hiệu âm thanh. Sự phân biệt này dẫn đến thảo luận rộng rãi hơn về quá trình thẩm định ngôn ngữ. Hãy xem xét những bước chúng ta sử dụng để nhận, nhận thức, phân tích, lưu trữ, phục hồi, thành lập và sản xuất ngôn ngữ. Thí dụ, chúng ta có thể dùng tiếng câm để chuyển và hiểu thông điệp. Những cá nhân điếc hay lãng tai thẩm định ngôn ngữ mà không dùng đến thính giác. Chúng ta “đọc” những dấu hiệu (biểu cảm mặt, tư thế thân thể, cử điệu) khi chúng ta giao tiếp với người khác và biết rằng những dấu hiệu ấy đôi khi yểm trợ, và cũng đôi khi không hề yểm trợ những thông điệp chúng ta nghe được. Văn viết là một phương cách khác để chúng ta thẩm định ngôn ngữ mà không có âm thanh trực tiếp. Phát triển khả năng viết và đọc chắc chắn được khởi phụ bởi kiến thức tiếng nói và ngôn ngữ, nhưng sự phát triển này khả dĩ mà không có âm thanh. Những ví dụ này cho thấy khả năng thẩm định âm thanh tồn tại trong hỗ tương với khả năng thẩm định âm thanh, nhưng cũng biệt lập khỏi nhau.
Trong thập niên 80, những nhà nghiên cứu và các nhà chủ thuyết tranh luận về quá trình thẩm định dưới lên hay trên xuống của việc học ngôn ngữ. Chủ thuyết dưới lên nhấn mạnh việc nhận và nhận thức chính xác những thông tin của giác gua trước khi phân tích ở độ cao nhất và tìm ra ý nghĩa. Chủ thuyết trên xuống nhấn mạnh vào ảnh hưởng của khả năng suy luận cao trên quá trình phân tích. Các phương thức được tìm hiểu qua kinh nghiệm và được sử dụng để đoán định về thông tin từ giác quan.
Các chuyên viên ngôn ngữ trị liệu và chuyên viên thính thị được phụ huynh, giáo viên và nhiều thành phần khác tìm kiếm để yêu cầu điều tra bản chất khó khăn thẩm định nơi học sinh. Rất cần thiết để thu thập đủ dữ diện qua bệnh án để có bức tranh hoàn tất về ưu điểm và nhu cầu của học sinh. Khó khăn khi tập trung chú ý, rối loạn ngôn ngữ, khiếm khuyết học tập, khiếm thính và ngay cả việc một học sinh nói hai thứ tiếng đối với một số học sinh có thể bị coi như có “rối loạn thẩm định.” Mục tiêu của quá trình khám thẩm định nên phân định được những rối loạn liên hệ hoặc ghi nhận sự hiện diện của chúng, và rồi mô tả bản chất và mức độ của các rối loạn thẩm định, cũng như việc những rối loạn ấy liên đới đặc biệt đến ngôn ngữ hay liên đới rộng lớn hơn đến những thông tin âm thanh hoặc không lời. Các chuyên viên thính thị, trị liệu ngôn ngữ hay tâm lý có thể cộng tác để đưa đến chẩn đoán.
Sự có mặt của rối loạn TĐATTT đòi hỏi những mục tiêu chữa trị và phương án liên quan đến sắp xếp lớp học, điều chỉnh giảng huấn, phương pháp can thiệp, và phóng lớn âm thanh. Nếu có rối loạn ngôn ngữ, mục tiêu chữa trị và phương án nên chú tâm vào điều trị giảng huấn, và các biện pháp can thiệp nhằm vào các lãnh vực rối loạn ngôn ngữ ấy, và việc sắp xếp phòng ốc lớp học.
Kathleen Fahey, Ph.D., CCC-SLP là giáo sư, và là trưởng khoa Rối Loạn Truyền Thông tại Đại Học Northern Colorado. Bà là tác giả cuốn “Phát Triển Ngôn Ngữ, Những Khác Biệt, và Những Rối Loạn: Một Viễn Cảnh cho Giáo Viên Giáo Dục Phổ Thông và Đặc Biệt, Các Chuyên Viên Ngôn Ngữ Trị Liệu Làm Việc Trong Trường Lớp” và nhiều bài viết, nhiều phần trình bày. Bà Kathleen dậy các lớp về âm vận và ngôn ngữ ở bậc cử nhân và cao học.
|