Home Page Image
  Tiếp Thu Ngôn Ngữ (Receptive Language):

 

 
 

Ngôn ngữ (Language):

  1. Khả năng bày tỏ, diễn tả (Expressive Language)
  2. Tiếp Thu Ngôn Ngữ (Receptive Language)
  3. Suy luận (Language Processing)
  4. Rối loạn khả năng thẩm định âm thanh (Auditory Processing):

Tiếng nói (Speech):

  1. Âm ngữ (Articulation)
  2. Nói lắp (Dysfluency)
  3. Chất giọng (Voice)

 
Chuẩn Phát Triển Khả Năng
Tiếp Thu Ngôn Ngữ

Bowen, C. (1998). Ages and Stages: Developmental milestones for receptive and expressive language development. Retrieved from http://www.speech-language-therapy.com/devel2.htm on (date).

Dịch thuật: Nguyễn Hà Tường Anh

 

Mới sinh:

Trẻ học ngôn ngữ ngay từ khi mới sinh. Ngay những bé sơ sinh đã nhận biết âm thanh trong môi trường. Các bé nghe tiếng nói của những ai thân gần với mình, và sẽ khóc nếu có âm thanh bất thần. Tiếng động lớn làm các bé thức giấc, và các bé “bất động” để nghe những âm thanh nào mới.

 

0 -3 tháng

Thật ngạc nhiên, ở độ 0 đến 3 tháng các bé đã bắt đầu quay đầu về hướng bạn khi bạn nói với các bé, và cười khi nghe tiếng bạn. Thực ra, các bé có vẻ như nhận biết được âm giọng quen của bạn,và nếu đang khóc thì sẽ nín. Các em bé nhỏ xíu dưới 3 tháng tuổi cũng có thể ngưng hoạt động và chú ý đến tiếng động hay âm thanh lạ. Các bé thường đáp trả nếu âm thanh ấy dịu dàng dù lạ hay quen.

 

4 – 6 tháng

Rồi, khoảng từ 4 đến 6 tháng, các bé biết phản ứng với từ “không.” Các bé cũng biết phản ứng khi bạn thay đổi âm giọng, hay với những âm thanh không phải là tiếng nói. Thí dụ, các bé ngạc nhiên với những đồ chơi  phát âm thanh, thích nghe nhạc, và bị hấp dẫn bởi những gì phát ra âm thanh lạ như lò nướng, chim hót, vó câu…

 

7 – 12 tháng

Khoảng tuổi 7 đến 12 tháng là khoảng thời gian thú vị mà trẻ em rõ ràng đã lắng nghe khi có ai nói với mình, quay đầu lại, rồi nhìn mặt người gọi tên mình, và khám phá ra những trò vui của các trò chơi như “round and round the garden”, “peep-oh”, “I see” và “pat-a-cake” (1). (Những trò chơi này và những trò chơi vận dụng ngón tay có nhiều tên địa phương và biến tấu). Đây là thời gian mà bạn thấy bé có thể nhận ra tên những gì quen thuộc (Ba, xe, mắt, điện thoại, chìa khóa) và bắt đầu có thể đáp trả một số yêu cầu (“đưa cái này cho Bà”) và câu hỏi (“Con uống nước trái cây nữa không?”)

 

1 – 2 tuổi

Lúc này thì con bạn chỉ vào hình trong sách khi bạn nói tên vật nào đó, và có thể chỉ một vài cơ phận than thể khi được yêu cầu. Bé cũng có thể làm theo một số yêu cầu đơn giản (“Ấn chiếc xe buýt đi!” và hiểu một số câu hỏi đơn giản (“Con thỏ đâu nào?”). Bé bây giờ thích nghe những chuyện đơn giản và thấy thú vị khi bạn hát hay đọc văn vần. Đây là thời điểm mà các em có thể đòi nghe lại một truyện cũ, bài vần cũ, hay trò chơi cũ, và đòi lập lại mãi.

 

2 -3 tuổi

Vào tuổi này con bạn hiểu những mệnh lệnh có hai phần (“Lấy vớ và bỏ vào thùng”) và hiểu những ý niệm hay ý nghĩa khác biệt như nóng/lạnh, đi/ngừng, trong/trên và đẹp/ghê. Bé nhận ra những âm thanh như chuông điện thoại, chuông cữ và có thể chỉ hay tỏ vẻ thích thú, đòi bạn trả lời điện thoại hay mở cửa, hoặc có thể đòi tự trả lời, mở cửa. 

3 -4 tuổi
Đứa con 3 đến 4 tuổi của bạn có thể hiểu những câu hỏi đơn giản “ai?”, “cái gì”, “ở đâu”, và có thể nghe thấy bạn khi bạn gọi bé từ phòng bên cạnh. Đây là tuổi mà khuyết tật thính giác có thể trở nên rõ ràng. Nếu bạn quan ngại về thích giác của bé, xin đưa bé đến khám một chuyên viên thính giác. (2)

 

4 -5 tuổi

Trẻ tuổi này thích truyện và có thể trả lời câu hỏi về truyện. Trẻ có thể hiểu gần như mọi điều người khác nói với mình tại nhà, tại trường mầm non hay nhà giữ trẻ. Khả năng nghe ở mọi thời điểm cần là khả năng vững vàng. Nếu bạn có quan ngại gì về thính giác của trẻ, xin cho trẻ đến khám với chuyên viên về thính giác. Nếu quan ngại về khả năng hiểu ngôn ngữ, xin cho trẻ gặp một chuyên viên trị liệu ngôn ngữ. (3)

 

Chú thích của người dịch:

  • Những trò chơi tương tự của Việt Nam là ú à, vỗ tay vỗ tay bà cho ăn bánh, bí bo xình xịch…
  • Có lẽ Việt Nam không có các chuyên viên thính giác (audiologist). Một bác sĩ tai mũi họng hay bác sĩ nhi khoa cũng là những chuyên viên y khoa có thể thực hiện phần khám thính giác cho trẻ.
  • Chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu cũng xuất hiện trong các đại học y khoa hay sư phạm nên có thể chưa có chuyên viên ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam. Trang nhà www.concuame.com có thể cung cấp dịch vụ khám thẩm định và chữa trị/phục hồi.