Tự kỷ, autism, asperger, tăng động, ngôn ngữ, hành vi, giao tế, chậm phát triển...
Các mốc phát triển của bé
ConCủaMẹ đang cập nhật Chuẩn phát triển cho trẻ từ sơ sinh tới 5 tuổi để các phụ huynh theo dõi và phối hợp tốt hơn với BS.
Vì mỗi bé phát triển theo cách riêng của mình, ta không thể nói được một cách chính xác khi nào bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nào đó, hoặc hoàn thiện nó thế nào. Chuẩn phát triển cho bạn một kiến thức tổng quát về những thay đổi bạn cần để ý, và nếu như bé của bạn lệch chuẩn phát triển một chút, bạn không nên quá lo lắng.
Các bài thực hành cho PH/GV
Trong phần <Giáo dục đặc biệt> ở trang nhà www.concuame.com, ConCủaMẹ sẽ bắt đầu tải những bài viết, nghiên cứu, bài thực hành hỗ trợ các phụ huynh, giáo viên dạy dỗ các bé TK. Mỗi bài viết đều đi kèm với ví dụ cụ thể và có nối vào diễn đàn để mọi người cùng thảo luận. Rất mong các PH/GV cùng tham gia thảo luận, chia xẻ kiến thức và chia xẻ kết quả thực hành/thực tập.Từ cảm nhận tới bày tỏ
Thời khoá biểu giúp các bé TK thế nào? ConCủaMẹ cùng phụ huynh giúp bé phát triển ngôn ngữ ra sao? Những điều cần tránh khi lập thời khoá biểu dựa trên biểu tượng.
Mời các bạn đọc bài viết "Từ Cảm nhận tới Bày tỏ" trong phần Nguồn Liệu / Bày tỏ & Diễn tả
Bài viết nói về các phương pháp dạy trẻ TK bày tỏ, dạy ngôn ngữ, và đề cập tới các vấn đề thực tiễn phụ huynh nên thực hiện.
Bài viết cũng đề cấp tới các bài học ConCủaMẹ phát miễn phí tại hội thảo, cùng các hình ảnh biểu tượng giúp các bạn lập thời khoá biểu, dùng để dạy học cho bé (và dạy cho cả anh/chị/em của bé).
TEACCH không phải là phương pháp
Thưa các phụ huynh,
Qua những lần trao đổi với PH và theo dõi diễn đàn, tôi nhận thấy một số phụ huynh đã hiểu lầm chữ TEACCH. Tôi muốn đưa ra các quan điểm sau:
- TEACCH không phải là 1 phương pháp trị liệu
- TEACCH là một "triết lý" về sức khoẻ và giáo dục đặc biệt
- TEACCH không chủ trương loại bỏ
- TEACCH có chứng chỉ không?
Rối Loạn Khả Năng Đọc
Mời các phụ huynh đọc loạt 3 bài mới nhất của chị Tường Anh về Rối loạn khả năng đọc, nhận diện mặt chữ.
Dyslexia là rối loạn khiến một cá nhân có khó khăn khi đọc chữ. Chúng tôi đã nghe một số chuyên gia dịch dyslexia là “mù chữ.” Danh từ mù chữ xưa giờ vẫn được dùng để nói đến tình trạng không biết đọc vì không đến trường lớp do bất kỳ lý do nào đó. Vì thế, chúng tôi e rằng “mù chữ” không diễn tả chính xác rối loạn dyslexia. Vì vậy, Cùng Nhau Vượt Khó ghép cụm từ Rối Loạn Khả Năng Đọc để nói về dyslexia.
Một vài thí dụ
- Bé Phương nhìn lên bảng nhưng không bắt chước để viết xuống tập dòng chữ mà cô giáo đã viết làm mẫu.
More Articles...
Page 19 of 21