gửi bởi phi » CN Tháng 11 14, 2010 1:37 pm
Nếu nói về chiến thuật dạy con thì muôn hình vạn trạng, nhưng nói về chiến lược thì chúng ta có thể gom về 3 trường phái chính là: Độc đoán, Thả lỏng và Dung hoà. Chúng ta sẽ phân tích các trường phái này, mạnh yếu ra sao, lợi hại ra sao để chọn 1 chiến lược cho con mình.
(1) Trường phái độc đoán: Nói gì thì làm thế, đừng hỏi lung tung. Dùng hệ thống thưởng phạt để điều khiển trẻ.
Đây là trường phái được sử dụng rất nhiều bởi đơn giản là nó nhanh và gọn trong khi cha mẹ lại rất bận rộn . Tác hại của trường phái này là chúng ta đẩy trẻ tới cực đoan . Một là trẻ sẽ trở thành một người chỉ biết cúi đầu làm theo mệnh lệnh, mất sự sáng tạo, hai là trẻ sẽ phản kháng lại chúng ta khi trẻ đủ lực (ở Mỹ, các trẻ thường đợi đủ 18 là biến ra khỏi nhà để khỏi nghe ông bô bà bô ra lệnh).
Nếu trẻ phản kháng, chúng ta sẽ mất rất nhiều thì giờ kiềm chế trẻ, còn như trẻ đợi lúc lớn mới phản khác thì lúc đó trẻ khoảng 19 tuổi, chưa phát triển đầy đủ bộ oc' giám đốc như nói ở bài 1, do đó trẻ sẽ phạm các lỗi lầm tai hại cho cuộc đời của chúng sau này .
Nếu trẻ cúi đầu nghe lệnh, sau này trẻ lớn lên sẽ đi làm ra sao? Chúng sẽ chỉ đợi người khác nói cho biết phải làm gì ? Chúng có đủ kỹ năng để phản biện đồng nghiệp hay xếp không ?
Không phải là một sự tình cờ mà các nhà giáo dục học và nhà quản trị học đã chứng minh rằng các trẻ được giáo duc theo kiểu này, thường không thành công trên đường đời . Và một điều thú vị khác là phần lớn các phụ huynh chọn cách này giáo dục trẻ, thì lúc nhỏ họ cũng đã được cha mẹ họ giáo dục họ như vậy . Tư duy của họ là tôI sẽ làm một cách máy móc những gì cha mẹ tôi nói tôi làm, và khi tôi có quyền làm cha mẹ, tôi cũng sẽ nói con tôi làm một cách máy móc như vậy .
Điều này không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn chối bỏ trường phái Độc đoán . Trong một số trường hợp nhất định, cha mẹ không có thì giờ hoặc trẻ chưa đủ nhận thức, thì độc đoán là cách hiệu quả tạm thời .
2) Trường phái Thả lỏng: Muốn làm gì thì làm, miễn là đừng quá đáng. Cho tự do nhưng không đưa ra trật tự
Đây cũng là một trường phái nhiều cha mẹ chọn vì họ tin rằng "gia đình mình gia giáo, con mình không thể hư được" hoặc "cho nó học trường nhà giàu, chơi với bạn tốt là xong". Trong những năm đi dạy học, tôi đã chứng kiến tại San Jose trẻ nhà nghèo hư theo kiểu nhà nghèo, và trẻ nhà giàu như theo kiểu nhà giàu . Kiểu nào cũng đáng sợ như nhau cả . Và khi cha mẹ được gọi lên, phần lớn họ đều phản ứng tiêu cực theo kiểu "làm sao con tôi có thể làm thế được"?
Nguy hiểu của "miễn là đừng quá đáng" là trẻ không nhận ra được ranh giới và ngày càng trượt xa. Bâ't cứ xã hội nào cũng có luật lệ, và nếu cha mẹ không đứng ra nói với con "đủ rồi, đừng lấn tới nữa" thì một ngày nào đó xã hội/luật pháp sẽ đứng ra nói thay cho cha mẹ . Và lúc đó thì luật pháp công minh, sẽ không bỏ qua như cha mẹ sẵn lòng bỏ qua cho con cái . Lúc đó hậu quả của việc làm dại dội sẽ được xã hội ghi lại, sẽ ảnh hưởng tương lai của trẻ, và trẻ sẽ mất thời gian dài để xoá đi cái hậu quả đó . Ví dụ như trẻ mướn xe ô tô đi đua và tông xe, lúc đó các công ty bảo hiểm sẽ ghi vào hồ sơ, và trẻ sẽ phải đi học lái xe, sẽ mang phốt trong bằng lái, sẽ phải trả rất nhiều tiền để mua bảo hiểm ...
3) Trường phái Dung hòa quan niệm cho trẻ tự do trong 1 khuôn khổ cho phép, và khuôn khổ này sẽ ngày càng được nới rộng ra nếu trẻ chứng minh chúng đủ sức quản lý được mình trong khuôn khổ đó .
Trường phái này đòi hỏI cha mẹ bỏ thêm thì giờ cho con để cùng đạt tới sự đồng thuận khi cần thiết, tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau . Khác với trường phái Độc đoán, trường phái Dung hòa không chủ trương phải "đánh bại" con mình để chúng nghe lời . Có ai muốn con chúng ta là những kẻ thất bại đâu phải không các bạn ?
Gọi là Dung hoà vì nó vay mượn từ nhiều trường phái khác . Ví dụ như trẻ hút thuốc, chúng ta sẽ độc đoán nói rằng "không được hút" chứ không phải ngồi tranh luận, chứng minh tại sao hút thuốc hại . Khi trẻ xin đi chơi quá 9h đêm, chúng ta sẽ *không* độc đoán nói "không được đi" mà sẽ nói là "ở tuổi này, khuôn khổ của con là 9h. Sau này con trưởng thành hơn, con sẽ được đi khuya hơn".
Trước khi đi vào phần dạy trẻ trách nhiệm, chúng ta sẽ giả định rằng mọi người đồng ý sử dụng phương pháp Dung hòa để giáo dục trẻ .
Phi
Special Ed.