TK có hết không? Chẳng lẽ con tôi đi học suốt đới?TK là rối loạn, không phải bệnh. Vì thế TK cần can thiệp suốt đời, nhưng điều này không có nghĨa là trẻ TK phải đi học trường chuyên biệt cả đời. Tôi đã chia sẻ trong hội thảo các trường hợp học trò của chúng tôi tại California nay đã trên 18... Họ đi làm, sinh sống ra sao ... Dưới ánh mắt của chuyên gia, họ là những người TK vẫn còn có rối loạn. Dưới ánh mắt của xã hội, họ "hết" TK vì nhiều người sinh hoạt bình thường, có công ăn việc làm .
Dưới đây là bức thư 1 phụ huynh viết cho chúng tôi vào tháng 9, tôi xin phép gỡ tên bé và đăng lại 1 phần.
Chào chị Tường Anh, anh Phi, anh Thiện và các anh chị chuyên gia cùng các cô giáo trường Ban Mai,
Bé XXX ... tiến bộ thấy rõ về ngôn ngữ:
- Có thể phát âm và nhận biết nhiều từ (bố, mẹ, áo, quần...) và đếm từ 1 - 10
- Nhận biết nhiều thứ về cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay, chân...
- Bé ăn được nhiều thứ rau củ, trái cây...
Gia đình rất vui mừng và trút được nỗi lo rất lớn. Đồng thời, vợ chồng cũng cảm thấy may mắn vì trường Ban Mai open kịp lúc để giúp bé (nghĩ đi nghĩ lại, không biết nếu không có trường Ban Mai, vợ chồng em tha bé đi đâu, tìm ai để giúp bé khắc phục vấn đề đây???).
Vậy câu trả lời ngắn gọn là: TK cần can thiệp suốt đời, nhưng với phương pháp can thiệp đúng đắn, phần lớn trẻ TK không cần phải tới trường học suốt đời. Các học sinh TK cũng không tiê'n bộ đồng đều như nhau: có em đi nhanh về nhanh, có em đi sau về trước .
Sao có quá nhiều phương phápGiới chuyên môn trong giáo dục, ví dụ nhưng các chuyên gia làm việc cho chính phủ, các cơ quan nghiên cứu bất vụ lợi, họ sẽ dùng chữ evidence-based để loại trừ . Evidence-based tức là phuong pháp phải có chứng cớ khoa học, dựa trên số liệu cụ thể có thể chứng minh được . Anh không thể dạy kèm 1 em thi đậu đại học, rồi sau đó gắn bảng "Dạy kèm, 100 phần trăm đỗ đại học năm rồi".
TEACCH vẫn đứng vững như là phương pháp có chứng cớ khoa học, được áp dụng trên hầu hết néu không muốn nói là toàn bộ trường công lập chuyên biệt tại Hoa Kỳ. Nếu bạn nói tại sao tôi đã thử TEACCH nhưng không thành công, điều đầu tiên tôi đoán sẽ là: Bạn biết TEACCH qua sách vở, không qua thực hành . Như trình bày tại hội thảo, đưa TEACCH vào thực tế cần 1 đội ngũ chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực, là cả 1 dự án lớn, không dễ gì thực hiện được. Điều thứ 2 tôi sẽ nói với bạn là bạn chưa tới California để tận mắt chứng kiến các học sinh TK sinh hoạt ra sao hoặc người TK trưởng thành, học trò của chúng tôi năm xưa, đang sống ra sao.
Tại sao bài học tại Ban Mai lại do chuyên gia soạn mà không phải là cô giáo? Vậy vai trò cô giáo là gì?Sách giáo khoa cho trẻ không Tự kỷ tại Việt Nam hay tại Hoa Kỳ cũng đều do các chuyên gia về giáo dục chứ không phải các thày cô giáo soạn . Vậy tại sao sách dạy cho trẻ TK lại bắt các thày cô giáo chuyên biệt soạn ? Điều đó ngoài khả năng của họ, vì họ được đào tạo để dạy học, không phải để soạn sách .
Tôi có chiếu 1 video cho các cô trường Ban Mai coi về 1 bài khi cô giáo "dụ" 1 bé chuyển từ việc dùng hình "ăn" qua nói chữ "ăn", và sau đó dụ bé nói chữ "ăn bò viên". Trong bài học đó, chữ ăn là EAT, bò viên là MEAT BALL. Chữ EAT vần với MEAT, còn BALL là vần B là 1 vần dễ nói, lại trùng với chữ BALL là "quả bóng" mà bé đã học trong 1 bài học khác trước đó. Nếu không có trợ giúp của chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu như chị Tường Anh, một giáo viên khó có thể soạn các bài nói trên vì họ không đươc đào tạo về ngôn ngữ.
Nhưng sách vẫn chỉ là sách, khi dạy vào thực tế sẽ phải thay đổi, và đó là vai trò rất quan trọng của người giáo viên. Họ là người đi cùng với trẻ trong rừng đang tìm đường ra. Nếu họ không có chuyên môn cao thì sách cũng chỉ là 1 tập giấy có chữ.
Cho tôi 1 lời khuyên về việc tìm trường họcCái khó cho bạn là phải kiên trì nhưng kiên trì đúng chỗ . Kiên trì tuyệt đối thì không nên. Ví dụ như tôi muốn làm tổng thống Hoa Kỳ, thì tôi nên kiên trì hay nên sớm nhận ra ảo tưởng của mình?
(1) Bạn đừng thử quá nhiều phương pháp khác nhau chỉ vì đã thử ABC nào đó không thành công, nên giờ chuyển qua 123.
(2) Bạn phải kiên trì với 1 phương pháp và 1 trường học bạn chọn .
(3) Bạn phải mau chóng nhận ra rằng ngôi trường hiện tại có thích hợp cho con mình hay không?
Đặt (1), (2) và (3) lại với nhau, điều đó có nghĩa là trường phải giải thích cho bạn được tại sao họ dạy các bài học đang dạy. Giá trị lâu dài của bài học đó là gì ? Nó giống như bạn đi học tiếng Anh. Nê'u tôi dạy bạn chỉ cần nói "Hi, how are you" thì bạn lập tức có tiến bộ tức thời, nhưng về lâu dài thì bạn xuống dốc . Còn như tôi dạy văn phạm, tập cho bạn nghe, viết ... thì nó là tiê'n bộ lâu dài .
Hãy đi gặp các chuyên gia tại ngôi trường bạn thích, nói chuyên với họ, nghe họ trình bày. Sau đó bạn nhìn vào học phí . Bạn có thể xin thời khoá biểu của trường để xem là con mình học bao nhiêu tiếng 1 ngày, học những gì . Nếu học phí thâ'p nhưng bé phải đi học thêm, tiến bộ chậm thì bạn nên xét lại vì thời gian là cái bạn không còn nhiều nữa.
Rất nhiều phụ huynh nói tới trường tốt thì đường xa, đi lại khó khăn. Điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, đường xa nhưng biết đích đi tới thì vẫn dễ thở hơn đường gần nhưng mù mịt. Phụ huynh gần đây nhất qua California, họ từng sống ở HN và đã bỏ cơ sở làm ăn lại để đi cho con học. Học sinh tại Ban Mai có em từ Hà nội, Kiên Giang ...
Và điều rất quan trọng khác là hãy nhìn vào đội ngũ giáo viên. Trường học có tôn trọng họ không? Có đầu từ vào họ không? Họ có yêu thích và gắn bó với nơi họ làm việc không?
- Trường học tôn trọng họ, từ việc nhỏ như mua bảo hiểm theo hợp đồng lao động, trả lương đúng hạn ... cho tới các việc lớn như lắng nghe ý kiến của họ, cùng họ giải quyê't các khó khăn, giúp họ phát triển ngành nghề họ chọn . Nếu trường không tôn trọng giáo viên, bạn nghĩ trường sẽ tôn trọng con bạn ?
- Trường có đầu tư vào họ, từ việc nhỏ như mua các dụng cụ học tập họ cần cho tới việc lớn như tổ chức huấn luyện cho họ ? Nếu trường không đầu tư vào giáo viên, bạn nghĩ trường sẽ đầu tư cho con bạn?
- Giáo viên có yêu thích nơi họ làm việc ? Họ có thể có (và nên có) những góp ý, cải cách, nhưng họ nên có sự yêu thích và gắn bó . Không có tình yêu thương cho công việc và con người, chúng ta không thể làm việc hiệu quả một cách lâu dài được.
(còn tiếp)