Khả năng suy luận

| Print |


Tác gi: Annetta Miller, familyfun.go.com
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh

Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Trị Liệu, ConCủaMẹ.com 

 

Khó khăn trong khả năng suy luận là hình thức thường thấy nhất trong phổ khuyết tật học tập. Các em học sinh có vấn đề về trí suy luận sẽ khó khăn trong bất kỳ một lãnh vực nào liệt kê sau đây, hoặc khó khăn trong hơn một lãnh vực: 

 

 

Rối loạn trí suy luận không bỗng dưng mà xuất hiện ở những năm đầu tiểu học; chúng thường là sự tiếp nối của rối loạn ngôn ngữ của tuổi thơ. Trẻ em có khó khăn về khả năng phân biệt âm ngữ từ nhỏ có thể gặp khó khăn về đọc và chính tả khi vào tuổi đi học.

 

Lisa Strick và Corinne Smith, đồng tác giả cuốn Hướng Dẫn cho Phụ Huynh về Khuyết Tật Học Tập, đưa ra bảng dò để bậc cha mẹ có thể xác định xem con mình có khiếm khuyết ngôn ngữ không. Rất bình thường nều các em biểu tỏ một vài thái độ trong danh sách này, nhưng chuỗi biểu hiện bất biến có thể là dấu chỉ của khuyết tật ngôn ngữ.

 

Không có phương cách đơn thuần nào để thẩm định rối loạn trí suy luận, theo như bà Mona Thomas, phát ngôn viên Hiệp Hội Tiếng Nói – Ngôn Ngữ - Thính Giác Hoa Kỳ tại Rockville, Maryland. Phần thẩm định có thể là chính thức hay không chính thức, và có thể gồm nhiều loại bài khám đã được phổ thông hóa, trực tiếp quan sát trẻ chơi và giao tế với người chăm sóc; báo cáo của cha mẹ, giáo viên, y sĩ; và tổng hợp những phân tích chi tiết của mẫu ngôn ngữ. Có thể cần có nhiều lần khám cũng như tiếp tục khám để thu thập đầy đủ chi tiết hầu đưa ra chẩn bệnh chính xác.

 

Trẻ em đã được chẩn có khó khăn về trí suy luận thường là cần đến ngôn ngữ trị liệu. Ngày nay các chuyên viên tin rằng khi chậm phát triển ngôn ngữ được nghi vấn, trị liệu nên bắt đầu ngay khi có thể. Trong một số trường hợp, trẻ không bám đựơc chuẩn phát triển, phần trị liệu nên được bắt đầu từ khi trẻ học nói.

 

Hiệp Hội Tiếng Nói – Ngôn Ngữ - Thính Giác Hoa Kỳ đề nghị phụ huynh hỏi những câu sau đây khi tìm chuyên viên ngôn ngữ trị liệu cho con mình:

 

Chú thích của người dịch:

  1. Trẻ nghe nhập nhòa theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia: “Bé ngồi lòng bà” và “Bà ngồi lòng bé.”
  2.  Nhầm lẫn những chữ tương tự trong tiếng Việt có thể là nhầm giữa bột/cột, công chính/ông lính, chính tả/dịch tả…

ConCuaMe/Cùng Nhau Vượt Khó cũng đề nghị phụ huynh hỏi về những cách để cập nhật trình độ của trẻ (hầu có thể điều chỉnh phương cách chữa trị cho thích hợp), cách đo lường tiến bộ của trẻ (để bảo đảm là phương cách chữa trị đang sử dụng mang lại hiệu quả), cách hỗ trợ để các thành viên trong gia đình (ông bà cô chú…) hay cộng đồng (thầy cô, bạn bè…) hiểu và cùng hỗ trợ trẻ.

 

ConCuaMe.com