Tìm nguyên nhân tại sao bé sợ/thích/ghét...

| Print |

                                    Biểu đồ xương cá

 

Ai nên đọc bài này? Nếu bạn muốn biết tại sao bé sợ trời mưa, tại sao bé thích ngủ dưới đất, v...v... bạn nên đọc bài viết này.

Bài này giúp bạn truy tìm nguyên nhân cho một hiện tượng nào đó, ví dụ như truy tìm nguyên nhân tại sao bé sợ trời mưa. Một khi biết được nguyên nhân, bạn có thể giúp bé hết/bớt sợ trong hiện tại và ngăn ngừa trong tương lai. Còn nếu như bạn biết tại sao bé thích ngủ dưới đất, bạn sẽ biết cách dạy cho bé ngủ trên giường they ý mình muốn. 

 

Để truy tìm nguyên nhân cho một hiện tượng nào đó, chúng ta sẽ dùng Biểu đồ xương cá. Biểu đồ này liệt kê 7 nguyên nhân tổng quát như sau:

  1. Âm thanh
  2. Ánh sáng
  3. Môi trường
  4. Mùi
  5. Vị
  6. Xúc giác
  7. Bản thân

Mỗi nguyên nhân tổng quát trên lại được liệt kê chi tiết hơn. Ví dụ như nguyên nhân Âm thanh được chia nhỏ thành các mục như sau

Âm thanh

Nguyên nhân

Lý do

Dai dẳng

Âm thanh dai dẳng, ví dụ như tiếng tông đơ chạy đều đều, hay tiếng mưa rả rích

Bùng lên

Âm thanh thỉng thoảng bùng lên, ví dụ như tiếng mưa rả rích, lâu lâu chợt bùng to lên

To

Âm thanh to, ví dụ như sấm sét lúc mưa, hay tiếng mưa đập vào mái tôn

Tần số

Âm thanh tần số cao hay thấp, ví dụ như tiếng gió rít qua khe cửa khi trời mưa, hay tiếng sấm ầm ì

 

Cách truy tìm rất đơn giản. Đầu tiên bạn tự hỏi “hiện tượng” mình muốn truy tìm nguyên nhân là gì? Ví dụ như “hiện tượng” là bé sợ trời mưa, vậy việc phải làm là truy tìm nguyên nhân tại sao bé sợ. Dùng 7 bảng (Âm thanh, Ánh sáng, Môi trường, Mùi, Vị, Xúc giác, Bản thân), bạn sẽ động não tìm các sự việc liên quan tới các nguyên nhân. Ví dụ như trong phần Âm thanh/Dai dẳng, bạn sẽ liệt kê tất cả các sự việc liên quan tới âm thanh dai dẳng (tiếng mưa dai dẳng, tiếng nước chảy vào máng xối dai dẳng, tiếng máy bơm nước trong nhà dai dẳng bơm nước ra ngoài đường...)

 

Sau khi liệt kê tất cả các sự việc liên quan, bạn sẽ tìm cách khống chế các nguyên nhân đó, rồi quan sát xem bé có còn sợ nữa hay không. Ví dụ như để khống chế tiếng mưa dai dẳng, bạn có thể cho bé đeo noise-canceling headphone, hoặc cho nghe nhạc (bài nhạc bé thích), hoặc nút lỗ tai lại. Bạn sẽ phải khống chế tất cả các nguyên nhân và quan sát xem bé có còn sợ trời mưa không. Nếu bé hết sợ, bạn phải làm gì kế tiếp? Bạn có muốn thử khống chế từng nguyên nhân một (thay vì tất cả các nguyên nhân) để xem bé sợ gì không? Hay bạn không quan tâm, chỉ cần biết là nếu khống chế tất cả các nguyên nhân cùng một lúc thì bé hết sợ.

 

Hãy xem một ví dụ cụ thể. Giả sử như bạn nút lỗ tai bé lại, đóng cửa buông rèm xuống để ánh sáng sét không lọt vào, và bé hết sợ. Vậy bạn có muốn thử vén màn lên xem bé sợ vì ánh sáng không? Hay mở nút lỗ tai ra xem bé sợ vì tiếng động? Bạn có muốn dùng phương pháp loại trừ để xem bé sợ vì nguyên nhân gì?

 

Việc này liên quan tới cách bạn khống chế các nguyên nhân. Nếu đi bất kỳ đâu, gặp mưa bạn cũng có thể khống chế tất cả các nguyên nhân, thì có lẽ bạn không cần phải loại trừ. Nhưng trong trường hợp bạn chỉ có thể khống chế được một vài nguyên nhân, bạn nên loại trừ để biết nguyên nhân chính. Xin lưu ý rằng việc bạn loại trừ sẽ làm cho bé bị stress, nên nếu không đáng làm, xin đừng làm. Và cũng xin lưu ý nhiều khi không có một nguyên nhân chính duy nhất, mà phần lớn là nhiều nguyên nhân con hợp lại gây ra hiện tượng.

 

Tóm lại, các bước truy tìm nguyên nhân là:

  1. Coi hiện tượng là gì.
  2. Trong mỗi nguyên nhân chính, điền vào bảng các nguyên nhân con.
  3. Tìm cách khống chế tất cả các nguyên nhân con, quan sát xem có ảnh hưởng tới hiện tượng hay không. Nếu không có kết quả, mở rộng, triển khai các nguyên nhân con trong 6 nguyên nhân chính, lập lại bước 2.
  4. Quyết định xem có đáng để dùng phương pháp loại trừ để tìm nguyên nhân chính không.

 

 

 

 

 

Ví dụ: Tại sao bé sợ trời mưa?

Chúng ta hãy cùng nhau thực tập tìm lý do tại sao bé sợ trời mưa. 

 

Bước 1: Hiện tượng là gì? Sợ trời mưa

Bước 2: Điền vào các bảng nguyên nhân

Âm thanh     Nguyên nhân Lý do

Dai dẳng

Tiếng mưa dai dẳng

Bùng lên

Mưa nhỏ nhưng thỉng thoảng bùng to lên làm bé giật mình

To

Tiếng mưa, sấm/sét to

Tần số cao

Tiếng gió rít qua cửa


Ánh sáng  Nguyên nhân Lý do

Loá

Sét lóa sáng

Bóng

 

Nhấp nháy

Sét nhấp nháy sáng

Góc đèn chiếu vào mắt

 

 


Môi trường Nguyên nhân Lý do

Lạ

Mưa nên mẹ đóng cửa sổ, làm phòng trở nên lạ lẫm

Quen

 

Gọn gàng

Mưa nên mẹ mang quần áo vào phòng, gây mất gọn gàng

Chật

 

Nhỏ, hẹp

 

Rộng

 

Đông

 

Vắng

Mưa làm ngoài đường vắng người

 

 Mùi   Nguyên nhân Lý do

Thơm

 

Thối

 

Nồng

Mùi hơi nước nồng trong không khí

 

 Vị  Nguyên nhân Lý do

Nóng

 

Lạnh

 

Ngọt

 

Chua

 

Cay

 

 Xúc giác Nguyên nhân Lý do

Cứng

 

Mềm

 

Nóng

 

Lạnh

Mưa làm trời lạnh

Hạt lớn

 

Hạt nhỏ

 

Trơn

Mưa làm nền nhà trơn

Nhám

 

Nhũn

 

Ướt

Nền nhà, đồ vật ẩm ướt

Rung

Sấm sét làm nền nhà rung. Mưa làm mái tôn rung...

Gai

 

 

Bản thân

            Sợ sấm sét đánh vào nhà

            Sợ mưa ngập làm chết đuối

            Sợ mưa làm sập mái nhà

            vân vân

 

Với nguyên nhân <Bản thân>, bạn phải dùng kỹ thuật phân tích, ví dụ như cho đọc sách về sấm sét, nghe kể chuyện về mưa, v...v... Giải thích cho bé biết mưa cũng có thể có lợi, ví dụ như nước tưới đồng lúa, làm ngập hồ ao cho cá bơi... Một kỹ thuật liên quan là “làm cho quen dần” (desensitize) mà chúng tôi sẽ nói thêm ở một bài khác, đại loại là làm cho bé quen dần với hiện tượng, bớt nhạy cảm và bớt sợ. 

 

Bước 3: Khống chế các nguyên nhân

 

Nguyên nhân

Thử khống chế

Tiếng mưa dai dẳng

Đeo noise-canceling headphone, đeo headphone nghe bản nhạc bé thích

Mưa nhỏ nhưng thỉng thoảng bùng to lên làm bé giật mình

Nút tai chống ồn. Dùng thời khoá biểu PAXT cho bé biết thỉnh thoảng sẽ có tiếng bùng lên

Tiếng mưa, sấm/sét to

Nút tai chống ồn. Dùng thời khoá biểu PAXT.

Tiếng gió rít qua cửa

Nút khe cửa bịt tiếng rít

Sét lóa sáng

Nút khe cửa, mở đèn sáng (coi chừng ánh đèn, góc chiếu làm bé sợ)

Sét nhấp nháy sáng

Nút khe cửa

Mưa nên mẹ đóng cửa sổ, làm phòng trở nên lạ lẫm

Đóng cửa sổ nhưng buông rèm xuống, hoặc cho bé ngồi quay vào trong coi tivi...

Mưa nên mẹ mang quần áo vào phòng, gây mất gọn gàng

Mang quần áo sang phòng khác

Mưa làm ngoài đường vắng người

Đừng để bé nhìn ra ngoài đường

Mùi hơi nước nồng trong không khí

Đóng chặt cửa trước khi trời mưa

Mưa làm trời lạnh

Mở điều hòa

Mưa làm nền nhà trơn

Giữ nền nhà khô ráo, hoặc cho bé lên giường ngồi

Nền nhà, đồ vật ẩm ướt

Giữ nền nhà khô ráo, hoặc cho bé lên giường ngồi

Sấm sét làm nền nhà rung. Mưa làm mái tôn rung...

Chơi trò chơi “mưa to”, giả làm tiếng mưa, làm sấm sét, làm rung giường để bé quen với cảm giác bị rung

Sợ cho bản thân

Cho đọc sách, nghe kể chuyện về trời mưa. Cho bé thấy 2 mặt của vấn đề (lợi/hại của mưa). Cho bé quen dần (desensitize).

 

Bước 4: Nếu việc khống chế tất cả các nguyên nhân có kết quả, bạn quyết định xem có nên áp dụng phương pháp loại trừ không.

Nếu bạn thử khống chế các nguyên nhân mà không thấy có kết quả, bạn cần làm lại từ đầu, thử truy tìm các nguyên nhân, lý do mới và thử lại cho đến khi có kết quả. Chúc bạn kiên nhẫn, bền chí và may mắn. 

 

Chú thích:

Biểu đồ xương cá, còn gọi là Fishbone diagram hay Biểu đồ Ishikawa do Giáo sư người Nhật Kaoru Ishikawa sáng chế vào thập niên 1960 để truy tìm nguyên nhân, kiểm tra chất lượng cho các xưởng đóng tầu Kawasaki. Biểu đồ xương cá sau đó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, chất lượng dịch vụ... ConCủaMẹ áp dụng biểu đồ xương cá vào lĩnh vực Giáo dục đặc biệt/Tự kỷ để giúp PH/GV truy tìm nguyên nhân tại sao bé thích/ghét/sợ... – nguyên nhân cho một hiện tượng nào đó.

 

Chúng ta nên cùng nhau cải tiến Biểu đồ xương cá để giúp các PH/GV truy tìm nguyên nhân tốt, nhanh hơn. Xin gửi ý kiến, đóng góp, cải tiến về This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it để ConCủaMẹ tiếp tục cải tiến, đăng tải các bản tốt hơn.

 

Xin các bạn cùng nhau thảo luận đề tài này tại đây http://www.concuame.com/forum/viewtopic.php?f=8&t=311

 

Thạc sĩ Nguyễn Phi

Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh 

ConCủaMẹ.com