Gợi ý về ngôn ngữ trị liệu

| Print |

Tác giả: Gray Miller, trích Autism.lovetoknow.com,
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh, M.A, Ngôn Ngữ Trị Liệu
 

 Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Trị Liệu, ConCủaMẹ.com

 

Vì phổ khó khăn các em kinh qua về truyền thông, không có gì ngạc nhiên nếu có rất nhiều gợi ý về trị liệu ngôn ngữ dành cho các em TK. Đặc biệt khi các em được chẩn định và can thiệp từ tuổi thơ, bài viết này có thể hữu dụng trong quá trình  các em phát triển thành những người trưởng thành khỏe mạnh.

 

Mục Tiêu

Hiệp Hội Nghiên Cứu Quốc Gia (Hoa Kỳ) đã thảo bốn mục tiêu cho quá trình trị liệu ngôn ngữ:

 

 

  1. Chữa trị sớm (trong đời trẻ) và chữa trị thường xuyên là tốt nhất.
  2. Chữa trị nên dựa nên những lãnh vực thực tế cho đời sống của trẻ.
  3. Khả năng tự ứng nên được khuyến khích khi mà khả năng truyền thông phát triển.
  4. Mỗi kỹ năng nên được ứng dụng vào nhiều tình thế trong cuộc sống của trẻ.

Đã có những mục tiêu như thế, các phương thế để đạt đến mục tiêu sẽ rất đa dạng. Có phương pháp liên quan việc đến gặp các chuyên viên (có bằng hành nghề) trong khi một phương pháp khác có thể có các lần chuyên viên đến nhà. Phương pháp thứ nhì thường có hiệu lực hơn vì không phải đưa trẻ đến một môi trường không quen thuộc và vì thế có thể chú tâm hơn trên phương pháp điều trị. Tuy nhiên, những lần chuyên viên đến nhà riêng là phương pháp tốn kém tài chánh.

 

Sự đa dạng của những sáng kiến trị liệu ngôn ngữ dành cho các em TK

Có rất nhiều dạng nhóm khác nhau, qua đó các bài trị liệu ngôn ngữ có thể được phân chia. Những bài trị liệu chú trọng trên 4 lãnh vực chính mà thường các em TK thường có khó khăn:

 

Không lời

Việc sử dụng cử điệu, tư thế thân thế, hay biểu cảm mặt để truyền thông là phần chủ yếu của tương tác con người. Tiếng câm dùng tất cả những điểm trên đây và đặc biệt vô cùng hữu dụng với trẻ dưới 3 tuổi. Một hình thái khác của trị liệu với ngôn ngữ không lời (hay thích hợp là ngôn ngữ trứơc khi trẻ biết nói) là “bắt chước” khi mà chuyên viên dùng miệng của mình để hình thành chữ mà không nói thành âm, rồi khuyến khích trẻ bắt chước những hoạt động của bắp thịt.

 

Cũng có nhiều phương pháp đầy tính kỹ thuật tinh tế dành cho trị liệu ngôn ngữ  không lời. Nổi bật nhất có lẽ là Hệ Thống Truyền Thông Dùng Hình (Picture Exchange Communication System – PECS) Được phát triển bởi nhóm Pyramid Educational Consultants, hệ thống này dùng hình vẽ và hình ảnh để khởi phụ truyền thông. Với chú trọng trên khả năng “tự gợi” khi truyền thông, hệ thống này được sử dụng bởi cả trẻ em lẫn người trưởng thành nào có khó khăn truyền thong trên toàn thế giới.

 

Kỹ năng trò chuyện

Sự phát triển của từ vựng cũng có thể được khuyến khích với sự phụ giúp của những dụng cụ kỹ thuật trong thể loại Dụng Cụ Trợ Âm (Augmentative and Alternative Communication). Với những nhắc nhở từ hình ảnh đơn giản đến chữ viết (tùy vào khả năng học vấn của trẻ) những dụng cụ này sẽ phát thanh chữ (đã thâu âm trước) dựa trên chọn lựa của người sử dụng. Có một hệ thống chữa trị dùng những dụng cụ này qua bàn tay hướng dẫn của chuyên viên để khuyến khích trẻ khám phá âm thanh. AAC đã trở nên rất dễ sử dụng trên thế giới đầy kỹ thuật này, và đây cũng là hình thức rất phổ thông trong ngôn ngữ trị liệu.

 

Những em Asperger thường biết cách sử dụng ngôn ngữ nhưng có khó khăn ở kỹ năng trao đổi qua lại của một cuộc trò chuyện ngoài thực tế. Một số phương pháp ngôn ngữ trị liệu thường phát triển khả năng này bằng cách cộng góp Huấn Luyện Khả Năng Truyền Thông Thực Tế (Functional Communication Training FCT), hình thức huấn luyện dùng những khen thưởng tích cực nhằm khích lệ tính hỗ tương trong trò chuyện. “Lời gợi ý” với những câu chuyện ngắn dậy về khả năng giao tế, và cho trẻ những ví dụ về những cuộc trò truyện thích hợp.

 

 Khả năng giao tế trong ngôn ngữ

Một khó khăn khác nơi trẻ Asperger là thử thách khi phải biết khi nào thì một cuộc chuyện trò, ngay cả lời chào thăm rất căn bản, trở nên thích hợp. Khả năng giao tế trong ngôn ngữ dậy cho trẻ những hỗ tương xã hội nào được văn hóa chấp nhận như “con xin lỗi” và những yếu tố khác nữa. Những người cố vấn trẻ sẽ giao tế với trẻ trong các tình thế thật. Họ được huấn luyện về kỹ thuật và giải pháp để đối phó với những khó khăn có thể phát sinh, cũng như những phương cách khuyến khích trẻ tham gia. Lãnh vực cũng rơi vào chiếc dù của Biện Pháp Can Thiệp Phát Triển Quan Hệ (Relationship Development Intervention RDI), một chương trình có bản quyền dựa trên niềm tin rằng các cá nhân tự kỷ có thể có những liên hệ tình cảm thật nếu các em được gặp gỡ, chung đụng với chúng mỗi ngày một chút trong thể cách có hệ thống.

 

Ý niệm

Ngôn ngữ trừu tuợng là thử thách cho những ai có rối loạn TK. Lối nói đầy hình ảnh chỉ được hiểu theo nghĩa đen, và các ý niệm như “nhiều”, “tự do,” “công bằng” là khó hiểu. “Những câu truyện xã hội” được dùng để dậy về khả năng giao tế xã hội, và cho trẻ thấy thí dụ về những cuộc giao tế thích hợp. Ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp thiết dựng hiểu biết về các ý niệm trong cách mà trẻ TK có thể dùng trong các cuộc trao đổi trò chuyện hàng ngày.

 

Trên đây chỉ là  một vài thí dụ về trị liệu ngôn ngữ mà nghiên cứu đã chứng minh là có hiệu quả trong việc huấn trị của em TK. Khi kỹ thuật và các phương án mới được phát triển thêm, sẽ có nhiều nhiều nhiều hơn hy vọng để trẻ TK và gia đình các em vượt qua khó khăn về truyền thông.

Retrieved from "http://autism.lovetoknow.com/Speech_Therapy_Ideas_for_Autistic_Children"
Initial Author: Gray Miller

 
ConCuaMe.com