Sinh hoạt cho trẻ TK

| Print |

Tác giả: Susie McGee,                                                     
Lược dịch: Nguyễn Tường Anh                                                          
Trích từ http://autism.lovetoknow.com

Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Trị Liệu, ConCủaMẹ.com

Đan xen những sinh hoạt vào thời khóa biểu hàng ngày của trẻ tự kỷ là điều thiết yếu để một bé TK phát triển về cả trí lẫn sức.

 

Những điều cần để ý khi soạn thảo các hoạt động cho trẻ TK

Trẻ TK thích những sinh hoạt mang tính thách thức mà lại vui để các em có thể tham gia mỗi ngày. Nhưng các em có cần phải tham gia tất cả mọi hoạt động mà các trẻ khác chơi hay không? Dĩ nhiên là không, tuy nhiên có nhiều lắm những hoạt động mà các em thích. Trước khi mong đợi con mình xông vào tham gia với bạn bè, hãy chú ý những điểm sau đây:

 

Sinh hoạt cho trẻ TK phải vui và hấp dẫn, nhưng nếu chúng bắt đầu trở thành nguyên nhân khiến các em giận dữ, phúc lợi của sinh hoạt trở thành số zero.

 

Chọn sinh hoạt cho trẻ TK

Khi chọn, hãy để ý đến khả năng, sở thích của các em.

 

*Những hoạt động liên đới đến giác quan - Những trò chơi cần đến ngũ quan thường đựơc các em yêu thích. Bạn thử chơi trò thám tử với bé mà xem. Bạn mô tả một vật gì đó ở chung quanh, và xem bé có tìm ra đó là vật gì không, có gọi tên đựơc không.

 

* Nhạc và thơ - Trẻ con thường hát, thích thơ, và thích nghe những bài hát bài thơ ấy lập lại. Hãy chọn nhiều bài hát hay bài thơ để dậy cho bé, và lập lại mỗi ngày. Bạn cũng có thể kèm thêm cử động theo bài hát như nhảy, cò cò… theo nhịp điệu.

(Lời người dịch: bài đồng dao Vỗ tay vỗ tay bà cho ăn bánh… cùng những điệu vỗ tay, vỗ lên miệng, vỗ lên đầu… rất thích hợp ở đây).


* Thể dục thể thao – Tìm ra môn thể thao mà bé thích có thể là cánh cửa mở ra thế giới cho bé. Trong nhiều trường hợp, những môn thể thao mà người chơi đến gần nhau như đá banh có thể làm các em TK không thoải mái, nhưng những môn chơi riêng như golf, khúc côn cầu, hay ngay cả câu cá có thể được yêu thích. 

 

 * Nghệ thuật - Trẻ TK thích nghệ thuật. Các em biểu hiện điều này qua các môn đóng kịch, vẽ, hát, chơi nhạc cụ… Hãy khuyến khích khả năng này càng nhiều càng tốt..

 

Cuối cùng, hãy nhận biết rằng một bé TK có thể không biết chính xác sở thích của mình là gì, vì thế mọi thứ tùy thuộc vào bạn để giới thiệu với bé nhiều lãnh vực sở thích. một khi bé đã tím ra một sở thích, bé sẽ không ngại gì mà nói với bạn rằng bé muốn được làm thế. Hãy khuyến khích bé, và tạo cơ hội cho bé cùng sinh hoạt với bạn bè. Đây là phương cách tuyệt diệu chẳng những chỉ khuyến khích bé thăng tiến một tài khéo mà còn là cơ hội cho bé học khả năng giao tế.

 

ConCuaMe.com