Anh/em của các bé TK

Print

Người ta thường nói "tôi  có cháu TK, còn cháu kia 'bình thường'". Thật ra, các anh/chị/em của các bé TK cũng chẳng "bình thường" vì các cháu phải đối mặt với các vấn đề như:

Bậc cha/mẹ phải lo lắng cho bé TK, nhưng xin đừng quên tâm lý các anh/chị/em bé TK.

BS Raun Melmed khuyên nên cho các trẻ tham gia vào việc điều trị cho bé TK, cụ thể như cho chúng theo bé TK khám bệnh, giải thích về căn bệnh... Việc chữa trị cho bé TK bao gồm cả các anh/chị/em của bé trong nhà, đừng để các cháu còn lại bị ảnh hưởng tâm lý.

Việc các cháu có tâm lý tiêu cực và hoang mang về anh/chị/em bị TK là bình thường. Các phụ huynh nên các trẻ đó biết rằng bố/mẹ hiểu những gì chúng đang phải chịu đựng, và những tâm lý đó ai cũng gặp phải.

 

Tại sao không chơi với con?

Bé An 7 tuổi, có anh là Hoàng 11 tuổi bị TK. Bé thường hỏi: "Tại sao anh Hoàng không chơi với con? Anh ấy chỉ thích chơi máy điện toán một mình. Và khi thua, anh ấy bực bội và không muốn chơi gì nữa".

Bố/Mẹ bé An: Trong tương lai, có thể anh Hoàng sẽ chơi với con một cách nào đó riêng của anh ấy. Còn bây giờ thì anh ấy chỉ có thể chơi một mình được thôi. Con thử tìm xem có trò chơi gì mà 2 anh em có thể chơi chung với nhau không.

 

Không công bằng chút nào!

Có trẻ giả vờ bệnh, hoặc làm to chuyện bị ngã... để bố/mẹ chú ý tới mình hơn, giống như kiểu "con thì chết đến nơi rồi mà không ai quan tâm, bố/mẹ chị lo cho anh ấy thôi".

Phụ huynh nên tạo một khoảng thời gian riêng cho các trẻ còn lại trong nhà, đơn thuần chỉ là lúc 2 mẹ con ngồi nói chuyện, hay mẹ dẫn con đi chợ. Tìm một sở thích nào mà phụ huynh thích và hay làm, ví dụ như trồng cây sau nhà, rồi 2 mẹ con cùng làm. Đừng để bé có cảm tưởng bị bỏ rơi.

 

Con sợ lắm!

Nhiều bé TK nóng tính làm cho các em trong nhà sợ, mà phụ huynh thì đâu thể suốt ngày ngồi trông con. Nhiều khi không phải bé TK hung hăng, mà chỉ là bé không biết thôi. Ví dụ như có bé thích ôm em, nhưng ôm chặt quá làm em sợ.

Dành riêng một góc trong nhà cho bé ra ngồi mỗi khi bố/mẹ phải "trị" bé TK. Đồng thời phải dạy cho bé TK biết biết nói ra điều mình suy nghĩ , ví dụ như "con muốn ngồi một mình, đừng để em của con quấy rầy con, con sẽ bực mình đấy".

 

Anh ấy làm con quê quá!

Có anh/chị/em bị TK, các bé cảm thấy quê là chuyện bình thường, đừng quan trọng hoá và rầy la các cháu.

Hãy dạy cho bé biết đứng ra bảo vệ anh em trong nhà. "Ừ, anh Hoàng là anh của mình. Đừng trêu cợt anh ấy như vậy. Mỗi người có một cách học và cách sống khác nhau".

Còn như không được như vậy thì cũng đừng để bé bị mặc cảm, hãy giải thích cho bé biết mỗi người có cách học hành, cách sống, cách vui chơi khác nhau. Anh Hoàng của bé đang có khó khăn học theo cái cách không phải của anh ấy...

 

Con cảm thấy giống như đang làm người lớn vậy!

Tiên 15 tuổi có em 4 tuổi bị TK. Tiên thường than vãn: mình giống như người mẹ thứ 2 trong gia đình vậy đó, cái gì mẹ cũng bắt mình lo. Còn Liên thì nhỏ hơn anh mình 2 tuổi, và anh của Liên bị TK. Liên thường than vãn: Con nhỏ hơn mà sao cứ bắt con phải lo cho anh ấy vậy?

Phụ huynh nên để các bé học trách nhiệm trong nhà, nhưng đừng để trách nhiệm đó vượt quá tuổi của bé. Nói cho bé biết rằng: Việc con lo cho anh/em của con rất tốt, và con cũng là con của bố/mẹ. Vì anh/em của con chưa thích nghi được nên con phải giúp anh/em, nhưng bố/mẹ biết con cũng không thể thay thế bố/mẹ được. Bố/mẹ sẽ vẫn là người phải lo cho anh/em của con.

 

Ngày nghỉ mà sao chán quá.

Ngày nghỉ mà sao chán quá, bắt con chơi với anh ấy cả ngày.

Phụ huynh nên chia ca, cho anh/chị/em, anh/chị/em họ chia nhau chơi với bé TK. Đừng để ngày nghỉ của bé biến thành ngày bé phải "phục vụ" người khác.

 

Trở thành phụ huynh.

Một ngày nào đó bé có anh/chị/em TK sẽ  phải đóng vai bố/mẹ để chăm sóc cho bé TK. Khi bé lập gia đình, anh/chị/em TK có thể sẽ phải sống với bé.

Phụ huynh nên bàn về tương lai, về vấn đề ai sống với ai, tài chính thế nào khi bé đã đủ lớn để hiểu. Đừng để những lo lắng đó nằm sâu trong tâm trí các bé.

 

Tạp chí Time, ConCủaMẹ.com phỏng dịch