Rối loạn khả năng suy luận

Attention: open in a new window. | Print | E-mail

Phương cách yễm trợ để hòa nhập & chấn chỉnh giáo án/giáo huấn nhằm thăng tiến khả năng tiếp thu ngôn ngữ

 

Tác giả: Ann Logsdon, www.about.com,
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh

Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Trị Liệu, ConCủaMẹ.com

Việc yểm trợ nhu cầu của học sinh có rối loạn trí suy luận, khuyết tật trong tiếp thu ngôn ngữ, mù chữ (dyslexia) và tiếp thu âm thanh gồm có:

  • Trình bày tài liệu bằng chữ ngắn, với ngôn từ trực tiếp;
  • Lựơc bỏ những chi tiết không cần thiết hay những gì  mang tính không-không (“Không nên không điền câu số 4”);
  • Tránh loại bài chọn lựa (multiple choice) đòi hỏi phải phân tích ngôn ngữ phức tạp. Thay vào đó, chú trọng trên chi tiết chính và dữ kiện nào cần để nắm bắt chủ đề dậy;
  • Cho học sinh thêm thời gian để nghe, nghĩ, và hình thành ý tưởng riêng đối với những tài liệu các em đọc và nghe trong lớp;
  • Cho phép học sinh thảo luận về bài vở với bạn bè và với giáo viên để các em nắm rõ hơn
  • Dùng các nhắc nhở bằng hình ảnh, chữ viết cũng như các dự án sử dụng kinh nghiệm trực tiếp nhằm cho phép học sinh thâu nhận kiến thức về tài liệu giảng dậy khi các em sử dụng khả năng hình ảnh của mình.

 

Yểm trợ rối loạn Trí Suy Luận – Các phương cách giáo viên và phụ huynh có thể ứng dụng:

  • Thâu lại lời giảng và bài vở để các em nghe lại tại nhà trong lúc làm bài tập ở nhà;
  • Nhờ giáo viên, phụ giáo, bạn học, hay những ai thích hợp viết lại hay giảng lại bài giảng;
  • Đơn giản hóa từ vựng trong bài. Giảng lại bằng cách bỏ đi những từ hay mệnh đề không cần thiết hoặc có không-không;
  • Giúp trẻ tóm ý những gì trẻ đọc rồi viết vắn tắt đại ý bằng những từ dễ hiểu; 
  • Cho trẻ xem mẫu những bài tốt, chỉ ra những điểm phải có đã cộng góp vào chất lượng tốt của bài. Xét lại để bảo đảm trẻ hiểu những yếu tố phân dị bài tệ và bài tốt;
  • Tách bài lớn thành nhiều bước nhỏ;
  • Ghi chú những phần quan trọng nhất trong bài giảng hay bài đọc. Dùng bút tô mầu chúng (highlighter), và viết lại chúng bằng từ đơn giản, chính xác;
  • Thiết lập một hướng dẫn học tập trong đó có từ vựng chính với định nghĩa, gợi ý câu hỏi, và một câu rõ ràng về mục đích học tập của bài đọc đó hay công tác đó;
  • Cho trẻ sử dụng đa dạng những thể thức hình ảnh, chữ viết, video, computer hoặc bất kỳ phương cách nào trong tầm tay để trẻ có thể vận dụng khả năng hình ảnh của trẻ, hầu có thể hiểu bài vở và diễn tả sự hiểu biết của mình; và
  • Cho phép trẻ dùng những thể thức hình ảnh, chữ viết hay các dự án như phương án thay thế cho các bài viết hay bài thuyết trình nếu có thể.
  • Cho phép trẻ dùng những kỹ năng đa giác quan.
ConCuaMe.com