Bé chậm phát triển tiếng nói & ngôn ngữ?

Attention: open in a new window. | Print | E-mail

Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Trị Liệu, ConCủaMẹ.com

Sau đây là bảng ghi mức phát triển bình thường về ngôn ngữ và tiếng nói của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi:

Ở tuổi

Các bé có thể

Mới sinh

Khóc

2-3 tháng

Khóc những lối khác nhau vì nguyên nhân khác nhau; biết u ơ

3-4 tháng

Bập bẹ những nguyên âm và phụ âm đơn giản

5-6 tháng

Bập bẹ nhiều hơn

6-11 tháng

Tiếng bập bẹ và u ơ nghe như bé bắt chước đối thoại của người lớn với lên giọng, xuống giọng

12 tháng

Nói được 1 hay 2 chữ; nhận ra tên mình khi nghe người khác gọi; bắt chước những âm quen thuộc; hiểu một số mệnh lệnh đơn giản

18 tháng

Nói được 5 đến 20 chữ; kể cả tên người thân

Từ 1 đến 2 tuổi

Nói đựơc câu hai chữ; biết nhiều từ hơn; biết vẫy tay chào; biết dùng chữ để bày tỏ ý muốn (nữa, thôi, thêm…); bắt chước tiếng thú vật; hiểu ý chữ “không”

Từ 2 đến 3 tuổi

Biết tên các bộ phận cơ thể; biết xưng “con” thay vì xưng tên; có thể dung động từ và danh từ trong câu; có vốn từ khoảng 450 chữ; biết nói câu ngắn; biết vài mầu sắc; biết “lớn” và “bé”; thích nghe kể lại câu chuyện yêu thích

Từ 3 đến 4 tuổi

Có thể kể chuyện; có thể nói một câu gồm 4 hay 5 chữ; vốn từ khoảng 1000 chữ; biết tên, họ mình; biết tên đường; biết hát một vài bài hát thiếu nhi

Từ 4 đến 5 tuổi

Có thể nói câu gồm 4-5 chữ; biết dùng chữ “đã” hay “rồi” để diễn tả quá khứ; Vốn từ khoảng 1500 chữ, biết phân biệt nhiều mầu sắc, hình thể; hay hỏi “tại sao,” “ai”

Từ 5 đến 6 tuổi

Câu nói dài khoảng 5 đến 6 chữ; vốn từ khoảng 2000 chữ; biết sự vật làm bằng chất gì; biết lien hệ không gian như trên, dưới, ngoài, trong, xa gần; biết địa chỉ nhà; biết thế nào là “giống” và “khác”; biết đếm đến 10; biết tay trái tay phải; sử dụng nhiều loại câu như xác định, phủ định, câu hỏi…

 


Với trẻ em trên 6 tuổi, ngoài những khả năng phát âm chuẩn, rối loạn về ngôn ngữ rất phức tạp, và khó thẩm định. Sau đây là một số mô tả:

  1. Không diễn tả tư tưởng mạch lạc
  2. Không ghi nhớ được chi tiết mà người khác nói
  3. Không nhớ để lập lại một câu nói
  4. Không phân tích được nguyên nhân và kết quả của một tình thế
  5. Không biết so sánh hai sự vật
  6. Không biết đặt câu hỏi
  7. Không biết nhiều tự vựng
  8. Không biết trả lời câu hỏi phức tạp như “tại sao,” “làm thế nào”
  9. Không biết kể lại một câu truyện quen thuộc
  10. Yếu khả năng đánh vần
  11. Yếu khả năng hiểu khi đọc sách, đọc truyện
  12. Yếu khả năng hiểu nghĩa bóng, thành ngữ

Xin quý vị gửi câu hỏi vào Diễn Đàn, chúng tôi sẽ cố vấn riêng từng trường hợp.

 

Nếu Bé Có Vẻ Không Bắt Kịp Tầm Phát Triển?

Trong trường hợp bé có vẻ bé chậm hơn bạn bè so với bảng phát triển đã nêu, việc đầu tiên phải thực hiện là đo tai cho bé. Trẻ khiếm thị vì không nghe được tiếng nói người chung quanh, nên không thể bắt chước mà nói. Cũng vì không trao đổi bằng tiếng nói, bé không học được tên sự vật để tăng vốn từ, không bắt chước đựơc cách phát âm, và không thăng tiến khả năng diễn tả bằng tiếng nói.

 

Nếu Bé Có Khả Năng Thính Thị Bình Thường

Việc thẩm định rối loạn ngôn ngữ hay tiếng nói không đơn giản. Tuy nhiên, nếu so sánh với bảng phát triển chung, và thấy bé có vẻ chậm, cha mẹ có thể xin ý kiến từ bác sĩ nhi khoa của bé. Trang nhà CCM, qua kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của chuyên viên ngôn ngữ trị liệu Nguyễn Anh, có thể cố vấn và góp ý với phụ huynh của bé. Xin quý vị gửi câu hỏi nếu có bất kỳ quan ngại nào về khả năng sử dụng tiếng nói và ngôn ngữ của con em.

 

ConCuaMe.com