Giúp trẻ ADHD

Các ảnh hưởng tiêu cực & Cách giúp con ADHD (Hiếu động thiếu chú ý)

Chăm sóc trẻ ADHD rất cực nhọc làm mất đi thời gian của người mẹ để giáo dục các trẻ còn lại trong gia đình. Người cha thường là người ít tương tác với con mình, đứa trẻ có ADHD nhất. Tuy nhiên, người cha thường lại là người tương tác với trẻ ADHD tốt nhất. Lý do là người cha thường ra các mệnh lệnh ngắn gọn, làm trẻ dễ nghe dễ hiểu, giúp trẻ dễ hoàn thành việc được giao. Một lý do khác là người cha thường nghiêm nghị, đôi khi quá đáng, làm trẻ ADHD sợ và vì thế chú ý hơn.

 

Anh, chị hay em của trẻ ADHD có thể không thích trẻ vì chúng cảm thấy cha mẹ không lo nhiều cho mình. Trường hợp xấu nhất xảy ra khi cả 2 anh em đều có ADHD, vì thế cha mẹ thường nhận ra vấn đề ở người anh, đâm ra không lo lắng cho người em. Khi người em (cũng có ADHD) phản ứng tiêu cực, cha mẹ lại nghĩ người em đơn thuần là ghen tức thôi, không có vấn đề gì.

Một số lớn trẻ ADHD thường có cha mẹ cũng ADHD. Điều này làm cho việc cha mẹ nhìn nhận, chấp nhận sự thật càng khó khăn hơn. Ví dụ như người cha cũng có ADHD sẽ không chấp nhận, không đủ kiên nhẫn nghe giải thích về các hành vi của con, dễ bùng nổ, làm cho khó khăn của con càng tăng cao. Ngay ở tại Hoa Kỳ, chỉ có một số nhỏ những người trưởng thành có ADHD đã được phát hiện và can thiệp.

Con có ADHD sẽ dễ làm cho mẹ trầm cảm, làm cho việc can thiệp cho trẻ gần như bế tắc. Với nguyên tắc Y khoa tại Hoa Kỳ thì trường hợp này được đánh giá là trường hợp nguy cấp, người mẹ cần đựơc trợ giúp ngay tức khắc để tránh các hành động tiêu cực, cực đoan.

Trẻ ADHD cần cha mẹ bình tĩnh và kiên nhẫn, giúp trẻ vượt qua các khó khăn trước mắt và xây dựng các kỹ năng để sống tốt sau này. Khi cha mẹ trầm cảm và gắt gỏng, văn hóa gia đình càng đẩy trẻ đi vào lối bế tắc, sử dụng la hét và bùng nổ như một hình thức giải quyết vấn đề. Khó khăn của trẻ sẽ ngày càng trầm trọng.

Trước khi bàn xem cha mẹ trẻ ADHD nên phụ giúp con mình ra sao, chúng ta hãy điểm qua 4 phương cách giáo dục con cái.

Phương cách yếm thế: Nhiều cha mẹ cho con quá tự do, định đoạt những việc không thích hợp ở độ tuổi trí tuệ của trẻ. Họ cho rằng trẻ phải được tự do, và phải tự học được từ các lỗi lầm chúng gây ra. Họ có thể đặt ra các giới hạn nhưng không áp đặt các giới hạn đó. Trẻ sẽ liên tiếp vượt các giới hạn cha mẹ đặt ra, và sau khi la mắng thì lại đâu vào đấy. Dần dần trẻ sẽ vượt các giới hạn mà thày cô đặt ra tại học đường. Sau cùng thì trẻ sẽ vượt qua các giới hạn về luật pháp mà xã hội đặt ra. Mà xã hội / luật pháp thì nghiêm minh, khi đó hậu quả sẽ trầm trọng, không thể xí xóa bỏ qua được nữa.

Phương cách quyền lực: Có cha mẹ đặt ra các bộ luật cứng nhắc. Giới hạn được chỉ ra rõ ràng, các việc cần phải làm cũng được khoán cho đầu đủ cùng với hậu quả nếu không làm theo lời. Khi trẻ không làm theo hay không làm được, cha mẹ sẽ trừng phạt trẻ nghiêm khắc.

Phương cách độc tài: Khác với phương cách quyền lực, có cha mẹ dạy con bằng sợ hãi qua những lời nhiếc móc hay đòn roi. Trẻ làm việc vì sợ bạo lực sẽ xảy ra với mình nếu mình không vâng lời. Trẻ sẽ lớn lên mất tự tin và thường sống phụ thuộc vào người khác khi trưởng thành. Nếu may mắn thoát khỏi vòng xoay bạo lực này, trẻ cũng là người làm việc ù lì, phải đợi người khác thúc mình và ra việc cho mình cụ thể, không có khả năng sáng tạo. Vòng xoay bạo lực là một hiện tượng khi trẻ bị bạo hành, sau này lớn lên làm cha mẹ cũng sẽ bạo hành chính con cái mình.

Phương cách đồng hành: Đây là phương cách tốt nhất cho trẻ, dù là ADHD hay không. Cha mẹ sẽ hướng dẫn con giải quyết các khó khăn trong cuộc đời, dùng chính bản thân mình như một gương sáng cho con. Cha mẹ và con là đồng đội với nhau, cùng nhau giải quyết bất cứ vấn đề nào con gặp phải. Khi gặp khó khăn, cha mẹ giải thích vấn đề cho con và cùng nhau tìm ra phương án giải quyết.

Chúng ta hãy cùng nhau xem một ví dụ cụ thể của phương án đồng hành này.

Khi em A không chịu làm bài tập, thay vì quát mắng hay bắt làm, mẹ của A sẽ giao tiếp với A như sau:

 

Con làm bài chưa?

Con không muốn làm bài! Con ghét đi học!

Có phải bài khó quá hay nhiều quá không?

Khó quá, con không biết làm. Với lại bài nhiều quá làm không kịp.

Mẹ biết là con khôgn thích làm bài tập, giờ mẹ hiểu là vì khó và nhiều quá. Hay là như vầy: mỗi tối con bỏ ra 1 tiếng để làm bài, làm được bao nhiêu thì làm, con không cần phải làm xong hết mọi bài như mọi người. 

-       

-           Mẹ biết là con khôgn thích làm bài tập, giờ mẹ hiểu là vì khó và nhiều quá. Hay là như vầy: mỗi tối con bỏ ra 1 tiếng để làm bài, làm được bao nhiêu thì làm, con không cần phải làm xong hết mọi bài như mọi người.

Người mẹ trên chấp nhận con mình là ADHD, không có khả năng tập trung làm bài trên 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và chấp nhận con mình sẽ làm không đủ bài cô giao. Vấn đề chính là mẹ đứng về phía con, đồng ý rằng bài nhiều và khó, và cùng con giải quyết trong khả năng của con mình. Dĩ nhiên người mẹ đã nói chuyện với chuyên gia để biết khả năng của con mình, đã nói chuyện với cô giáo để biết trình độ của con mình trước khi đồng ý với con.

 

Đọc tiếp tại đây 

 

ConCủaMẹ.com