Thẩm định & Can thiệp ngôn ngữ

Thẩm định và Can thiệp ngôn ngữ @ Trường Ban Mai 

 

Ngôn ngữ luôn là quan tâm hàng đầu của phụ huynh trẻ TK và Chậm phát triển. Khó khăn lớn nhất cho các trường giáo dục đặc biệt tại Việt Nam là thiếu một chuyên gia ngôn ngữ phụ trách thẩm định, can thiệp và theo dõi cho các học sinh. Bài viết này giới thiệu việc thẩm định và can thiệp ngôn ngữ tại Trường Ban Mai do các chuyên gia CCM đảm nhận.

Ngôn ngữ có liên quan mật thiết tới chức năng của não. Các thẩm định và can thiệp ngôn ngữ dựa trên nguyên tắc căn bản là hiểu chức năng ngôn ngữ từng vùng, biết cách đánh giá khiếm khuyết để từ đó biết cách can thiệp và theo dõi tiến triển.

Ngày nay chúng ta đã biết bộ não rất phức tạp của con người được chia làm 3 phần chính: 

1) Phần chức năng (brainstem / reticular activating system) chịu trách nhiệm kích hoạch não bộ hoạt động, sẵn sàng nhận các tín hiệu từ bên ngoài.

2) Phần nhận tín hiệu (parietal, occipital, temporal lobes) nhận các tín hiệu kích thích stimuli, sắp xếp, kết hợp, lưu trữ và lấy ra khi cần.

3) Phần đầu não (frontal lobe) liên quan tới hoạt động của trẻ, sắp xếp và quản lý các hành vi.

Ba vùng não bộ chính ở trên lại được chia nhỏ thành 3 vùng nhỏ: vùng tiếp nhận tín hiệu, vùng dịch nghĩa các tín hiệu đó ra thông tin, và vùng sau cùng kết nối các thông tin đã dịch với các vùng khác trong não bộ.

Phần nhận tín hiệu chính là phần chúng ta quan tâm tới vì nó kiểm soát ngôn ngữ của trẻ. Đây là nơi các tín hiệu âm thanh được chuyển đổi ra thành ý nghĩa trong ngôn ngữ, và rồi kết nối để trẻ có khả năng nói được, đọc sách được, nghe và hiểu được người khác…

Trước khi thẩm định ngôn ngữ bắt đầu, người chuyên gia phải biết nhận ra và loại trừ khả năng trẻ bị hỏng vùng 1 là vùng nhận tín hiệu bằng cách dùng các test về âm thanh. Sau đó người chuyên gia đi vào đánh giá vùng 2 là vùng dịch nghĩa các tín hiệu âm thanh. Đây là lúc người chuyên gia ngôn ngữ trị liệu đánh giá khả năng nhận và dịch nghĩa ngôn ngữ của trẻ theo các mục sau đây:

1) Gán nghĩa: đây là mức độ thấp nhất, chuyên gia sẽ coi khả năng gắn ý nghĩa của một vật nào đó vào một hình nào đó của trẻ.

2) Nói chức năng: chuyên gia xem khả năng kết nối giữa động từ vói một nhãn hiệu loại ngôn ngữ diễn đạt.

3) Liên hệ: chuyên gia xem khả năng liên kết một vật nào đó với một danh từ đúng theo ngữ cảnh được sắp xếp.

4) Phân nhóm: chuyên gia đánh giá khả năng sắp xếp và phân loại theo nhóm của trẻ.

5) Nhận ra điểm giống nhau: chuyên gia hướng dẫn và đánh giá khả năng nhận/so sánh 2 vật/2 khái niệm tương đồng.

6) Nhận ra khác biệt: chuyên gia hướng dẫn và đánh giá khả năng nhận/so sánh 2 vật/2 khái niệm dị biệt.

7) Đa nghĩa: Ở mức độ này, chuyên gia coi khả năng trẻ nhận ra và định nghĩa từ ngữ trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

8) Thuộc tính: Đây là phần cuối của bài thẩm định khi chuyên gia đánh giá khả năng diễn đạt thuộc tính của các chức năng, thành phần, màu sắc, vật dùng cần thiết, vật dùng phụ, kích cỡ, hình dáng, vị trí, nguồn gốc.

Ngoài vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ, các trẻ thường gặp các khó khăn khác như khả năng tìm từ đúng ngữ cảnh, sử dụng từ không đúng ngữ cảnh, dùng từ quá chung chung không cụ thể, không có khả năng nhìn ra các lỗi trong ngôn ngữ, kém trí nhớ. Có trẻ thì luôn tỏ thái độ hay trả lời là mình không biết nhưng thật ra là không hiểu câu hỏi, có khó khăn xử lý thông tin từ câu hỏi. Có trẻ thì luôn lập lại câu hỏi vì các lý do tương tự.

Sau khi thẩm định, nhóm chuyên gia và giáo viên giáo dục đặc biệt của CCM sẽ soạn các mục tiêu học và đưa ra chương trình can thiệp. Can thiệp thành công đòi hỏi Trường phải biết trẻ cần can thiệp phần nào, trẻ mạnh/yếu phần nào. Sau đó Trường phải có hệ thống theo dõi rõ ràng và khoa học, và quan trọng nhất là sự phối hợp của nhiều nhóm khác nhau: nhóm chuyên gia TK của CCM, nhóm giáo dục đặc biệt CCM, nhóm chuyên gia hành vi CCM, nhóm giáo viên giáo dục đặc biệt Trường Ban Mai.

Ở bài viết khác chúng tôi sẽ nói tới vai trò của các nhóm khác nhau, họ liên lạc chia sẻ thông tin ra sao, và tại sao lại cần có mặt các chuyên gia về hành vi trong chương trình can thiệp.

TrườngBanMai.com