Nội dung

- Inference là gì?
- Tại sao inference là kỹ năng quan trọng?
- ConCủaMẹ dạy inference như thế nào?

I) Inference là gì? Tại sao quan trọng?

Vì sao bé TK hay bùng nổ khi gặp phải những sự kiện thay đổi đột ngột hoặc bị phật ý? Một lý do là vì bé không “đoán” được điều gì sẽ xảy ra khi đối đầu với sự thay đổi đó. Tuy chúng ta cố gắng giữ môi trường ổn định, nhưng chúng ta không thể mong đợi rằng mọi việc sẽ ổn định và tiên đoán được trong suốt cuộc đời của bé. Vậy thì inference là kỹ năng cần dạy cho bé, để bé biết đối phó với các tình huống bất ổn định đột ngột đó.

Trước khi dạy bé biết đối phó, bé phải có khả năng “đoán ra được” điều gì sắp xảy ra. Đó là kỹ năng inference – kỹ năng đoán ra được điều gì sẽ xảy ra.

Một vài ví dụ cụ thể của việc áp dụng inference vào thực tế:

- Tuy chưa bị bỏng, nhưng bé biết đưa chân vào ống bô xe sẽ rất đau.

- Bé biết chạy ra ngoài đường sẽ nguy hiểm.

- Tuy không nhìn mắt nhưng nghe cô giáo lên cao giọng, bé biết rằng cô giáo không hài lòng.

- Thấy bố bật tivi to lên, bé biết là vì trong nhà ồn quá bố không nghe được tin tức quan trọng.

- Khi kể sang chuyện xe đạp và thấy các bạn chung quanh im lặng nhìn, bé biết mình “quẹo không xi nhan”, chủ đề nói chuyện lệch với đề tài chính.

II) Các cách dạy inference

Có nhiều cách dạy inference tùy thuộc vào trình độ và độ tuổi các bé, cụ thể là dựa trên kết quả thẩm định giữa ConCủaMẹ và bé TK. Dưới đây là vài ví dụ cụ thể.

(1) Dạy inference bằng hình ảnh dựa trên hoàn cảnh (scenario-based teaching)

Bước 1: Đầu tiên đưa cho bé coi hình phía dưới

infer1.jpg
Việc gì sắp xảy ra


Bước 2: Giúp bé hiểu ra được hậu quả sẽ là
infer2.jpg
Đau, chảy máu, phong đòn gánh...


Bước 3: Giúp bé chọn phương án ngăn chặn hậu quả xấu (1 trong 2 phương án dưới)
infer3.jpg
Đóng bẹp đinh xuống hay là...

infer4.jpg
Nhổ đinh đi để...


Bước 4: Dựa trên báo cáo hàng tháng, ConCủaMẹ đưa kết quả bài làm của bé vào kho dữ kiện để quành lại dạy bé ở trình độ mới trong tương lai và dạy các kỹ năng khác liên quan. Đây là một bước rất quan trọng trong quy trình khép kín. Nó giống như việc bé học toán cộng xong thì sắp tới dạy gì: Nên dạy toán cộng có nhớ hay dạy toán nhân đơn giản, khi nào thì quành lại dạy toán nhân 2 con... Nếu làm sai thì tại sao? Về lâu dài thì dạy kỹ năng sống tự lập cho bé ra sao, giúp chọn ngành nghề thế nào... Tất cả các dự tính cho tương lai đều có dựa trên kết quả báo cáo qua những bài học hàng tháng.

(2) Dạy inference bằng cách thay đổi lối đưa thông tin

Giả sử bạn làm mất chìa khoá xe máy, kiếm mãi không ra, bạn sẽ nói câu nào:

a) Chìa khoá đâu mất rồi? Kiếm mãi không ra! hay là

b) Bố biết chìa khóa quanh quẩn trong nhà thôi. Nếu có đủ thì giờ bố sẽ kiếm ra.

(b) là cách bạn nên nói chuyện với bé. Vậy thì khi bé mất đồ chơi, làm cho bé hiểu là “đồ chơi không mất”, chỉ là “nó ở trong nhà và mình chưa kiếm ra”.

(3) Dạy inference qua chuyện, social study

ví dụ:

- Kể chuyện cho bé nghe nhưng chỉ kể một nửa, giúp bé đoán ra phần cuối.

- Mở tivi cho bé coi nhưng tắt tiếng, giúp bé đoán chuyện gì đang xảy ra trên tivi.

Kết luận:

Còn rất nhiều cách dạy inference, vượt quá khuôn khổ bài viết. Nếu bạn thấy dạy inference cho bé khó, xin bạn đừng nản lòng vì ngay tại Hoa Kỳ, việc dạy inference cho trẻ không TK tại môi trường giáo dục phổ thông cũng là một việc khó khăn cho thày cô. Trong môi trường giáo dục nói chung (gd đặc biệt và gd phổ thông), người ta bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy inference -- một phần của kỹ năng giao tế -- cho trẻ ở bất cứ độ tuổi hay trình độ nhận thức nào. Inference giúp trẻ dự đoán được việc gì sắp xảy ra hầu tránh được hậu quả xấu hoặc thay đổi hành vi để đưa tới hậu quả tốt hơn.

ThS Nguyễn, Phi
ThS Trần, Xuyến
http://www.concuame.com