Từ cảm nhận tới bày tỏ

Attention: open in a new window. | Print | E-mail

"Không biết điều gì sẽ xảy ra", đó là mối lo âu thường xuyên của các bé TK. Cộng thêm việc không thể diễn tả cái mình lo sợ, bé A đã phải "bùng nổ". Khi mẹ đưa bé A đi gặp bác sĩ, dù mẹ có giảng giải thế nào đi nữa, A vẫn lo âu vì 2 lý do:

 

  • bé không hoàn toàn hiểu điều mẹ bé muốn diễn tả
  • ngay cả khi hiểu, ra tới cửa bé sẽ quên

 

Các chuyên gia bên ABA thường áp dụng "desensitize" tức là làm cho bé quen dần. Các chuyên gia khác dùng "simulation", nôm na là mỗi ngày chở bé tới chỗ bác si chơi rồi về cho bé quen, hoặc nhắc tới việc đi bác sĩ, giải thích cho bé hàng ngày để bé "desensitize", bớt lo sợ.

 

Dưới đây là thời khóa biểu mẹ bé A làm cho bé, giải thích cả nhà đi gặp bác sĩ, sau đó cùng đi chơi.

 

Mẹ: Đi gặp bác sĩ, rồi đi chơi (Đầm Sen/Công viên nước Hồ Tây). 

(câu nói ngắn gọn, nhìn thẳng vào mắt bé, giọng nghiêm trang nếu cần, vừa nói vừa đưa thời khoá biểu cho bé xem. Nói trong tư thế ngồi thấp xuống ngang tầm mắt bé)

 

 

 

 

 

 

 

 

Song song với việc dùng thời khoá biểu, phụ huynh nên dạy cho bé biết các hình ảnh, biểu tượng trên (gọi là PAXT) có ý nghĩa gì. Có nhiều paxt nhìn bé hiểu ngay, có nhiều paxt phụ huynh phải tập cho bé. Dưới đây là một vài ví dụ.

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để hỗ trợ phụ huynh dạy cho bé các paxt trên, ConCủaMẹ sẽ phát ra nhiều bài học dựa trên paxt. Điều này chúng tôi sẽ trình bày và hướng dẫn tại hội thảo sau.

 

Thời khóa biểu không chỉ để mẹ/cô giáo/mọi người truyền đạt với bé. Chính bé sẽ sử dụng để nói cho mọi người biết bé muốn gì.

 

Hình trái: Bé đưa 2 paxt ra cho cô giáo, nói bé muốn uống nước 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hai điều các phụ huynh cần lưu ý khi làm thời khoá biểu cho bé:

  • Chú ý đến các paxt khó, coi chừng bé học sai.
  • Nên dùng các paxt thống nhất, theo văn hoá Việt Nam.
 
(1) Chú ý các paxt khó
 
Khi bạn dạy bé paxt "thêm", "nữa", "xin thêm", các bạn có thể thổi bong bóng xà phòng, rồi ngừng lại, đợi khi bé thích, bé đòi thêm thì bạn đưa paxt "thêm" ra, rồi thổi thêm bong bóng.
 
Lúc đó bé sẽ hiểu rằng "thêm" có nghĩa là "thêm bong bóng" chứ không phải là thêm bất cứ gì khác.
 
Trong lúc ăn bánh, bạn bẻ nửa cho bé, khi bé đòi thêm, bạn đưa paxt "thêm" ra, rồi đưa nửa còn lại. Lần này bé biết "thêm" có nghĩa là thêm bánh chứ không chỉ là thêm bong bóng.
 
Cứ thế, bé sẽ học được paxt "thêm" một cách đúng nghĩa.
 
(2) Nên dùng paxt thống nhất
 
Do thiếu học liệu, các phụ huynh, cô giáo thường dùng các paxt khác nhau để dạy cùng 1 khái niệm, điều này gây khó khăn khi bé chuyển trường, chuyển cô giáo. Phụ huynh nên giữ 1 bộ paxt cho riêng mình và yêu cầu cô giáo dùng bộ đó để dạy.
 
Hơn nữa nhiều hình ảnh nước ngoài không thích hợp, ví dụ như để học chữ "ông bà", ta không nên đưa hình "ông bà" của Tây vào, vì trẻ TK không dễ dàng hiểu được "ông bà Tây" cũng là "ông bà" như "ông bà nhà mình". 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hơn nữa, có phụ huynh muốn con gọi mình là "mẹ", có phụ huynh muốn gọi là "". Vì thế ConCủaMẹ sẽ cung cấp paxt "từng miền" để thích hợp văn hóa từng gia đình.
  
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ConCủaMẹ sẽ cung cấp miễn phí paxt cho mọi phụ huynh, cô giáo, các trường học, cơ quan... Khi có nhu cầu hình ảnh mới, xin liên lạc với ConCủaMẹ để chúng tôi cung cấp miễn phí. Các bạn có toàn quyền phát tán các paxt do chúng tôi cung cấp tới mọi người (nếu bạn phát tán miễn phí). 


Song song với việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng thời khoá biểu, ConCủaMẹ sẽ ra các bài học (trên giấy và trên máy điện toán). Các bài học trên máy điện toán có cả âm thanh, vì các nghiên cứu đã cho thấy các bé TK học nói, bắt chước nói theo máy nhanh hơn là theo bố, mẹ hay cô giáo.

 

Phần âm thanh cũng được địa phương hoá, tức là sẽ phát ra âm "mẹ" (giọng miền Bắc) hay "má" (giọng miền Nam) để thích hợp văn hóa gia đình. Bạn cũng có thể chọn âm thanh theo "English" để máy phát ra "mother" hay "mom" để chính bé (Asperger) hay anh chị em bé cùng học.

 

Khi bé hiểu các paxt ý nghĩa gì, các bé có thể dùng paxt để truyền đạt ý tưởng với mọi người (ví dụ: con buồn ngủ). Và khi bé bắt chước âm thanh nói theo máy, việc dạy bé sử dụng ngôn ngữ sẽ dễ dàng hơn.

 

Tóm lại, dùng thời khoá biểu và 1 hệ thống paxt thống nhất, cộng với các bài học với âm thanh, sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ. Trong trường hợp xấu nhất,nếu bé không thể sử dụng ngôn ngữ khi trưởng thành, cũng sẽ có các phát minh, các dụng cụ giúp bé truyền đạt (communicate) với người khác. ConCủaMẹ sẽ trình bày 1 trường hợp người TK hoàn toàn không có khả năng ngôn ngữ, chỉ sử dụng máy để đi học đại học và đi làm sống tự lập. Trường hợp này sẽ được chia sẻ và bàn luận thêm tại hội thảo. 

 

Trong một bài khác tôi sẽ giải thích việc các bé tiếp thu kiến thức như thế nào (từ hình ảnh thật, tới hình biểu tượng, cho tới từ ngữ trừu tượng), và ConCủaMẹ phát triển bộ paxt như thế nào (cognitive science, field test), cùng với các nghiên cứu khác về ngôn ngữ chúng tôi đang tiến hành. Bây giờ xin các bạn vào coi một vài hình ảnh về bộ bài học sắp tới.

 

Nguyễn Phi 

ConCủaMẹ, www.concuame.com