Máy nói chuyện cho bé TK

Attention: open in a new window. | Print | E-mail

 

 

Bạn có nghĩ rằng một số trẻ TK sẽ không sử dụng lời nói để giao tiếp như trẻ bình thường?

 

Có bao giờ bạn nghĩ âm nhạc, ngôn ngữ điện toán và TK có liên quan đến nhau?

 

Bài viết này giới thiệu một nghiên cứu nhằm giúp trẻ TK, câm, liệt... không giao tiếp được, vẫn có thể sống tự lập qua trợ giúp của khoa học tiên tiến. Nghiên cứu này bắt đầu từ cây đàn piano điện, và cuối cùng là kết hợp giữa ngôn ngữ điện toán (programming language) và ngôn ngữ con người (human language).

 

Âm Nhạc, Ngôn Ngữ Điện Toán và Tự Kỷ 

 

Quá trình phát triển:

 

Vào năm 1995, trong luận án môn hardware design (thiết kế phần cứng điện toán), một sinh viên tại ĐH Berkeley, California đã làm ra một bộ phận xử lý trung ương dùng trong các cây đàn piano điện. Nguyên tắc rất đơn giản: Khi bạn đánh đàn, làm sao cây đàn biết bạn đánh nốt nào? Đánh mạnh nhẹ thế nào? Cây đàn piano điện cần biết để nó có thể phát ra tiếng nhạc đúng như ý bạn muốn. Theo chuẩn quốc tế, các cây đàn piano điện ngày nay "nói chuyện" với người chơi đàn bằng một ngôn ngữ riêng gọi là MIDI.

 

 

  Đàn piano điện           

 

 

 

 

 Máy nói chuyện cho bé TK, nguyên tắc hoạt động tương tự

 như cây đàn thông minh hoặc một compiler trong ngôn ngữ điện toán

 

 

Vào năm 1999, luận án trên được phát triển thêm thành luận án Thạc sĩ. Lần này vấn đề phức tạp hơn: Khi người nhạc sĩ đánh một nốt hay một hợp âm (chord), làm sao cây đàn đủ thông minh để đoán ra nốt / hợp âm sắp tới là gì?

 

Để làm được điều đó, nghiên cứu sinh tại ĐH Santa Clara đã kết hợp kiến thức điện toán với âm nhạc để tạo cây đàn “thông minh”. Nguyên tắc cũng tương đối đơn giản: Khi bạn đánh một loại nhạc nào đó, và khi bạn đánh hợp âm nào đó, đàn sẽ đoán ra hợp âm/nốt kế tiếp. Ví dụ như bạn đánh một bản Bolera nhịp 4/4 La thứ (A minor), đàn có thể đoán được hợp âm kế tiếp là Rê thứ, Son trưởng, Pha trưởng hoặc Mi bảy (D minor, G major, F major or E7). (Chúng ta sẽ không bàn luận tại sao đàn nên “thông minh”  vì vấn đề đó quá kỹ thuật. Nói chung, một cây đàn thông minh sẽ có chất lượng âm thanh tốt hơn đàn kém thông minh).

 

Đến năm 2005, cây đàn thông minh tình cờ được một chuyên gia ngôn ngữ (speech pathology) biết tới. Chuyên gia ngôn ngữ học và chuyên gia điện toán (người làm cây đàn thông minh) ngồi thảo luận về cách con người sử dụng ngôn ngữ, các bé TK sử dụng khác thế nào, và máy điện toán, compiler xử lý ngôn ngữ nhân tạo ra sao.

 

Hãy cùng xem xét vài ví dụ cụ thể 

 

  • Nếu bạn đã bị bỏng vì lửa, và nếu bạn thấy một nồi nước đang sôi, bạn liên tưởng được lửa làm nước sôi, và nước sôi sẽ làm bạn bỏng. Các bé TK chưa chắc có được sự liên tưởng đó
  • Một bé TK người Mỹ học chữ “blue” là màu xanh, bé sẽ nói “I like blue” (con thích màu xanh), và bé cũng có thể nói “I blue up”, có nghĩa là “Con làm hỏng, làm sai rồi”. Chữ “blue” trong “I blue up” thật ra là chữ “blew”, và cái câu mà bé nên nói là “I blew up” chứ không phải “I blue up” (đồng thanh dị nghĩa)
  • Khi học chữ “more” (thêm, nữa), một bé TK sẽ nghĩ “more” là bong bóng, vì mỗi lần nói “more” thì mẹ thổi thêm bong bóng. Sẽ phải mất một thời gian để cho bé biết thêm “more” là ăn bánh, vì mỗi lần nói “more” thì mẹ cho ăn thêm bánh, vân vân và vân vân. Mục đích cuối cùng là cho bé biết “more” có thể áp dụng cho mọi thứ, và “more” là “thêm, nữa” chứ không phải là bong bóng, hay bánh kẹo...
  • Cùng một biểu tượng sẽ có nhiều ý nghĩa khác nhau tuỳ vào văn hóa mỗi nước. Trẻ em Hoa Kỳ khi nhìn quả táo, chúng liên tưởng tới đỏ, giòn, cô giáo. Trẻ Việt Nam nhìn quả dâu có thể liên tưởng tới Đà Lạt, xứ Ôn đới... 
  • Khi compiler (máy điện toán) thấy  con toán A = B * ( C + D), nó sẽ làm gì? Làm sao compiler biết được phải lấy C cộng với D trước, rồi mới nhân với B? Nên nhớ rằng máy điện toán cũng như người trong vấn đề xử lý ngôn ngữ: Nó chỉ thấy được từng từ một, giống như bạn cũng chỉ đọc từng chữ một trong trang này thôi, rồi sau đó bạn ráp lại để hiểu toàn câu.

 

Thuật ngữ điện toán liên quan tới các khái niệm trên là dynamic programming, game tree, experience-based learning. Bộ máy xử lý cho "Máy Nói chuyện Cho Bé TK" được xây dựng trên nền tảng chính là ngôn ngữ mẹ đẻ của người sử dụng. Các công ty tại Hoa Kỳ đã có những nghiên cứu tương tự và đã sản xuất các máy cho bé TK nói chuyện.

Vậy thì việc làm ra một cái máy cho bé TK có thể dùng để giao tiếp không đơn giản. Không thể nào mua một cái máy của Hoa Kỳ, rồi chỉ đơn giản là dịch tiếng Anh ra tiếng Việt để nhập vào thị trường Việt Nam. Đó là một việc làm lãng phí tiền của cho phụ huynh và lãng phí thời gian quý báu của các bé.

 

Các công ty tại Hoa Kỳ có dư thực lực để nghiên cứu Việt ngữ, rồi sản xuất một máy giúp trẻ TK Việt Nam nói chuyện, nhưng họ sẽ không làm vì 2 lý do chính:

 

  • Rất ít người Việt Nam là chuyên gia Ngôn ngữ Trị liệu, có kinh nghiệm về TK, hiểu sâu cả tiếng Việt, tiếng Anh và văn hóa 2 nước. Vì vậy việc phát triển máy cho ngôn ngữ Việt sẽ khó khăn, giá thành sẽ cao.

  • Thị trường VN nhỏ so với Trung Quốc và Ấn Độ. Người viết bài này đã trao đổi với một công ty như thế, và họ tuyên bố sẽ làm nghiên cứu cho tiếng Phổ thông (Mandarin) và Ấn (Hindi) trước, sau đó là tiếng Nhật, rồi tiếng Hàn và các tiếng khác tại châu Âu. Tiếng Việt không có trong danh sách cần phải làm.

 

Ngay cả khi các công ty để ý tới thị trường Việt Nam, việc mua máy là không tưởng. Với giá bán $8000 USD (phiên bản tiếng Anh) hiện tại, sẽ chỉ có một số rất ít phụ huynh muốn mua.

 

Nếu bé của bạn lọt vào số các trẻ không hoàn toàn hội nhập được, CCM muốn bé có một máy giao tiếp trong tương lai. Máy phải được nghiên cứu dựa trên Việt ngữ và văn hóa Việt Nam, và giá máy phải hợp lý so với thu nhập trong nước. Máy sẽ giúp bé giao tiếp, sống tự lập, để phụ huynh có thể yên tâm về tương lai của bé.

 

ConCủaMẹ.com