Nhỏ Rối loại Tự kỷ, lớn làm gì?

Attention: open in a new window. | Print | E-mail

Tôi là ai, và tại sao các bạn cần phải biết?

Năm lên 2 tuổi rưỡi, tôi được định bệnh có Rối loạn Tự kỷ: không nói chuyện, hành động rập khuôn. Vì không giao tiếp được, tôi cáu gắt, la hét. Khi nghe những âm thanh to, cao giọng, lỗ tai tôi nhức nhối như bị nha sĩ khoan vào răng. Khi đó tôi phải đong đưa hay nhìn chằm chằm để quên đi. Ngôn ngữ mẹ đẻ đối với tôi như tiếng ngoại quốc: tôi phải dịch chúng thành những cuốn phim đầy mầu sắc trong đầu. Lúc đi học, bạn bè chế diễu tôi là con vẹt vì ai nói gì tôi cũng lẩm bẩm lập lại.

 

Nhỏ Rối loại Tự kỷ, lớn làm gì?

Qua những nỗ lực từ nhà trường, từ cha mẹ, bản thân, từ cô giáo trị liệu ngôn ngữ cho tôi từ lúc 2 tuổi, tôi học Cử nhân Tâm lý, sau đó học Thạc sĩ, Khoa học về Động vật, rồi lấy Tiến sĩ cùng ngành.

Yếu ngôn ngữ nhưng mạnh về hình ảnh, tôi có được lợi thế khi “nhìn” ra các loài vật. Tôi là người sáng chế ra nhiều hệ thống dùng trong chăn nuôi. Hồi đó, người ta hay đào một cái rãnh nước, bỏ thuốc trừ chấy rận vào rồi bắt trâu bò đi qua. Các con vật đó hoảng sợ, và việc phải đẩy từng con qua rất cực nhọc.

 

Tôi nhận ra rằng bò có mắt 2 bên nên góc nhìn rộng, vì thế chúng nhìn cái rãnh nước như là phải nhảy dù từ máy bay xuống dưới biển. Tôi thay đổi nền kim loại bằng xi măng, cải tiến nhiều chỗ khác: cái cách suy nghĩ qua hình ảnh của trẻ Tự kỷ giúp tôi “hiểu” được con bò, điều mà nhiều kỹ sư khác đã không thấy. Ngày nay, khoảng ½ số gia súc tại Hoa Kỳ đang được chăn nuôi dùng các phát minh của tôi. Tôi hiểu các con vật sợ hãi môi trường chung quanh chúng như thế nào, và các phát minh của tôi giúp chúng thoát khỏi các sợ hãi đó, làm cho việc chăn nuôi gia súc dễ dàng hơn.

 

Tôi cũng viết sách, lên tivi phỏng vấn, và người ta sắp quay một cuốn phim về cuộc đời của tôi. Tôi cũng sáng chế cái “máy ôm” để tự điều trị cho mình, và người ta đã sản xuất hàng loạt cho các trẻ TK khác dùng.

 

ConCủaMẹ mong bà Temple Grandin kể trên là một tấm gương, một niềm hy vọng cho các phụ huynh có con TK. Vào dịp khác ConCủaMẹ sẽ chia sẻ các trường hợp cụ thể hơn, ví dụ như một kỹ sư Việt Nam bị Rối loại Tự kỷ, hiện đang làm việc cho cty Intel.

 

Nguồn:

  • Tạp chí Time
  • Sách "Cách tôi nhìn nhận mọi vật", Temple Grandin