Nguyen,Anh đã viết:Bạn có thể sẽ phải thi gan cóc tía vài lần, con khóc tổng cộng 10 tiếng thì chuyện mới ổn định đấy! Chuyện này thì mìh rành lắm, tại hồi bé mình khóc dai kinh lên được. Nhiều khi đang định nín thì có kẻ hỏi thăm, được thể khóc thêm! Mẹ mình nẩy ra chiêu mới: mỗi khi mình khóc, bà mở quạt cho mình mát, mở nhạc cho mình nghe, và cho cả cái bát to để muốn ói thì ói, xong bà đi chỗ khác. Lúc đấy, mình thấy khóc mà chả ai thương, lại còn được cung cấp điều kiện để thoải mái khóc nên mình nín mất!
Mà trẻ con khóc nở phổi, sợ gì? Kể cả khi chúng gào thảm thiết đến khản giọng, bố mẹ vẫn phải lì đòn hơn thì chúng mới biết đá vàng!
Em sẽ cố gắng duy trì vậy. Nhiều khi yếu lòng vì nghĩ mình rắn vậy con sẽ bị tổn thương vì nghĩ mẹ không yêu con, mẹ hắt hủi bỏ mặc con.
Về xoay tròn, nếu bạn có thể dụ trò gì khác là tốt. Nếu không, bạn cứ cho con quay, nhưng lấy cái quay ấy thành quà thưởng. Tiếc là bạn lại tiền đình tiền chùa nên mất thú vui quay vòng cùng con! Những lúc ấy thích lắm chứ, bỗng dưng mà thế giới lâng lâng, mờ ảo...
Chuyện gặm tay có lẽ bắt đầu từ ngứa lợi và hiện thì thành thói quen. Nhưng răng nhú ra thì chưa hẳn là hết ngứa đâu nhé, vì còn cả cái răng phải lòi ra cơ mà. Bạn cứ yên lặng kéo tay con ra, hoặc dúi vào tay con cái gì con thích.
Có lẽ chỉ có thể xử lý bằng cách cho nó chơi cái gì nó thích. Vì lần nào kéo tay nó ra nó cũng tức lên, đánh vào đầu mình, đánh mẹ và khóc.
Đây là nỗi lo sợ mất người thân của trẻ con. Nếu bạn phải đi nấu cơm, bạn sẽ phải để con xuống và nghe con khóc. Rồi thì con sẽ học ra rằng: ủa, mình khóc hay không khóc thì mẹ vẫn cứ ở bếp đấy thôi!
Thời gian trong ngày của em dành cho con rất ít. Vì tối em cho con đi học can thiệp nữa mà. Nên nếu cứ bỏ mặc con vậy có tội cho con lắm kô. Đôi khi em nghĩ là nó nhõng nhẽo chỉ vì muốn được mẹ âu yếm, yêu thương. Mẹ con ít gặp nhau nên nhu cầu đó là tự nhiên.
Bạn không có quyền mắng con đâu. Nếu vì công việc người ta giao cho mình, mình làm cho mệt rồi quay lại mắng con thì không công bằng cho con tí nào. Đành là mẹ đi làm 12 tiếng chỉ vì muốn kiếm tiền nuôi con, nhưng có thể con sẽ đồng ý bớt ăn bớt mặc để mẹ không cáu gắt!
Khi áp lực tinh thần và thể chất lên cao, bạn cần phải biết. Và biết để làm gì? Để ngay lúc ấy bạn không tiếp tục để cho mình bị lún sâu hơn. Bạn có thể sẽ giao con cho bà, hoặc để cho con khóc, đóng cửa phòng lại. Bạn chỉ cần 5 phút, 10 phút để đầu óc dịu lại, rồi lại mở cửa ra với con. Mình biết điều này rất khó thực hiện. Nhưng bạn cố gắng tự thẩm định mình để biết lúc nào thì mình sắp quát mắng con. Cùng lắm, bạn nói nhỏ nhẹ: "Con không yêu mẹ à? Mẹ đuối quá rồi con ạ!" Nếu bạn giữ câu nói ấy cho những khi bạn mệt mỏi, câu nói ấy sẽ là dấu hiệu nhắc bạn rằng bạn sắp sửa nổi... khùng!
Những gì xảy ra cho bạn cũng xảy ra với mọi cha mẹ khác, bạn đừng nghĩ là mình dở, mình tệ. Vấn đề là biết thế thì mình cố tránh thôi. Cố lên nhé. Mắng con làm gì, con có hiểu hết đâu, chỉ tưởng mẹ chả yêu con nữa. (Bạn không thấy rằng có những người nói nhỏ nhẹ nhưng cũng đau thấu xương mình đấy sao?)
Em sẽ cố gắng như chị gợi ý.
Thôi đừng gắt nữa nhé. Mà nếu phải hát hay đếm thì có phải hơn là cứ bế hắn trên tay không? Thế bây giờ muốn mỏi mồm đếm hay muốn mỏi chân mỏi tay mỏi lưng bế nào?
Nhưng càng ngày bạn ý càng không hợp tác. CHo dù mẹ có hát, hay đếm hay rủ chơi trò gì đi nữa. Bạn ý khi nào phải thật là vui, đang thích chơi thì mới nhiệt tình đi bộ, chứ đang lười nhác, mệt vì thời tiết hay muốn mẹ âu yếm thì không tài nào dụ dỗ được và buộc cưỡng chế.Liệu có nên cưỡng chế thế không hay là nhượng bộ bạn ý ạ?
Nếu có ai tưởng mình bị thần kinh, mà mình giúp con bỏ được một thói hư, mình chả sợ. Ai nói, họ toét mồm họ ra! Thiên hạ vẫn chỉ là những người ngoaì, chả giúp đỡ hay ảnh hưởng gì được đến gia đình bạn.
Nói cho cùng, giữa việc họ tưởng bạn thần kinh, hay chê bai con bạn không biết nghe lời, bạn sẽ nhận tiếng xấu về phần bạn không? Hơn nữa, để dậy con, để hỗ trợ con, bạn sẽ làm mọi thứ cần thiết cơ mà! Nằm xuống đất năm mười phút chả chết thằng Tây nào đâu! Nằm đi, rồi sẽ thấy bầu trời là lạ (vì đã bao giờ được giời từ lề đường đâu? )
Em sẽ ngồi bệt ra đất.Mình đồng ý với bạn là con biết ở đâu, lúc nào, có ai chung quanh thì mẹ sẽ hay nhượng bộ hơn. Chính vì thế, nếu bạn cho con thấy rằng: dù ở đâu, có ai chung quanh, vào lúc nào thì mẹ cũng buộc con phải làm những gì con cần làm, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công trong kế hoạch hỗ trợ hành vi của con.
Riên gnhững thành viên trong gia đình, bạn phải yêu cầu họ, xin họ đừng phá hỏng qui lệ mà bạn đã xây dựng để con có kỷ cương. Chẳng hạn, con đag bị phạt quay mặt vào tường, xin ông bà cô chú bố.. đừng cứu con ra nếu mẹ chưa cho phép. Nếu con không được ăn kẹo, xin đừng ai dấu kẹo cho con.
Em đã buộc phải dọn ra riêng vì các bà không làm theo em khi em không có nhà. Cơ bản là vẫn có sự thiếu hợp tác từ người xung quanh nên cái vụ này hơi khó xử lý. Nhiều khi giải thích mọi người nghĩ em nghĩ quá đà, hoang tưởng
Có điều nữa là, dạo này thời tiết rất xấu, bạn ý mệt mỏi, cộng với sự bướng bỉnh bị mẹ phản ứng khiến bạn ý cảm thấy bị mẹ bỏ rơi, cũng phần nào ảnh hưởng đến hứng thú trò truyện, bật âm của bạn ý. Hic hic..