Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Ba Tháng 5 11, 2010 6:46 am

Sao giống mình thế ...đánh con xong lại khóc ! Hy vọng Tom mau tiến bộ cho mẹ vui lòng
phtran1302
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Tôm trứng thối » T.Tư Tháng 5 19, 2010 1:54 am

Cám ơn mẹ nó nhé. Một tuần vừa rồi Tôm bị sốt , viêm họng và sổ mũi nên mẹ Tôm không đi làm và không vào mạng. Tôm cũng nghỉ học can thiệp trong 1 tuần rồi, hôm nay mới bắt đầu đi học lại. Dạo này cũng nói thêm được vài từ mới, nhưng nói chung là ít tự nói lắm, vẫn là mẹ phải hỏi, mẹ nói rồi bắt chước. Chẹp chẹp...
Mà bạn ý không thích chơi xếp hình gì cả. Vẫn cư thích mấy cái đàn nhạc và mấy thứ quay tròn như quạt, bánh xe..hic hic
Thôi, không được bi quan. Phải lạc quan, hi vọng trước những tiến bộ của con chứ. :)
Nào, cố lên mẹ N !!!!
Tôm trứng thối
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 11, 2010 6:20 pm

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 5 19, 2010 9:56 am

Mà bạn ý không thích chơi xếp hình gì cả. Vẫn cư thích mấy cái đàn nhạc và mấy thứ quay tròn như quạt, bánh xe..hic hic


Trò con thích, bạn cứ để con chơi, nhưng cố gắng giới hạn thời gian nếu trò chơi ấy chỉ là thỏa mãn cảm giác (quaytròn). Xếp hình thì không phải là trò duy nhất, con không thích, mẹ phải đi mua món khác thôi! Chúc con mau khỏe .
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Tôm trứng thối » T.Ba Tháng 6 01, 2010 8:01 pm

Đánh giá của cô giáo trong ngày 31/ 5 và cho cả tháng 5

Ngày 31/5:

1. Làm nana
Đưa cô cất đi
Chỉ mũi
Hoan hô
-> con đã nhớ đúng 100%
2. Yeah tay
->Con chưa nhớ . Cô làm mẫu một lần thì con sẽ chủ động đập tay , vui vẻ.Ở nhà mẹ bảo yeah tay thì làm ngay không cần làm mẫu
3. Xem tranh quạt , bật quạt, tắt quạt
-> COn chủ động trả lời "quạt" khi nhìn thấy tranh
4."ra ngoài" (ra khỏi chỗ đang ngồi)
-> Còn sẽ đứng dậy và ra khỏi ghế
5. "Ngồi ghế"
-> COn nhớ đi về ghế ngồi
6. Máy bay
-> Bắt chước cô vòng tay trên không nhưng miệng không mấy khi nói ù ù theo cô
7. Ốc bò
-> Phải nhấc tay con thì con sẽ làm mô phỏng ốc bò trên tay. Khi nói "ốc bò trên tay Đức" con sẽ lặp lại hành động này.
8. Vẽ râu mèo
-> Cô nói "vẽ râu mèo đi" con sẽ vẽ đường thẳng thành râu mèo trên tranh
9. Gà gáy
-> Khi cô làm động tác gà gáy ò ó o..con sẽ nói theo. Ở nhà mẹ hỏi gà gày thế nào con nói "o o o"
10.Bai bai, ném đồ cho cô
->con chưa làm được tốt.
11. "Tai đâu?"
-> Con chưa chỉ được tai .
12. Thơm
-> nghe lệnh thơm thì con thơm tranh, đồ chơi, và con vật : đạt 60%
Nhưng em ko thơm người thật.
13. Hành động xin cô
-> Con chưa ngửa tay ra xin cô nhưng mắt nhìn cô tốt.
14.giả làm bò chạy, bò ăn cỏ
-> Con bắt chước cô tốt nhưng chưa nhớ lắm
15. Uống nước rồi "khà"
-> Con bật âm " hà", trước đó môi chu ra bắt chước cô "sụt sụt". Có cho búp bê uống nước.
16. "Măm măm" "ăn" "ầm ầm"
-> Con chưa bật âm măm măm khi học với cô nhưng đã biết đút cho búp bê, cô ăn.
Ở nhà con nói từ măm măm rồi và hiểu măm măm là gì.
17. Cô đâu/ Đức đâu
-> Con chưa chỉ được.
18. Bật âm
-> Con bật nhiều âm nhưng chưa rõ tiếng : ba ba, bàn, bóng, bà, na
Bật âm rõ : quạt, ù, hà, ề, o, ầm

Dưới là nhận xét chung về các mặt phát triển của con cho đến thời điểm này
1. Ngôn ngữ
1.1. Ngôn ngữ nói
-Con có thể bắt chước bật 1 âm tiết. Tuy nhiên chưa chủ động, tùy hứng và chưa ổn định
-Một ố âm của con chưa rõ, mới có khẩu hình miệng gần đúng
-Khó khăn bắt chước bật âm
-Có sự ghi nhớ âm-hình ảnh, âm-động tác
-Đôi khi con chủ động trả lời (ốc, quạt)
-Thường nói nối đuôi theo cô những âm đã biết (ù, ò ó o, hà, ú à, hai ba,...)
1.2.Ngôn ngữ hiểu
-Con đã ghi nhớ, hiểu được 1 số lời chỉ dẫn, hành động 1 bước và làm đúng.
-Mất nhiều thời gian để con học 1 hành động
2.tập trung, chú ý
-Con tập trung khá tốt. Nhưng sự chú ý vào đồ vật nhiều hơn vào cô và có lúc có sự mơ màng, không chú ý. Đôi khi con ngồi im, không phản ứng với lời của cô
3.Giao tiếp, tương tác với xã hội
-Giao tiếp mắt của con khá tốt khi:
+ Con cần cô giúp đỡ
+ Xin cô, đưa cho cô
+ Cô gọi tên (chưa thường xuyên lắm)
+ Con thích thú, chia sẻ với cô
-Tương ác với cô được cải thiện
+ Con quen cô hơn
+ Chủ động hơn: sờ tay lên mặt cô, xúc cho cô ăn - uống, sờ vào tay cô, cười với cô, nhìn cô nhiều và thơm cô
4.Vận động
4.1. Vận động tinh:
-Con có thể vễ nguệch ngoạc nết thẳng đứng
-Xúc gạo : con chưa khéo lắm
-Lật mở sách: cón lật được nhiều trang một lúc
-Nắm mở bàn tay (trò chơi nana,bóp túi gạo, ...) : con làm được.

Ở nhà con cũng chịu nghe lệnh của bố mẹ nhiều hơn. Đã theo nếp của lớp học là cất đồ chơi khi chơi xong, khi đi ngủ, cất dép lên giá dép khi vào nhà,biết kéo quần lên khi mẹ xỏ quần vào chân con, biết là phải cởi dép khi đi vào nhà. Con nói tích cực hơn khi ở nhà với bố mẹ, nói thêm được những từ : quảng cáo, tò tí te, từ từ. Cũng đỡ nhút nhát hơn trước : ở lớp bắt đầu dám đi lại trong lớp, lấy đồ chơi (ít), tự đi ra cửa khi người nhà đến đón (ít), nhận thức được việc đi lớp nên đến lớp là dơ tay ra theo cô mặc dù mồm vẫn mếu khóc, biết lấy khăn chùi miệng, mũi khi bẩn, phủi tay khi tay bẩn (chưa thường xuyên).
Tôm trứng thối
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 11, 2010 6:20 pm

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Tôm trứng thối » CN Tháng 6 20, 2010 5:40 pm

Hai tuần nữa là Tôm trứng thối tròn 2 tuổi. Gần đây thời tiết nóng nực, thay đổi nhiều làm con cũng uể oải, mệt mỏi. Và có một vấn đề rất nan giải là con càng ngày càng có những phản ứng thái quá khi không hài lòng là vẫn tự đánh mình, và hờn khóc rất lâu không nín (có khi phải đến cả tiếng đồng hồ). Thấy người khác dỗ dành lại càng khóc tệ. Và một tuần gần đây lại có vẻ thích thú với trò tự quay tròn. Cứ chóng mặt ngã lại đứng lên xoay tiếp. Con hay gậm tay của mình nữa.
Con lười vận động quá thể, không thích tự đi bộ đến lớp bao giờ. Có lần phải cưỡng chế con mới đi mà khóc suốt quãng đường từ lớp về nhà. Phản ứng lại việc mẹ bắt đi bộ bằng cách ngồi sụp xuống , không đi nữa...
Làm thế nào để khắc phục những tính xấu này đây???
Tôm trứng thối
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 11, 2010 6:20 pm

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » CN Tháng 6 20, 2010 9:57 pm

Làm thế nào để khắc phục những tính xấu này đây???


Chào bạn, hì hì, câu hỏi này chả biết phải bạn hỏi mình không. Nhưng mình mắc rối loạn "nhiều chuyện chuyên gia" nên vẫn trả lời.

Và có một vấn đề rất nan giải là con càng ngày càng có những phản ứng thái quá khi không hài lòng là vẫn tự đánh mình, và hờn khóc rất lâu không nín (có khi phải đến cả tiếng đồng hồ). Thấy người khác dỗ dành lại càng khóc tệ


Bạn mô tả, và chính bạn thấy để không "khóc tệ" thì bạn nên làm gì rồi đấy: Làm Lơ! Tuy vậy, khi con tự đánh mình, bạn giữ tay con để con không gây nguy hiểm cho bản thân con. Mắt bạn vẫn không nhìn con và không than van, không nài nỉ, không phân trần gì cả. Âm thanh lúc ấy có thể là vô ích.

Những gì con đòi, bạn thấy không thể chiều theo, bạn sẽ nhất định không chiều theo. Như thế con mới hiểu ra cái gì đòi được, cái gì không được dù con có vật mình vật mẩy đến đâu.

Và một tuần gần đây lại có vẻ thích thú với trò tự quay tròn. Cứ chóng mặt ngã lại đứng lên xoay tiếp. Con hay gậm tay của mình nữa.


Cả hai đều là rối loạn cảm giác. Bạn không muốn con quay tròn rồi chóng mặt, ngã, nguy hiểm, bạn nên giúp con quay. Bạn có thể ôm con lên ngồi ghế xoay và hai mẹ con xoay. Coi chừng chính mẹ chóng mặt ngã trước đấy nhé. Khi xoay 10 vòng, bạn thấy bắt đầu chóng mặt, bạn chỉ cần xoay 1/2 vòng ngược lại là hết ngay. Về gặm tay, bạn quan sát xem con gặm ngón nào hay phần naò của tay, gặm vào lúc nào, có nguyên nhân gì không?

Con lười vận động quá thể, không thích tự đi bộ đến lớp bao giờ. Có lần phải cưỡng chế con mới đi mà khóc suốt quãng đường từ lớp về nhà. Phản ứng lại việc mẹ bắt đi bộ bằng cách ngồi sụp xuống , không đi nữa...


Nếu bé không gầy gò, ốm yếu hoặc quá béo đến độ... lê khong nổi thì bạn nên tiếp tục tập cho con đi bộ. Đó là môn thể dục tuyệt vời cho mọi lứa tuổi mà! (HÌ hì, bác nói thế chứ bác có thể sẽ lái xe 3 vòng chỉ để tìm chỗ đậu cho gần)! Bạn có thể khôngn cần bắt con đi suốt quãng đường ngay ngày đầu. Con đi 20 chục bước, mẹ bế con 5 bước, rồi con lại đi 20 bước, mẹ lại bế 5 bước. Cũng là cách tốt để học đếm!

Nếu con ngồi sụp xuống, đừng vội dọa "Bỏ đấy một mình, tôi về đây!" Bạn chỉ nên dọa khi bạn sẽ làm điều đó thật. Đừng dọa xong, đi ba bước rồi quay lại. Lời đe dọa cho những thứkhác sẽ không hiệu quả.

Mình đã tùng đi bộ với 1 chú chàng xinh xinh, béo béo. Rồi hắn nằm vật ra, biểu tình, không chịu đi. Mình không dọa vì không thể bỏ hắn ở đó. Mình bèn nằm theo, ngáy khò khò. Đã thế, mình còn gác chân gác tay lên hắn y như mình ngủ say vậy. Hắn thấy mình ngủ, sợ quá bèn la lên: "Ms. Nguyen, go, go. Go back. Go go go! Cô Nguyễn, đi, đi nào. Đi về. Đi, đi, đi nào!" Ms. Nguyễn thì khoái quá, đi liền và tiếc cho cái áo tim tím dính đầy đất.

Ngày hôm sau, đang đi, mình tự lăn ra đất. Chú chàng kia lắp bắp rú lên: "Ms. Foster! Ms. Nguyen bad! Cô Foster, cô Nguyễn hư". Ha ha, mình thắng. Còn cô Foster theo đúng kế hoạch, dẫn cả lớp trở lại: "Ms. Nguyen, I count to 3, you have to get up or you will lose your sand playing time. Cô Nguyễn, tôi đếm đến 3, cô không đứng lên là cô mất giờ chơi cát đấy!" Ms. Nguyễn ứ ứ, dẫy dẫy đúng kiểu tk, rồi đứng lên! Ha ha, mình thắng!
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Tôm trứng thối » T.Hai Tháng 6 21, 2010 12:59 am

Cám ơn lời tư vấn của chị Nguyễn Anh nhé.
Em bổ sung thông tin như sau:

Bạn mô tả, và chính bạn thấy để không "khóc tệ" thì bạn nên làm gì rồi đấy: Làm Lơ! Tuy vậy, khi con tự đánh mình, bạn giữ tay con để con không gây nguy hiểm cho bản thân con. Mắt bạn vẫn không nhìn con và không than van, không nài nỉ, không phân trần gì cả. Âm thanh lúc ấy có thể là vô ích.

Những gì con đòi, bạn thấy không thể chiều theo, bạn sẽ nhất định không chiều theo. Như thế con mới hiểu ra cái gì đòi được, cái gì không được dù con có vật mình vật mẩy đến đâu.


Thực ra kệ để bạn ý khóc thì cũng có hiệu quả đấy, nhưng mà bạn ý sẽ khóc rất lâu, và tỉ tệ mãi không nín, có lần mình đã nhìn đồng hồ, đến gần 1.5 giờ đồng hồ , cứ khóc to rồi lại thổn thức rồi lại nín lại khóc to rồi thổn thức . Cứ thế cho đến khi mệt và ngủ đi. Có hôm nửa đêm cũng thế, chờ mãi bạn ý không nín, mẹ chán ra chỗ khác ngồi, bạn ý sợ quá khóc to hơn. Mẹ chờ một lúc vào, ngỏ ý bế bạn ý, bạn ý giơ tay ra theo mẹ và ngủ. Nhưng đến lần thứ hai thì bạn ý theo mẹ, nhưng vẫn khóc tỉ tê không nín. Bực quá mẹ chẳng dỗ nữa , cuối cùng sau tổng cổng hơn 1 tiêng đồng hồ từ khi bắt đầu khóc, bạn ý lại mệt vả ngủ thiếp đi. Để bạn ý khóc nhiều quá cũng thấy tội lắm cơ, với lại nếu ở nhà với các bà thì bạn ý sẽ rất ngoan cố. Mẹ cháu cũng đang cố gắng để duy trì cách đối phó này.

Cả hai đều là rối loạn cảm giác. Bạn không muốn con quay tròn rồi chóng mặt, ngã, nguy hiểm, bạn nên giúp con quay. Bạn có thể ôm con lên ngồi ghế xoay và hai mẹ con xoay. Coi chừng chính mẹ chóng mặt ngã trước đấy nhé. Khi xoay 10 vòng, bạn thấy bắt đầu chóng mặt, bạn chỉ cần xoay 1/2 vòng ngược lại là hết ngay. Về gặm tay, bạn quan sát xem con gặm ngón nào hay phần naò của tay, gặm vào lúc nào, có nguyên nhân gì không?


Bạn ý quay tròn tối đa là năm vòng, mệt quá thì cũng thôi, hoặc mẹ dụ dỗ vào trò gì đó thì bạn ý cũng thôi.Nhưng mình để ý, gần đây bạn ý xoay nhiều, nhất là khi bức xúc. Mình đang cố gắng khắc phục bằng cách mời bạn ý chơi một trò chơi khác. Chứ mình tiền đình kém, chắc không quay cùng bạn ý được :( . Còn về vấn đề gặm tay thì bạn ý gặm cả 5 ngón, cứ lúc cho vào miệng 3 ngón, lúc chỉ có ngón cái.Trước thì khi bạn ý mọc răng bạn ý gặm tay. Sau dần cứ thấy gặm vậy không bỏ, mặc dù cái răng đã nhú hẳn ra khỏi lợi.
Có điều là, mình có cảm giác bạn ý sợ mẹ bỏ rơi, thấy mẹ là bám riết không rời.Chỉ thích mẹ bế, mẹ ôm thôi. Mà mẹ thì không thể bế và ôm bạn ý suốt được nên bạn ý rất hay bị cáu gắt và thất vọng khi mẹ bỏ bạn ý xuống, không bế hoặc giao cho người khác. Nguyên nhân thì vì mẹ đi làm suốt ngày (12 tiếng mỗi ngày), về nhà lại phải làm những việc khác, mà nhà chỉ có mẹ và bạn ý là chính. Thương bạn ý nhiều lắm, nhưng mẹ chỉ có hai cánh tay, hai cái chân và một cơ thể, lại còn yếu ớt nữa. Làm sao để bạn ý hiểu được là mẹ yêu bạn ý và k bao giờ bỏ rơi bạn ý đây.
Dạo này quá nhiều việc , mẹ mệt mỏi sinh ra hay cáu gắt nữa. Mẹ mắng nhiều làm bạn ý tủi thân. Nghĩ mà thương bạn ý quá. Tủi thân nhưng khi mẹ vỗ về thì khóc, rồi sau đó là ôm chặt mẹ không buông. Lúc tức lên thật thì xua tay đuổi mẹ đi...Nhìn bạn ý có lúc mẹ đã khóc nhè thật ý, lúc đó bạn ý chỉ ngơ ngác nhìn thôi.

Nếu bé không gầy gò, ốm yếu hoặc quá béo đến độ... lê khong nổi thì bạn nên tiếp tục tập cho con đi bộ. Đó là môn thể dục tuyệt vời cho mọi lứa tuổi mà! (HÌ hì, bác nói thế chứ bác có thể sẽ lái xe 3 vòng chỉ để tìm chỗ đậu cho gần)! Bạn có thể khôngn cần bắt con đi suốt quãng đường ngay ngày đầu. Con đi 20 chục bước, mẹ bế con 5 bước, rồi con lại đi 20 bước, mẹ lại bế 5 bước. Cũng là cách tốt để học đếm!


Trước đây dụ dỗ chơi dung dăng dung dẻ bạn ý rất thích và đi rất nhiều. Sau có vẻ bạn ý phát hiện ra đó là mẹ dụ dỗ để bạn ý đi bộ nên dụ thế nào bạn ý cũng không đi, mà đã bế lên tay rồi thì nhất định lấy chân quặp chặt mẹ không xuống. Khi mẹ mệt quá, gắt lên bạn ý mới chịu xuống tự đi. Mà đi bộ với nhau mẹ cũng phải mỏi mồm đếm hoặc hát suốt dọc đường.

Nếu con ngồi sụp xuống, đừng vội dọa "Bỏ đấy một mình, tôi về đây!" Bạn chỉ nên dọa khi bạn sẽ làm điều đó thật. Đừng dọa xong, đi ba bước rồi quay lại. Lời đe dọa cho những thứ khác sẽ không hiệu quả.


Mình đã chót dọa rồi một tẹo sau quay lại rồi. Có nên thử lại không? Giữa đường mà thử như vậy thì có an toàn không nhỉ? Nếu không dọa được thì đành phải bế bạn ý lên?

Mình đã tùng đi bộ với 1 chú chàng xinh xinh, béo béo. Rồi hắn nằm vật ra, biểu tình, không chịu đi. Mình không dọa vì không thể bỏ hắn ở đó. Mình bèn nằm theo, ngáy khò khò. Đã thế, mình còn gác chân gác tay lên hắn y như mình ngủ say vậy. Hắn thấy mình ngủ, sợ quá bèn la lên: "Ms. Nguyen, go, go. Go back. Go go go! Cô Nguyễn, đi, đi nào. Đi về. Đi, đi, đi nào!" Ms. Nguyễn thì khoái quá, đi liền và tiếc cho cái áo tim tím dính đầy đất.

Ngày hôm sau, đang đi, mình tự lăn ra đất. Chú chàng kia lắp bắp rú lên: "Ms. Foster! Ms. Nguyen bad! Cô Foster, cô Nguyễn hư". Ha ha, mình thắng. Còn cô Foster theo đúng kế hoạch, dẫn cả lớp trở lại: "Ms. Nguyen, I count to 3, you have to get up or you will lose your sand playing time. Cô Nguyễn, tôi đếm đến 3, cô không đứng lên là cô mất giờ chơi cát đấy!" Ms. Nguyễn ứ ứ, dẫy dẫy đúng kiểu tk, rồi đứng lên! Ha ha, mình thắng!


Cái này thật hay, nhưng ở VN mà làm thế mọi người sẽ tưởng mình bị thần kinh nên hơi bị khó thực hiện.
Tôm trứng thối
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 11, 2010 6:20 pm

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 6 21, 2010 1:32 am

mình có cảm giác bạn ý sợ mẹ bỏ rơi, thấy mẹ là bám riết không rời.Chỉ thích mẹ bế, mẹ ôm thôi.


Chào bạn,

Mình có 3 thắc mắc:

1) Nếu bé ngồi lỳ xuống đất không chịu đi, mà bạn lại cứ bỏ đi đằng trước thì bé có chạy theo không? Cái lỳ của bé có to hơn cái sợ mẹ bỏ rơi không?
2) Cùng ý đó, nếu bé xoay vòng vòng, bạn nói: "mẹ không thích xoay, mẹ đi đây". Rồi mẹ đi thật, thì bé có ngưng không?
3) Có khi nào bé xoay vòng hoặc ngồi lỳ xuống đất vì biết lúc đó mẹ sẽ ngồi xuống chơi với mình hoặc biết lúc đó mẹ sẽ quan tâm tới mình không?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Tôm trứng thối » T.Hai Tháng 6 21, 2010 2:04 am

phi đã viết:
mình có cảm giác bạn ý sợ mẹ bỏ rơi, thấy mẹ là bám riết không rời.Chỉ thích mẹ bế, mẹ ôm thôi.


Chào bạn,

Mình có 3 thắc mắc:

1) Nếu bé ngồi lỳ xuống đất không chịu đi, mà bạn lại cứ bỏ đi đằng trước thì bé có chạy theo không? Cái lỳ của bé có to hơn cái sợ mẹ bỏ rơi không?

Bé không chạy theo nhưng gào thét thảm thiết hơn. Có lần xỏ dép đi chơi, bắt bạn ý tự đi, thế là bạn ý ngồi bệt xuống ăn vạ, mẹ đóng cửa bỏ bạn ý trong nhà một mình và đi ra khỏi tầm nhìn của bạn ý thì bạn ý cũng chỉ khóc to hơn, rồi nín, rồi lại khóc, nhưng không chịu đứng dậy. Mẹ quay lại nhìn thì khóc tiếp. Mẹ đi cũng khóc, rồi lại ngồi im, lân la. Thấy mẹ lại khóc cho đến khi mẹ mở cửa, lại gần bạn ý thì bạn ý vẫy hai cái tay lên, bám lấy mẹ đòi bế. Còn ở ngoài đường thì đứng yên một chỗ hoặc ngồi yên chỗ bạn ý ngồi xuống và gào lên thôi, nhất định không đứng dậy.

2) Cùng ý đó, nếu bé xoay vòng vòng, bạn nói: "mẹ không thích xoay, mẹ đi đây". Rồi mẹ đi thật, thì bé có ngưng không?


Lúc đầu nói "không xoay" thì bạn ý thôi. Sau này bạn ý có lúc nghe, lúc lờ đi, có lúc thích thú thì cứ vừa xoay vừa cười , mẹ ôm lại không cho xoay lại tưởng mẹ chơi cùng lại càng được thể chơi tiếp. Nhưng thường khi bày trò khác cho bạn ý chơi thì bạn ý thôi luôn, chơi trò mẹ gợi ý.

3) Có khi nào bé xoay vòng hoặc ngồi lỳ xuống đất vì biết lúc đó mẹ sẽ ngồi xuống chơi với mình hoặc biết lúc đó mẹ sẽ quan tâm tới mình không?


Cũng không biết là liệu nó có biết mẹ không bỏ lại thật hay không, nhưng nếu ở nhà chỉ có hai mẹ con, không phải ở ngoài đường hay ở nhà với các bà thì nó nghe lời mẹ hơn, mặc dù vẫn bướng bỉnh. Cũng có lúc nó không nghe lời, mẹ phải cưỡng chế . Nhưng em nghĩ là nó biết ai nó có thể bướng bỉnh được ai không, biết ai chiều chuộng nó ai không.

Ví dụ như đi học về phải cất dép .
Hôm nào bạn ý vui vẻ, tâm trạng thoải mái, mẹ bảo cất dép là bạn ý cất ngay. Nhưng có hôm tự nhiên không thích mà mẹ bắt thì mẹ đưa dép lên bắt cát là lấy tay hất dép đi. Mẹ cầm tay bạn ý nhặt dép, lôi đến chỗ để dép thì khóc quá trời luôn và dập chân dập tay rất mạnh, khóc hờn dai dẳng..Có lần khóc lâu, mẹ dỗ đẩy mẹ ra. Mẹ cho khóc tiếp 30 phút. Trong thời gian đó mẹ đi móc màn chuẩn bị giường ngủ, rồi tắt đèn, để mỗi đèn ngủ rồi mẹ ra lau mặt thì cho mẹ lau, vẫn còn tỉ tê. Nhưng khi thấy mẹ mang váng sữa ra thì nín ngay, sán ngay lại gần mẹ để ăn. Sau đó là ôm mẹ và đi ngủ.
Tôm trứng thối
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 11, 2010 6:20 pm

Re: Bé Minh Đức, chậm nói, bs yêu cầu theo dõi tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 6 21, 2010 2:19 am

Thực ra kệ để bạn ý khóc thì cũng có hiệu quả đấy, nhưng mà bạn ý sẽ khóc rất lâu, và tỉ tệ mãi không nín, có lần mình đã nhìn đồng hồ, đến gần 1.5 giờ đồng hồ , cứ khóc to rồi lại thổn thức rồi lại nín lại khóc to rồi thổn thức . Cứ thế cho đến khi mệt và ngủ đi. Có hôm nửa đêm cũng thế, chờ mãi bạn ý không nín, mẹ chán ra chỗ khác ngồi, bạn ý sợ quá khóc to hơn. Mẹ chờ một lúc vào, ngỏ ý bế bạn ý, bạn ý giơ tay ra theo mẹ và ngủ. Nhưng đến lần thứ hai thì bạn ý theo mẹ, nhưng vẫn khóc tỉ tê không nín. Bực quá mẹ chẳng dỗ nữa , cuối cùng sau tổng cổng hơn 1 tiêng đồng hồ từ khi bắt đầu khóc, bạn ý lại mệt vả ngủ thiếp đi. Để bạn ý khóc nhiều quá cũng thấy tội lắm cơ, với lại nếu ở nhà với các bà thì bạn ý sẽ rất ngoan cố. Mẹ cháu cũng đang cố gắng để duy trì cách đối phó này.


Bạn có thể sẽ phải thi gan cóc tía vài lần, con khóc tổng cộng 10 tiếng thì chuyện mới ổn định đấy! Chuyện này thì mìh rành lắm, tại hồi bé mình khóc dai kinh lên được. Nhiều khi đang định nín thì có kẻ hỏi thăm, được thể khóc thêm! Mẹ mình nẩy ra chiêu mới: mỗi khi mình khóc, bà mở quạt cho mình mát, mở nhạc cho mình nghe, và cho cả cái bát to để muốn ói thì ói, xong bà đi chỗ khác. Lúc đấy, mình thấy khóc mà chả ai thương, lại còn được cung cấp điều kiện để thoải mái khóc nên mình nín mất!

Mà trẻ con khóc nở phổi, sợ gì? Kể cả khi chúng gào thảm thiết đến khản giọng, bố mẹ vẫn phải lì đòn hơn thì chúng mới biết đá vàng!

Bạn ý quay tròn tối đa là năm vòng, mệt quá thì cũng thôi, hoặc mẹ dụ dỗ vào trò gì đó thì bạn ý cũng thôi.Nhưng mình để ý, gần đây bạn ý xoay nhiều, nhất là khi bức xúc. Mình đang cố gắng khắc phục bằng cách mời bạn ý chơi một trò chơi khác. Chứ mình tiền đình kém, chắc không quay cùng bạn ý được :( . Còn về vấn đề gặm tay thì bạn ý gặm cả 5 ngón, cứ lúc cho vào miệng 3 ngón, lúc chỉ có ngón cái.Trước thì khi bạn ý mọc răng bạn ý gặm tay. Sau dần cứ thấy gặm vậy không bỏ, mặc dù cái răng đã nhú hẳn ra khỏi lợi.


Về xoay tròn, nếu bạn có thể dụ trò gì khác là tốt. Nếu không, bạn cứ cho con quay, nhưng lấy cái quay ấy thành quà thưởng. Tiếc là bạn lại tiền đình tiền chùa nên mất thú vui quay vòng cùng con! Những lúc ấy thích lắm chứ, bỗng dưng mà thế giới lâng lâng, mờ ảo...

Chuyện gặm tay có lẽ bắt đầu từ ngứa lợi và hiện thì thành thói quen. Nhưng răng nhú ra thì chưa hẳn là hết ngứa đâu nhé, vì còn cả cái răng phải lòi ra cơ mà. Bạn cứ yên lặng kéo tay con ra, hoặc dúi vào tay con cái gì con thích.

Có điều là, mình có cảm giác bạn ý sợ mẹ bỏ rơi, thấy mẹ là bám riết không rời.Chỉ thích mẹ bế, mẹ ôm thôi. Mà mẹ thì không thể bế và ôm bạn ý suốt được nên bạn ý rất hay bị cáu gắt và thất vọng khi mẹ bỏ bạn ý xuống, không bế hoặc giao cho người khác. Nguyên nhân thì vì mẹ đi làm suốt ngày (12 tiếng mỗi ngày), về nhà lại phải làm những việc khác, mà nhà chỉ có mẹ và bạn ý là chính. Thương bạn ý nhiều lắm, nhưng mẹ chỉ có hai cánh tay, hai cái chân và một cơ thể, lại còn yếu ớt nữa. Làm sao để bạn ý hiểu được là mẹ yêu bạn ý và k bao giờ bỏ rơi bạn ý đây.


Đây là nỗi lo sợ mất người thân của trẻ con. Nếu bạn phải đi nấu cơm, bạn sẽ phải để con xuống và nghe con khóc. Rồi thì con sẽ học ra rằng: ủa, mình khóc hay không khóc thì mẹ vẫn cứ ở bếp đấy thôi!

Dạo này quá nhiều việc , mẹ mệt mỏi sinh ra hay cáu gắt nữa. Mẹ mắng nhiều làm bạn ý tủi thân. Nghĩ mà thương bạn ý quá. Tủi thân nhưng khi mẹ vỗ về thì khóc, rồi sau đó là ôm chặt mẹ không buông. Lúc tức lên thật thì xua tay đuổi mẹ đi...Nhìn bạn ý có lúc mẹ đã khóc nhè thật ý, lúc đó bạn ý chỉ ngơ ngác nhìn thôi.


Bạn không có quyền mắng con đâu. Nếu vì công việc người ta giao cho mình, mình làm cho mệt rồi quay lại mắng con thì không công bằng cho con tí nào. Đành là mẹ đi làm 12 tiếng chỉ vì muốn kiếm tiền nuôi con, nhưng có thể con sẽ đồng ý bớt ăn bớt mặc để mẹ không cáu gắt!

Khi áp lực tinh thần và thể chất lên cao, bạn cần phải biết. Và biết để làm gì? Để ngay lúc ấy bạn không tiếp tục để cho mình bị lún sâu hơn. Bạn có thể sẽ giao con cho bà, hoặc để cho con khóc, đóng cửa phòng lại. Bạn chỉ cần 5 phút, 10 phút để đầu óc dịu lại, rồi lại mở cửa ra với con. Mình biết điều này rất khó thực hiện. Nhưng bạn cố gắng tự thẩm định mình để biết lúc nào thì mình sắp quát mắng con. Cùng lắm, bạn nói nhỏ nhẹ: "Con không yêu mẹ à? Mẹ đuối quá rồi con ạ!" Nếu bạn giữ câu nói ấy cho những khi bạn mệt mỏi, câu nói ấy sẽ là dấu hiệu nhắc bạn rằng bạn sắp sửa nổi... khùng!

Những gì xảy ra cho bạn cũng xảy ra với mọi cha mẹ khác, bạn đừng nghĩ là mình dở, mình tệ. Vấn đề là biết thế thì mình cố tránh thôi. Cố lên nhé. Mắng con làm gì, con có hiểu hết đâu, chỉ tưởng mẹ chả yêu con nữa. (Bạn không thấy rằng có những người nói nhỏ nhẹ nhưng cũng đau thấu xương mình đấy sao?)

Trước đây dụ dỗ chơi dung dăng dung dẻ bạn ý rất thích và đi rất nhiều. Sau có vẻ bạn ý phát hiện ra đó là mẹ dụ dỗ để bạn ý đi bộ nên dụ thế nào bạn ý cũng không đi, mà đã bế lên tay rồi thì nhất định lấy chân quặp chặt mẹ không xuống. Khi mẹ mệt quá, gắt lên bạn ý mới chịu xuống tự đi. Mà đi bộ với nhau mẹ cũng phải mỏi mồm đếm hoặc hát suốt dọc đường.


Thôi đừng gắt nữa nhé. Mà nếu phải hát hay đếm thì có phải hơn là cứ bế hắn trên tay không? Thế bây giờ muốn mỏi mồm đếm hay muốn mỏi chân mỏi tay mỏi lưng bế nào? :D

Cái này thật hay, nhưng ở VN mà làm thế mọi người sẽ tưởng mình bị thần kinh nên hơi bị khó thực hiện.


Nếu có ai tưởng mình bị thần kinh, mà mình giúp con bỏ được một thói hư, mình chả sợ. Ai nói, họ toét mồm họ ra! :D Thiên hạ vẫn chỉ là những người ngoaì, chả giúp đỡ hay ảnh hưởng gì được đến gia đình bạn.

Nói cho cùng, giữa việc họ tưởng bạn thần kinh, hay chê bai con bạn không biết nghe lời, bạn sẽ nhận tiếng xấu về phần bạn không? Hơn nữa, để dậy con, để hỗ trợ con, bạn sẽ làm mọi thứ cần thiết cơ mà! Nằm xuống đất năm mười phút chả chết thằng Tây nào đâu! Nằm đi, rồi sẽ thấy bầu trời là lạ (vì đã bao giờ được giời từ lề đường đâu? :lol: )

Cũng không biết là liệu nó có biết mẹ không bỏ lại thật hay không, nhưng nếu ở nhà chỉ có hai mẹ con, không phải ở ngoài đường hay ở nhà với các bà thì nó nghe lời mẹ hơn, mặc dù vẫn bướng bỉnh. Cũng có lúc nó không nghe lời, mẹ phải cưỡng chế . Nhưng em nghĩ là nó biết ai nó có thể bướng bỉnh được ai không, biết ai chiều chuộng nó ai không.


Mình đồng ý với bạn là con biết ở đâu, lúc nào, có ai chung quanh thì mẹ sẽ hay nhượng bộ hơn. Chính vì thế, nếu bạn cho con thấy rằng: dù ở đâu, có ai chung quanh, vào lúc nào thì mẹ cũng buộc con phải làm những gì con cần làm, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công trong kế hoạch hỗ trợ hành vi của con.

Riên gnhững thành viên trong gia đình, bạn phải yêu cầu họ, xin họ đừng phá hỏng qui lệ mà bạn đã xây dựng để con có kỷ cương. Chẳng hạn, con đag bị phạt quay mặt vào tường, xin ông bà cô chú bố.. đừng cứu con ra nếu mẹ chưa cho phép. Nếu con không được ăn kẹo, xin đừng ai dấu kẹo cho con.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách.

cron