Bé trai Minh Quân - sinh 10/2006

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Bé trai Minh Quân - sinh 10/2006

Gửi bàigửi bởi ngoctran7464 » T.Năm Tháng 5 21, 2009 3:22 pm

Chào các bạn,
Tôi được biết trang web "CON CỦA MẸ" do tìm kiếm trên mạng, tôi và vợ con đang sống ở Nha Trang Khánh Hòa.
Chúng tôi hiện chỉ có một cháu trai (sinh năm 2006), lúc sinh cháu, tôi 42 tuổi, vợ tôi 35 tuổi. Nghề nghiệp của tôi : Kế toán, và vợ tôi : Giáo viên tiếng Anh ( hiện nay ở nhà). Tôi không phải làm việc vắng nhà suốt cả ngày. Vợ tôi thì ở nhà không đi làm. Nhưng bản tính vợ tôi ít nói và chúng tôi lớn tuổi nên có xu hướng không nói chuyện nhiều hay đùa giỡn nhiều với cháu.
Cháu sanh tại bệnh viện Từ Dũ. Mẹ cháu được phẩu thuật lấy thai vì có tiền sử bệnh suyển và đã nhiều lần phẩu thuật trước đó (5 lần). Cháu sanh ra ở tuần thứ 38, cân nặng 3 kg, tình trạng sức khỏe bình thường. Cháu chỉ bú sữa mẹ trong vòng 1 tháng (vì mẹ ít sữa) và bú sữa ngoài cho đến nay. Khoảng 8 tháng tuổi, chúng tôi phát hiện cháu bị hen suyển . Thời điểm 12 tháng tuổi, cháu phải vào viện vì khó thở (lên cơn suyển) và nằm viện 4 ngày. Thời gian đó, cháu thường bị sổ mũi, viêm họng. Sau đó, do nước mũi chảy xuống cổ nên gây ho có đàm rồi gây nên cơn hen… Cháu biết lật lúc 5 tháng, biết đi lúc 13,5 tháng.
Chúng tôi có điều trị hen theo hướng dẫn của Bs ở đây (dùng xịt Seretide kết hợp thuốc uống Singulair , cho ăn thêm yến sào (hủ) 1 thời gian thì thấy bệnh có giảm nhiều.
Trong vòng 6 tháng nay, không thấy cháu lên cơn hen nữa.
Về dấu hiệu của bệnh tự kỷ:
- Chúng tôi tìm hiểu và nghi ngờ cháu bị tự kỷ lúc 13 tháng tuổi vì cháu có những biểu hiện sau : không biết nói, đi nhón gót, gọi tên không đáp ứng (có lẽ cháu cũng không biết đó là tên mình), không biết vẩy tay “bye bye”, không nhìn vào mặt cha mẹ hay người thân. Thời điểm đó, chúng tôi cho cháu xem ti vi nhiều (ca nhạc video), giao cho người giúp việc trông coi (chúng tôi vẫn bên cạnh cháu – không phải đi làm cả ngày) thường xuyên cho cháu ăn trước tivi. Khi cháu có nhu cầu chẳng hạn như uống nước… cháu không biết chỉ tay mà cầm tay người khác hướng về vật muốn lấy… Cháu không chơi và không quan tâm đến trẻ khác (trong nhà không có trẻ nhỏ. Đứa trẻ đầu tiên mà cháu tiếp xúc lại là một bé gái hung dữ và đã có lần đánh cháu – có thể cháu bị ấn tượng xấu ?).
Cháu thích chơi với những đồ dùng trong nhà hơn là đồ chơi dành cho trẻ nhỏ ( thích cầm thau, chậu, son nồi, rổ, đũa… ). Cháu không biết kêu khi đi tiểu hay đi cầu. Cháu rất hiếu động, chạy nhảy suốt ngày, hoạt động không nghỉ. Thời điểm này (12 tháng tuổi trở đi), cháu hay có những rối loạn giấc ngủ. Rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ lúc 11-12 giờ . Có lúc thức giấy lúc 2-3 giờ sáng và chơi đến 5 sáng mới ngủ lại và dậy lúc 10 giờ, trưa cháu lại không ngủ và cứ thế giấc ngủ của cháu rối loạn. Cháu không hiểu mệnh lệnh và cũng không có khả năng bắt chước, ít tập trung. Khi chúng tôi cố dạy cháu nói, bắt cháu nhìn vào miệng rất khó khăn( phải lấy tay giữ đầu cháu hướng vào miệng) chỉ được vài giây là cháu vùng vẩy đòi “thoát ra”. Từ nhỏ đến lớn, cháu chảy nước miếng suốt, phải mang yếm (cháu không biết nuốt nước miếng vào). Cháu không thích chơi thú nhồi bông, bong bóng bay, vật được thổi hơi. Cháu không biết đưa đồ vật cho ngườikhác hay cho bố mẹ. Không chia thức ăn cho người khác kể cả bố mẹ. Không biết sợ khi bị đánh đòn, tôi nhận thấy cháu sợ và khóc vì đau chứ không ý thức là mình phải không dược làm việc đó để không bị đánh. Cháu chướng và khóc la nhiều, dỗ nín rất khó. Việc chăm sóc cháu rất vất vả . Dắt cháu đi đâu phải luôn ngăn chặn cháu không chạy ra đường vì cháu không biết sợ xe cộ…. Cháu không sợ bóng đêm, việc mất điện không làm cho cháy sợ hãi. Cháu không sợ ai vì chúng tôi cũng không hù dọa cháu bằng “ông kẹ” nào.
- Tháng 7/2008, cháu được 20 tháng tuổi, chúng tôi đưa cháu vào TP HCM, đến khám ở Đơn vị Tâm lý Bv Nhi Đồng 1. Bs cho biết, ở độ tuổi này, với những dấu hiệu mà phú huynh đưa ra chưa thể khẳng định là cháu bị tự kỷ. Các Bs có cung cấp ít tài liệu và có hẹn khám lại sau 3 tháng (tuy nhiên chúng tôi khôg có điều kiện thăm khám). Kết quả khám thể chất: tai cháu bình thường, không điếc. Cơ quan phát âm bình thường, tuy nhiên, Bs sĩ nhận định thắng lưỡi cháu hơi dài. Sau đó Bs đã cắt thắng lưỡi của cháu (tư vấn rằng khi cháu biết nói thì không nói ngọng chứ việc cắt thắng lưỡi không giúp cháu nhanh biết nói).
Khoảng 4 tháng sau khi khám ở TP HCM về, chúng tôi cho cháu đi trẻ (người trông trẻ không có nghiệp vụ dạy trẻ nhưng là người có ý thức là cháu tự kỷ, bất thường so với trẻ khác – chúng tôi đã cho họ biết tình trạng của cháu). Lúc đầu chúng tôi chỉ gửi 1 buổi, sau đó gửi cả ngày. Từ lúc đi nhà trẻ đến nay (4 tháng), hiện nay, chúng tôi thấy cháu có những tiến bộ sau :
- Cháu đã chú ý đến trẻ khác ( tuy chưa thích chơi chung )và những người chung quanh hơn lúc trước.
- Cháu đã nhìn vào mắt bố mẹ hoặc người khác nhiều hơn lúc trước.
- Cháu biết chơi đùa, cười với bố mẹ, nét mặt biểu lộ nhiều tình cảm nhiều hơn. Có giao tiếp mắt.
- Không còn đi nhón chân.
- Khi gọi tên cháu, cháu đã biết quay đầu, nhưng khi có khi không, nếu cháu đang quan tâm vào việc gì đó thì vẫn không quay lại.
- Cháu có bập bẹ ra tiếng như “ ba” , “ma…má..” nhưng không phải cố tình gọi ba hay Má. (thích thì nói, không thích thì thôi, không theo mệnh lệnh).
- Cháu biết vâng lời ba mẹ, cô giáo hơn trước kia, không nằm vạ như trước. ( Trước kia khi cháu không bằng lòng việc gì thì cháu ưỡn người nằm lăn ra, bất kể đang ở đâu, khóc la rất to, lăn ra đất giảy giụa hoặc cắn vào vai người đang ẵm).
- Cháu biết sợ và tuân mệnh lệnh khi người coi trẻ gằn giọng.
- Giấc ngủ cháu khoảng 3 tháng nay tương đối ổn định, ngủ 1 giấc đến sáng ( 11-12 h đến 7 – 8 h)
- Biết chơi bóng với bố, biết đưa bóng cho bố ném, cháu biết thổi kèn và hút nước từ 1 ống hút, thích thú khi bố thổi bong bóng xà phòng (chúng tôi dạy).
- Có thể đưa thức ăn cho bố, mẹ khi không thích ăn nữa (ớn)
- Đặc biệt, khi tôi hát “Con cò bé bé …” cháu có lúc lập lại khá rõ ( chỉ 4 từ ) nhưng cháu không lập lại thường xuyên. Có vẻ cháu có cảm xúc nhiều khi nghe câu hát hay bản nhạc.
- Cháu đã tỏ ra sợ khi bố dơ tay hăm đánh đòn (tuy còn tỏ ra bực bội và thể hiện bằng cách ôm chầm lấy bố hay chạy đi chạy lại trong khi mếu máo hoặc đập 2 tay xuống đất)
Hiện nay, sau khi ở nhà trẻ về, chúng tôi tăng cường tiếp xúc, chơi đùa với cháu. Dạy cháu học trong vòng 20 phút (buổi tối) theo 1 tài liệu của người bạn cung cấp. Hiện cháu được 30,5 tháng, nặng 11 kg. Cháu ăn uống bình thường, vẫn uống sữa đều đặn (đôi lúc đi phân nhão hoặc hơi chảy vì sữa).
Có thể sắp tới, chúng tôi sẽ cho cháu vào 1 trường mẫu giáo, nơi có các giáo viên được đào tạo chính quy để cháu được dạy dổ quy củ hơn. Ở Nha Trang không có trung tâm nào giáo dục trẻ tự kỷ. Chỉ có 1 khoa trong trường Sư phạm mẫu giáo TW 2 là khoa GDĐB là có tư vấn và giáo dục trẻ nhưng chỉ 1 giờ cho mỗi trẻ và hiện đã quá tải, không nhận thêm cháu nữa.
Được biết có Diễn đàn cùng nhau vượt khó, tôi ước mong có được nhiều tư vấn và tài liệu bổ ích từ các bạn có thể giúp gia đình chúng tôi giáo dục cháu tốt hơn, giúp cháu hòa nhập cộng đồng, giúp cho bản thân cháu sau này. Hy vọng chúng tôi nhận được nhiều giúp đỡ. Xin bộc bạch cho các bạn cùng room xin mọi người tư vấn và giúp đỡ chúng tôi.
Thân ái,
Huỳnh ngọc Trân ĐT: 0905235857
Email : ngoctran7464@yahoo.com
Hình đại diện của thành viên
ngoctran7464
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 5 21, 2009 3:11 pm
Đến từ: Nha Trang, Việt Nam.

Re: Bé trai Minh Quân - sinh 10/2006

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Năm Tháng 5 21, 2009 4:05 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào mừng bé Minh Quân và ba mẹ tham gia diễn đàn.

Thưa anh, những biểu hiện mà anh mô tả về cháu có vẻ thiênnhiều về tự kỷ. Khi khám định các cháu dưới 3 tuổi, bác sĩ và chuyên gia không muốn đóng dấu gì lên hồ sơ bằng các loại rối loạn vì các cháu còn nhỏ quá. Tuy nhiên, tên rối loạn cũng chỉ có giá trị nhất định. Điều cần thiết là những biện pháp canthiệp đúng đắn.

Tôi chúc mừng Minh Quân vì anh chị đã nhận ra những dấu hiệu là lạ nơi cháu khi cháu chỉ mới 13 tháng tuổi. Anh chị cũng có vẻ rất bình tĩnh để nhận diện rõ những yếu điểm của con. Đây là các yếu tố quan trọng giúp anh chị tìm ra phương cách giúp con.

Cũng theo anh mô tả, có vẻ bé có tiến bộ. Giao tiếp mắt là yếu tố quan trọng không chỉ vì cháu cần phải nhìn mới học được, mà còn vì cháu đã bắt đầu quan sát và nhận xét những gì xảy ra quanh cháu. Rồi anh sẽ thấy tiếp tới có những tiến bộ khác. Tuy nhiên, can thiệp gì, can thiệp ra sao vẫn là những gì quan trọng nếu chúng ta muốn thấy cháu phát triển và tiến bộ.

Tôi đề nghị anh đọc những bài vở trong website này, đặc biệt về ngôn ngữ, tâm vận động. Sau đó, anh đọc lại những tài liệu mà anh đã dậy cháu. Cuối cùng, cộng góp mọi thứ, cùng với khả năng hiện tại của cháu, anh cho chúng tôi biết anh thấy cháu nên chú trọng học những kỹ năng nào cho năm tới.

Tôi biết đề nghị này nghe kỳ lạ, vì nếu phụ huynh có khả năng hoạch định và soạn thảo chương trình học cho con, thì cần gì chuyên gia. Phần chuyên môn ấy tôi sẽ giúp anh chị, nhưng tôi vẫn muốn biết anh chị mong đợi gì đối với tiến bộ của cháu trong thời gian một năm tới đây. Tôi sẽ dựa trên khả năng của cháu và mong đợi của anh chị - là những người hiểu cháu, gần cháu và gắn bó với cháu trong nhiều năm tới - để cùng anh chị soạn ra kế hoạch giáo dục và can thiệp.

Vậy là anh có homework nhé. Tôi chờ anh nộp bài đấy! :P
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé trai Minh Quân - dinh dưỡng

Gửi bàigửi bởi ngoctran7464 » T.Sáu Tháng 5 22, 2009 6:25 am

Chào các bạn và các chuyên gia,
Tôi có tìm thấy trên mạng những tài liệu nói về trẻ tự kỷ không được dùng sữa và tất cả các chế phẩm từ sữa. Đây là link của 1 forum nói về vấn đề này, http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?t=136073&sessval=c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b
Vì sữa làm nặng thêm chứng tự kỷ. Không biết có chính xác không? (cũng kiêng cữ nhiều thức ăn khác nữa như bánh mì, đậu, đường...)
Tôi xin các chuyên gia cho tôi thực đơn tốt nhất cho trẻ bị tình trạng này, xin cám ơn.
Hình đại diện của thành viên
ngoctran7464
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 5 21, 2009 3:11 pm
Đến từ: Nha Trang, Việt Nam.

Re: Bé trai Minh Quân - sinh 10/2006

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 5 22, 2009 9:15 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Tôi có tìm thấy trên mạng những tài liệu nói về trẻ tự kỷ không được dùng sữa và tất cả các chế phẩm từ sữa. Đây là link của 1 forum nói về vấn đề này, http://www.webtretho.com/forum/showthre ... 9a6f75849b
Vì sữa làm nặng thêm chứng tự kỷ. Không biết có chính xác không? (cũng kiêng cữ nhiều thức ăn khác nữa như bánh mì, đậu, đường...)
Tôi xin các chuyên gia cho tôi thực đơn tốt nhất cho trẻ bị tình trạng này, xin cám ơn.


Chào anh, câu hỏi về sữa đã có nhiều phụ huynh hỏi. Chưa có nghiên cứu nào đủ vững vàng để chứng minh có thành tố nào đấy trong sữa khiến các bé TK khó hoạt động, học hành, điều khiển hành vi... Số phụ huynh ở Mỹ chọn cho con kiêng sữa tươi hay gluten không nhiều. Nhiều em dù đã kiêng, vẫn không thấy tiến triển. Tôi có một em kiêng sữa thì thấy có vẻ trầm tĩnh hơn, bớt hiếu động hơn, tuy nhiên khả năng suy đoán, hành động thì vẫn thế.

Chúng tôi tin rằng việc kiêng đường, chocolate và soda vẫn nên được áp dụng với mọi trẻ em, chẳng riêng gì trẻ tự kỷ. Còn lại, nếu muốn anh có thể thử nghiệm xem sao. Anh cho cháu những món ấy rồi quan sát kỹ hành vi và độ chú ý tập trung của cháu. Nếu thấy cháu trầm tĩnh (chứ không phải mỏi mệt) thì tiếp tục. Anh nhớ cung cấp những dinh dưỡng cần thiết nếu bỏ sữa, đậu... nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Bé trai Minh Quân - những vấn đề cần giải đáp

Gửi bàigửi bởi ngoctran7464 » T.Sáu Tháng 5 22, 2009 9:51 pm

Chào các bạn và các chuyên viên tư vấn,
1) Về việc gửi trẻ: Hiện nay, chúng tôi đang gửi cháu ở 1 nhà trẻ tư nhân, đến tháng 6 này , chúng tôi sẽ gửi cháu vào 1 nhà trẻ do các Soeur phụ trách với mong muốn là cháu tiếp cận với nhiều trẻ bình thường, với không khí sinh hoạt, ca hát ... may ra cháu có chút ảnh hưởng tích cực nào đó. Vậy, xin hỏi cách làm như thế có hiệu quả không? (Chúng tôi cũng có dạy cháu vào buổi tối bằng những bài học đơn giản nhưng thực sự chưa hiệu quả vì cháu ít tập trung, chỉ 10 phút là cháu muốn ra khỏi bàn, với điều kiện phải có 1 món đồ chơi(đồ chơi để dạy)mới mà cháu rất thích.
Tháng 9 tới, chúng tôi có dự định gửi cháu học tại 1 Nhà trẻ chuyên dạy trẻ khuyết tật cũng do các soeur phụ trách. Con chúng tôi sẽ vào học lớp tự kỷ. Vậy cháu sẽ chỉ tiếp xúc với những trẻ tự kỷ mà thôi. Xin hỏi cháu ở trong môi trường như vậy có lợi không? ( Chúng tôi suy nghĩ rằng nên học 1/2 ở chổ này và 1/2 ở nhà trẻ bình thường để cháu vừa được dạy dổ do những người có chuyên môn về tự kỷ mà vừa tiếp cận với trẻ bình thường).

2) Về khả năng ngôn ngữ: Hầu như cháu không hiểu nhiều lắm về ngôn ngữ, không đáp ứng mệnh lệnh. Cháu nói theo bộc phát và thường là những từ không có nghĩa. Cháu phát âm được từ "BA" nhưng chúng tôi nghĩ có lẽ cháu không hiểu từ BA là để gọi ba. (Vì khi chúng tôi hỏi " Ba đâu?" cháu không hề nhìn ba). Có lúc cháu nói được những từ mới, nhưng rồi sau đó không thấy cháu nói lại nữa. Cháu không có khả năng bắt chước ngôn ngữ (khi chúng tôi tập cho cháu phát âm 1 từ nào đó, cháu không lập lại, không tập trung nghe, nhìn miệng người nói để bắt chước, quay mặt đi , không hợp tác. Mấy ngày sau cháu lại phát ra được từ đó, sau đó cháu không duy trì và quên hẳn luôn).
Xin các bạn và cca1c chuyên viên tư vấn giúp chúng tôi, xin cám ơn.
Hình đại diện của thành viên
ngoctran7464
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 5 21, 2009 3:11 pm
Đến từ: Nha Trang, Việt Nam.

Re: Bé trai Minh Quân - sinh 10/2006

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 5 22, 2009 10:43 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Tự Kỷ

1) Về việc gửi trẻ: Hiện nay, chúng tôi đang gửi cháu ở 1 nhà trẻ tư nhân, đến tháng 6 này , chúng tôi sẽ gửi cháu vào 1 nhà trẻ do các Soeur phụ trách với mong muốn là cháu tiếp cận với nhiều trẻ bình thường, với không khí sinh hoạt, ca hát ... may ra cháu có chút ảnh hưởng tích cực nào đó. Vậy, xin hỏi cách làm như thế có hiệu quả không?
Tháng 9 tới, chúng tôi có dự định gửi cháu học tại 1 Nhà trẻ chuyên dạy trẻ khuyết tật cũng do các soeur phụ trách. Con chúng tôi sẽ vào học lớp tự kỷ. Vậy cháu sẽ chỉ tiếp xúc với những trẻ tự kỷ mà thôi. Xin hỏi cháu ở trong môi trường như vậy có lợi không? ( Chúng tôi suy nghĩ rằng nên học 1/2 ở chổ này và 1/2 ở nhà trẻ bình thường để cháu vừa được dạy dổ do những người có chuyên môn về tự kỷ mà vừa tiếp cận với trẻ bình thường).


Thưa anh, là bất kỳ lớp học nào, điều đầu tiên và cần thiết nhất là lòng yêu mến và mức hiểu biết của giáo viên về tự kỷ để có thể đáp ứng nhu cầu của Minh Quân. Các Soeur chắc chắn là những người có tâm, yêu thương trẻ. Tôi nghĩ các Seour có lẽ cũng tiếp cận nhiều, và lại có lớp riêng cho tự kỷ, nên phần chuyên môn có lẽ có.

Bất kỳ môi trường nào có trẻ con, có những hướng dẫn và khuyến khích để hát, để học tên sự vật, để chơi đùa giao tiếp... đều rất cần cho Minh Quân. Khi anh gửi cháu vào lớp chuyêN tự kỷ, anh đừng lo là cháu sẽ chỉ lòng vòng luẩn quẩn trong những biểu hiện của tự kỷ. Một giáo viên giỏi sẽ bắt đúng trình độ của Quân mà dậy. Thí dụ, khi chẳng cháu nào nói, nhưng Minh Quân nói từng chữ một, giáo viên ấy sẽ chú ý để nâng thành 2 chữ, rồi 3, 4 chữ.

Việc trẻ tự kỷ giao tiếp và có cơ hội quan sát trẻ phát triển theo chuẩn cũng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu môi trường có các cháu biết nói, biết chơi đùa, biết ngồi yên, biết vâng lời... làm cho Minh Quân giận dữ vì không theo kịp, môi trường ấy là quá tải cho cháu. Tôi nghĩ rằng lớp chuyên tự kỷ là thích hợp cho độ tuổi này. Sau một thời gian, khi Quân có thể đuổi kịp bạn bè, anh sẽ thấy chính giáo viên của cháu đề nghị đưa cháu sang hòa nhập một phần thời gian. Hòa nhập bây giờ e là sớm, anh ạ.

Chúng tôi cũng có dạy cháu vào buổi tối bằng những bài học đơn giản nhưng thực sự chưa hiệu quả vì cháu ít tập trung, chỉ 10 phút là cháu muốn ra khỏi bàn, với điều kiện phải có 1 món đồ chơi(đồ chơi để dạy)mới mà cháu rất thích.


Ở tuổi của Minh Quân, 10 phút không phải tệ đâu anh. Anh có thể thực hiện nhiều lần 10 phút, rồi tăng dần thành 12 phút, 15 phút... Điều cần là khi học, vẫn nên có bàn, có môi trường yên lặng để cháu làm quen với hình thức học tập. Anhcũng nên tập cho Quân quen với hình thức tuân thủ thời khóa biểu. Anh lấy tờ giấy ép nhựa. Khổ giấy là A4 là đủ cho tuổi này. Trên đó, anh gắn hình bàn học, hình phòng tắm, hình bàn ăn, hình đồ chơi... Anh cũng ép nhựa những hình này, và gắn velcro đằng sau. (Trên tờ A4 cũng gắn velcro). Anh xếp những hình này theo thứ tự mà anh muốn Quân thực hiện. Dưới cùng là phong bì (dán chặt vào tờ A4) với chữ Hoàn tất (hay hình biểu trưng). Khi bắt đầu sinh hoạt nào, anh chỉ cho Quân xem, rồi cầm tay Quân gỡ lấy hình ấy mang theo. Khi làm xong thì trở lại bỏ vào phong bì, và gỡ hình sinh hoạt kế tiếp.

Nếu cần, anh làm một bộ nữa cho những hình này. Bộ đầu để ở thời khóa biểu. Bộ kế anh gắn vào những nơi thích hợp. Trên những hình này anh cũng dán velcro. Khi Quân lấy hình bàn học chẳng hạn, Quân sẽ đi với anh ra bàn học. Tại bàn học đã có hình giống như vậy, và Quân gắn chồng hình này lên hình kia.

Nếu anh chưa làm thời khóa biểu bao giờ, anh coi bên bài vở. Anh Phi có chụp hình một thời khóa biểu. Về velcro, tôi xin lỗi không biết tên tiếng Việt là gì. Tôi thấy bạn bè bảo ra chợ bán vải, dây... có thể tìm thấy. Chúng là loại người ta dùng ở quai giầy trẻ con đấy anh. Một bên có gai, một bên có... tôi cũng không biết tả làm sao. :D Nếu người ta bán cuộn lớn, anh cũng cứ mua, vì sẽ còn dùng nhiều. Anh đọc bài của anh Phi về thời khóa biểu rồi anh bàn với cô giáo của Quân và làm cho họ một số luôn. Việc bắt đầu thời khóa biểu từ tuổi còn nhỏ rất cần thiết.

2) Về khả năng ngôn ngữ: Hầu như cháu không hiểu nhiều lắm về ngôn ngữ, không đáp ứng mệnh lệnh. Cháu nói theo bộc phát và thường là những từ không có nghĩa. Cháu phát âm được từ "BA" nhưng chúng tôi nghĩ có lẽ cháu không hiểu từ BA là để gọi ba. (Vì khi chúng tôi hỏi " Ba đâu?" cháu không hề nhìn ba). Có lúc cháu nói được những từ mới, nhưng rồi sau đó không thấy cháu nói lại nữa. Cháu không có khả năng bắt chước ngôn ngữ (khi chúng tôi tập cho cháu phát âm 1 từ nào đó, cháu không lập lại, không tập trung nghe, nhìn miệng người nói để bắt chước, quay mặt đi , không hợp tác. Mấy ngày sau cháu lại phát ra được từ đó, sau đó cháu không duy trì và quên hẳn luôn).
Xin các bạn và các chuyên viên tư vấn giúp chúng tôi, xin cám ơn.


Anh đoán không sai: ngôn ngữ của Quân còn yếu. Thêm vào đó, cậu bé lăng xăng lăng xăng, không để ý, nên khó học. Tuy nhiên, rồi sẽ có lúc Quân trở nên chú ý đến môi trường chung quanh hơn. Ở thời gian hiện tại, anh chị cứ kiên nhẫn tập cho Quân. Anh chị chọn những từ cần thiết hàng ngày: đi tiểu, đói, đau bụng, khát, ba, mẹ, ông, bà, cô giáo... Những đồ vật trong nhà, màu sắc, cảm xúc... cũng là vốn từ nên dậy.

Anh chị dậy cháu từng chữ một thôi, và lập lại hoài cho cháu nhớ. Anh chị có thể làm một danh sách khoảng 10 từ, dậy cho đến khi thuần, rồi lại thêm 10 từ khác. Nếu anh tìm ra hình của những từ ấy, hay vật thu nhỏ, hay ngay cả vật thật (nếu kích cỡ cho phép)... để dậy thì tuyệt. Ngôn ngữ có hai khả năng: tiếp thu và bày tỏ. Anh dậy hai khả năng riêng nhé. Chẳng hạn, dậy Quân nhận ra sự vật riêng, rồi dậy Quân đọc tên chúng ở một lúc khác.

Khi anh chị chơi đồ chơi với Quân, anh chị cứ nói... tràn cung mây nhé, miễn là đừng nói câu dài. Cứ một hay hai chữ thôi. Thí dụ: xe, xe đỏ, quẹo, leo lên, xe đứng, đèn xanh, chạy, chạy mau... Có vẻ như Quân không nghe, không để ý, nhưng âm thanh vẫn vào anh ạ.

Điều may mắn của Quân, như tôi nói, là ba mẹ đã nhận ra yếu điểm của Quân sớm và can thiệp sớm. Tôi tin rằng tiến bộ sẽ khả quan lắm, dù không phải tuần này hay tháng tới. Anh chị kiên nhẫn nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia Tk
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Về đồ chơi của bé Minh Quân

Gửi bàigửi bởi ngoctran7464 » T.Ba Tháng 5 26, 2009 7:30 am

Chào chị T. Anh và các bạn,
Bé Minh Quân nhà tôi không thích loại đồ chơi như máy bay, xe hơi, thú vật, búp bê, siêu nhân, khủng long... cháu thích lắp ráp, lắp các chữ cái bằng cao su (loại cao su làm dép xốp), thích gắn bất cứ vật gì có thể khớp dính vào nhau, cầm bóng(ball) ném, thích cầm viết vẽ nguệch ngoạc, ngắm và đùa với bong bóng xà phòng, có khi lại lấy nồi niu, sôn chảo, nắp nồi...ra chơi, cháu cũng thích gõ trống, gõ xyclophone, thích lấy búa, kềm, tua vít(đồ thật) chơi. Theo tôi biết, trẻ tự kỷ chỉ thích chơi đơn điệu, thích sắp đồ vật thành hàng, thích chồng khối lên thật cao, thích chơi đồ chơi theo cách riêng của mình. Vậy theo chị, cháu có bất thường trong việc chơi vơi đồ chơi không? Có nên dạy bé chơi thêm (thúc ép) những đồ chơi khác hay chì mua những loại đồ chơi cháu thích? Tôi nhận thấy cháu có vẻ không thích hình ảnh trên giấy (hình chụp hay vẽ) chỉ thích cái gì có thật, 3D...
Xin chị hoặc các bạn cho ý kiến nhé! Thanks a lot

Ba của bé,
Hình đại diện của thành viên
ngoctran7464
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 5 21, 2009 3:11 pm
Đến từ: Nha Trang, Việt Nam.

Re: Bé trai Minh Quân - sinh 10/2006

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 5 26, 2009 9:21 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào chị T. Anh và các bạn,
Bé Minh Quân nhà tôi không thích loại đồ chơi như máy bay, xe hơi, thú vật, búp bê, siêu nhân, khủng long... cháu thích lắp ráp, lắp các chữ cái bằng cao su (loại cao su làm dép xốp), thích gắn bất cứ vật gì có thể khớp dính vào nhau, cầm bóng(ball) ném, thích cầm viết vẽ nguệch ngoạc, ngắm và đùa với bong bóng xà phòng, có khi lại lấy nồi niu, sôn chảo, nắp nồi...ra chơi, cháu cũng thích gõ trống, gõ xyclophone, thích lấy búa, kềm, tua vít(đồ thật) chơi. Theo tôi biết, trẻ tự kỷ chỉ thích chơi đơn điệu, thích sắp đồ vật thành hàng, thích chồng khối lên thật cao, thích chơi đồ chơi theo cách riêng của mình. Vậy theo chị, cháu có bất thường trong việc chơi vơi đồ chơi không? Có nên dạy bé chơi thêm (thúc ép) những đồ chơi khác hay chì mua những loại đồ chơi cháu thích? Tôi nhận thấy cháu có vẻ không thích hình ảnh trên giấy (hình chụp hay vẽ) chỉ thích cái gì có thật, 3D...
Xin chị hoặc các bạn cho ý kiến nhé! Thanks a lot


Chào anh. Lối chọn đồ chơi và sở thích của các bé TK liên quan chặt chẽ đến yếu điểm về điều hòa ngũ quan (sensory integration). Anh đọc thêm bên bài vở hay nguồn liệu, có thể sẽ có gì hay cho Quân. Những gì Quân đang thích chơi có thể đang cung cấp cho Quân nỗi thiếu về cảm giác, thị giác, thính giác...

Những món đồ chơi mà anh kể, tôi thấy cũng không có gì bất thường. Điều đáng để ý là cháu chơi đúng với chức năng của trò chơi, hoặc biến trò chơi thành sinh hoạt học tập. Thí dụ chơi bong bóng xà phòng, anh chị có thể dậy cháu đếm hay nói vào lúc chơi. "Chậu," "Đổ nước," "Cho xà phòng vào," "Quậy lên đi!" Anh cho cháu lấy ống hút tập thổi cho chậu xà phòng lên thêm bọt để dậy kỹ năng thổi (nếu cháu chưa biết thổi).

Về nồi và nắp nồi, anh có thể thay thế bằng những đàn hay cheng, trống có âm thanh tương tự. Về các bộ lắp ráp, anh cho cháu gọi tên màu sắc, chữ cái... Về viết vẽ, anh tập cho bé cầm bút đúng kiểu, vẽ vòng tròn, đường thẳng, hoặc đồ theo đường nét đơn giản.

Anh nên giới thiệu nhiều thứ đồ chơi khác để nới rộng tầm tri thức của bé.

Về hình ảnh, lý do mà bé thích hình 3 chiều hay đồ vật có thể là bé chưa nhận ra sự vật được mô tả trên giấy cũng chính là vật thật hay vật mẫu. Vì thế giới chúng ta trong thời điểm hiện tại vẫn sử dụng giấy là phưong thức chính trong học tập, thương mãi... anh nên bắt đầu dậy bé nhìn hình trên giấy. Anh chụp hình đồ chơi mà bé thích và gắn lên một cái bảng nào đó. Anh cất những đồ chơi này đi, và dậy bé chỉ hình khi muốn chọn. Anh cũng có thể đi mua những đồ dùng trong nhà loại các bé chơi đồ hàng, rồi chụp hình chúng và cho bé ráp hình với vật mẫu ấy. Vì bé đang thích bộ mẫu tự ráp, anh có thể in ra các mẫu tự, cắt ra. Anh để khoảng 3 mẫu tự in giấy ấy trước mặt bé, rồi anh chọn một trong ba thuộc bộ mẫu tự trong bộ ráp, và dậy cho bé tìm ra mẫu tự nào giống. (Anh giữ mẫu tự trong bộ ráp, nếu không bé sẽ không cộng tác).

Anh thử xem sao nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách.

cron