Chị ơi, chẳng hạn như em đi từ tầng 1 lên tầng 2 để lấy đồ hoặc đi từ phòng này sang phòng khác, lúc đó trong phòng có Bố và anh bé nhưng bé vẫn đòi theo. Còn có lúc em đi ra ngoài đường có chút việc thì bé sẽ chạy ra lấy dép ngay lập tức và đòi theo hoặc đòi mẹ bế. Nếu Mẹ cứ đi bé sẽ khóc khóc mếu mếu cho đến khi mẹ ở trong tầm mắt bé, cònneeuy mẹ đi xa bé sẽ khóc to. Tuy nhiên khi mẹ đi khỏi tầm mắt bé mà bé ở nhà với bố thfi chỉ 5phut lúc sẽ nín ngay, còn nếu ở nhà với bà sẽ khóc lâu hơn. Sẽ chạy xung quanh tìm mẹ. Thậm chí khi vợ chồng em đưa con di học bằng xe máy, bé cũng đòi phải ngồi cạnh em bằng được chị ạ.
Lẽ ra tụi mình sang nhà riêng của Mẹ Minu do admin "mua và xây dựng", nhưng vì chủ đề cũng là điều Mẹ Bill đang hỏi nên mình trả lời ở đây.
Mình nghĩ bé đang có bối rối về chia cách với mẹ - separation anxiety. (Mình để tiếng Anh không phải xính ngoại, nhưng nếu ai biết từ chuyên môn của VN thì chỉ cho mình với). Vào tuổi đi học, trẻ con hay khóc, sợ... cũng vì thế. Có bé bám mẹ hơn, có bé dễ hơn. Nói chung thì chả sao vì rồi bé cũng sẽ quen, nhưng khi bám mẹ quá sẽ gây phiền hà cho cả nhà.
Bạn có thể tập cho bé theo kiểu "cầm con gấu này đi, rồi mẹ trở lại ngay". Với những bé đã có khả năng thẩm định chút chút về thời gian thì dễ, những bé còn bé quá sẽ khó hơn: "Ngay là bao lâu?" Bạn có thể nói: "Ngồi đây, mẹ đếm đến 10 là quay lại" và rồi bạn đếm 1 đến 10. Đếm sao đó cho đủ thời gian thì đếm nhé! Việc gì phải làm lâu quá thì đừng hứa theo cách này. (Đếm đến 10 hay hát xong bài hát là hai cách tương tự với nhau, đừng chọn bài trường ca đấy!).
Khi bạn phải rời khỏi nhà, bạn sẽ nói "mẹ phải đi, rồi sẽ về" và bạn cứ đi. Bé khóc lâu hay mau mình đành chịu, vì con phải trưởng thành hơn để ra đời mà đi học.
Điều quan trọng là bạn đừng bao giờ nói dối "À, mẹ không đi đâu, con bỏ mẹ ra đã nào", và khi con buông ra thì mẹ chạy mất. Cũng đừng nói "con vào lấy dép rồi mẹ cho đi theo" để khi con chạy vào lấy dép, mẹ mở máy xe biến! Lời nói dối ấy sẽ khiến bé thấy bất an: "Vậy là mẹ nói A sẽ là B!".