đặc biẹt, với các bé có rối loạn và phụ huynh, bác không bao giờ giận hay nghỉ chơi. Hôm nào có giờ bác sẽ kể cho nghe những gì bác đã gặp từ những em bé này, gia đình này... mà bác vẫn có thể tiếptục làm việc.
Nếu ai đó đánh mình, mình có nên chơi với họ?
Nếu ai đó đuổi mình ra khỏi nhà, mình có nên tới thăm?
Câu trả lời cho chị Tường Anh là "có". Bảo không ở bên này nên chưa thấy cảnh chị bị mấy bé TK quai cho lăn đùng ra
Mà cũng chưa thấy cảnh chị bị phụ huynh "mời" ra khỏi nhà (vì chị tranh đấu cho quyền lợi của con họ).
Ở bên này kỳ lắm, có chương trình giúp cho trẻ nhưng cũng có phụ huynh bỏ mặc, những lúc như vậy mình phải thuyết phục họ tận dụng quyền lợi họ có, và đôi khi cách họ cảm ơn chị Tường Anh là "con tôi tôi lo, mời chị đi chỗ khác chơi".
Các bé TK bên này cũng khác ở VN. Học tới lớp 6 thì bé to hơn chị Tường Anh rồi, cho nên bé quai cho một cái thì chỉ có đường vào nhà thương chụp hình xem có nứt xương hàm không. Nhiều khi bé lao vào xé quần áo thì chị Tường Anh thành hoa hậu biển thi tiết mục áo tắm luôn đấy chứ
Mình kể để Bảo biết chị Tường Anh bị bầm dập thế nào mà còn chưa sao cho Bảo yên tâm. Chị không giận Bảo đâu.
khi ai đó im lặng, điều đó không có nghĩa là họ vắng mặt trên đời này!
Một ông cụ sắp chết, gọi người con trai là tu sĩ tới hỏi:
- Con ơi, có đúng là có thiên đàng/địa ngục sau khi chết không?
Người con trả lời:
- Con đã nói cho ba từ lâu, nhưng ba không tin, giờ gần chết ba sợ hả?
Ông bố nói:
- Không phải là ba không tin. Nhưng ba phải thấy mới tin.
Người con trầm ngâm rồi lảng qua chuyện khác:
- Ba ơi, ba có lương tâm không?
Ông bố cáu:
- Mày hỏi gì kỳ vậy? Có, tao sống rất có lương tâm.
Người con nói:
- Ba có thấy lương tâm bao giờ chưa mà ba tin là ba có.
Người Mỹ hay nói: "What is the moral of the story"?, có nghĩa là "ý nghĩa câu chuyện là gì?"
Câu trả lời = Có nhiều cái mình không thấy, nhưng nó luôn tồn tại. Ví dụ như chị Tường Anh.
Phi