Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi nguyá»…n văn vinh » T.Năm Tháng 4 15, 2010 6:17 am

Chào anh Bảo,
Nghe Phúc tiến bộ vậy cũng cũng mừng quá. Làm sao để hạn chế bớt trò nhai giấy củacon nhi? Tôi nghĩ cách hoài giúp anh mà chưa ra. Hay Ph1c có thích món gì để ăn không? Mỗi lần vậy anh cho Phúc ăn món mình nghiện nhất( ngoại trừ giấy, sáp màu và xi măng) thử con có quên được mấy món kia không?

Cách đây 2 năm tôi cũng đã từng mượn 1 cai tông đơ về hớt tóc cho con, mà thấy mình vụng về quá nên thôi, giờ cho con đi tiệm, may mắn là lần cắt vừa rồi con ngồi ngoan, vẫn khóc, nhưng không dãy dụa như trước. Trước đây khóc ghê lắm và không cho đụng vào đầu. Từ từ tập rồi quen. Tôi thấy bạn tôi mua cái tông đơ có hơn 100k thôi.

Con trai tôi bây giờ ngồi học với cô được gần 60p ( là ở nhà, ở trường còn ngoan hơn). Hôm rồi con được cô đăng ký dạy thí điểm nữa. Các cô khác tham dự đông lắm, con học ngoan, nửa chừng khát nước bảo cô cho uống nước, uống xong cô hỏi học nữa không, con nói : học. Bây giờ con nói được cũng kha khá, trả lời được câu hỏi đơn giản, sai việc vặt được rồi. Kể chút xíu về con để khoe mọi người chút. Không gì vui bằng nhìn thấy sư tiến bộ của con mỗi ngày.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi khắp đất trời lòng mẹ vẫn theo con...
nguyễn văn vinh
 
Bài viết: 514
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 8 24, 2009 8:32 pm

Việc nhai giấy

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 4 15, 2010 9:44 am

Làm sao để hạn chế bớt trò nhai giấy củacon nhi?


Bạn có biết vụ mấy bà bầu hay trẻ con ở nhà quê hay ăn ngói không? Lúc nhỏ mình cũng không hiểu sao người ta ăn, lớn lên mới biết do cơ thể thiếu chất nên thúc họ ăn đại. À, có ai còn nhớ Ông đồ rau, ông đồ lấp là gì không nhỉ?

Cái vụ nhai giấy của bé nhà Bảo thì cũng không phải là hiếm. Chị Tường Anh có nêu vấn đề này ra trước hội đồng và có nhờ mình liên lạc, tiện đây mình báo cáo luôn cho Bảo:

- Bác sĩ L. nói về việc coi chừng cơ thể thiếu chất (nhất là chất sắt và vitamin C).
- Chuyên gia OT/Tâm vận động E. thì lo về vấn đề oral sensory của P. (cái này dịch sao đây? cảm giác vùng miệng?).
- Chuyên gia tâm lý C. hỏi có phải bé muốn gây chú ý hoặc do bé lúc đó đang lo lắng?

Muốn biết do cái này thì Bảo dùng phương pháp loại trừ xem sao.

- Đầu tiên đưa đi bác sĩ coi xem bé có thiếu chất sắt hay vitamin C không?
- Sau đó coi vụ oral sensory: các bé oral sensory "loại A" thường không thích đánh răng, ăn uống cũng chỉ một loại thức ăn nào đó, ăn nhiều khi phải uống mới nuốt được thức ăn. Các bé oral sensory "loại B" thì ngược lại, thích ăn "cực đoan" như chua, cay, mặn, ăn uống nhồm nhoàm, dính thức ăn lên mặt, lúc nào cũng phải để gì đó trong miệng như cắn bút chì, ngậm cục gôm...
- Sau đó coi vụ tâm lý bằng cách quan sát bé nhai giấy trong các sự kiện nào, mình có thể lập lại sự kiện đó và bé sẽ phản ứng bằng cách nhai giấy không...

Ở bên này thì mình sẽ dẫn bé đi làm 2 test đầu khoảng 2 ngày, test tâm lý sau khoảng 1 tuần. Hiện giờ bé nhà Bảo bên đó thì Bảo cố gắng làm được đến đâu hay đến đó, cần gì cụ thể thêm thì báo cho chị Tường Anh biết.

Trong lúc này thì Bảo để ý xem bé nhai loại giấy nào, có an toàn không? Đừng giữ các loại giấy in bằng mực có chất chì trong nhà (nhất là giấy in màu vàng/đỏ, 1 màu phổ biến).

Mình cũng nói thêm cái vụ mát xa mặt. Hồi về VN các sơ có đưa coi 1 cuốn sách dạy mát xa mặt được lưu truyền cho các phụ huynh. Mình đoán cuốn sách được viết bởi chuyên gia nhưng sau khi được chuyền tay một thời gian, nó trở thành cuốn "chỉ đâu đánh đó" nên có thể gây nguy hiểm cho trẻ. VÍ dụ bài mát xa cho trẻ khuyết tật mà dùng cho oral sensory thì không được rồi. Vùng mặt là vùng có nhiều thần kinh, tuyệt đối cẩn thận. Bảo biê't tại sao mấy ông võ sĩ Quyền Anh/boxing gọi cú dấm thốc lên từ cằm là cú knock-out không? Vì nó đánh quai hàm dưới đập vào vùng răng và xương hàm trên/dưới má, gây chấn động vào các dây thần kinh tập trung ở đó, làm nạn nhân choáng váng. Mình không biết cứ mát xa mạnh vào đó khác nào đục cho con mình choáng váng?

Cái vụ mát xa này chị Tường Anh cũng nói ở hội thảo lần trước rồi. Khi mát xa cho trẻ là mình đánh thức cảm giác để làm áp lực sâu, chứ không phải đánh thức xong thì ... bỏ đi. Chị Tường Anh ví với việc nấu ăn cho thơm, cho bé đói, xong rồi lại không cho bé ăn. Trước khi làm gì nên điều tra cẩn thận, hiểu rõ ngọn ngành nha.

Phi
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Sáu Tháng 4 16, 2010 12:49 am

Chào anh Phi
Em trình bài các vấn đề anh Phi và chị Tường Anh xem giúp em nhé.

Đầu tiên đưa đi bác sĩ coi xem bé có thiếu chất sắt hay vitamin C không?


Vấn đề này thì em chịu, vì ở địa phương em làm gì có test, không biết ở tỉnh (TP Long Xuyên) có không chứ ở đây thì em thua rồi. Không biết các thuốc này mình tự cho uống (hạn chế) có ảnh hưởng gì không?

các bé oral sensory "loại A" thường không thích đánh răng, ăn uống cũng chỉ một loại thức ăn nào đó, ăn nhiều khi phải uống mới nuốt được thức ăn.


Em nghi Phúc thuộc dạng này, vì Phúc chỉ thích ăn cơm với hột vịt kho chung với thịt(không thích ăn thịt), ngoài ra không thích ăn các món khác, tuy nhiên nếu bị ép bằng cách hù dọa, hay làm áp lực thì cũng chịu ăn, và rất hay uồng nước khi ăn nhất là các món không thích phải dùng canh cho uống thì mới chịu nuốt còn đánh răng thì chịu cho mẹ chà bàn chải lên răng chứ không muốn tự cằm bàn chải

- Sau đó coi vụ tâm lý bằng cách quan sát bé nhai giấy trong các sự kiện nào, mình có thể lập lại sự kiện đó và bé sẽ phản ứng bằng cách nhai giấy không...


Nhai giấy khi thấy thùng cactong, bất kể thùng cactong ở đâu, miễn thấy là muốn xé một miến để nhai. Nếu có người lớn thì còn rụt rè một chút, đợi khi mọi người không để ý thì thực hiện ngay hành vi này hoặc giả vờ đòi uống nước, để người lớn rời khỏi hiện trường.

Cái vụ mát xa này chị Tường Anh cũng nói ở hội thảo lần trước rồi. Khi mát xa cho trẻ là mình đánh thức cảm giác để làm áp lực sâu, chứ không phải đánh thức xong thì ... bỏ đi. Chị Tường Anh ví với việc nấu ăn cho thơm, cho bé đói, xong rồi lại không cho bé ăn. Trước khi làm gì nên điều tra cẩn thận, hiểu rõ ngọn ngành nha.


Vấn đề này chị Tường Anh có nói với em ở buổi báo cáo kết quả thẩm định, nhưng bé Phúc không cho ba động vào vủng môi, nên không thể thực hiện được.

Vấn đề nhai giấy em thấy gần như là một nhu cầu, vì cho Phúc nhai thứ khác như singgum, bánh, bánh tráng,.. thì cũng nhai vậy nhưng không thít như với giấy, thậm chí đang ăn bánh, nếu có cơ họi là nhai giấy. nếu người nào ngăn cảng thì Phúc tỏ ra tức giận và đánh người đó ngay, bất kể là ai tuy đánh nhẹ chứ không mạnh.
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 4 16, 2010 1:04 am

Vấn đề này thì em chịu, vì ở địa phương em làm gì có test, không biết ở tỉnh (TP Long Xuyên) có không chứ ở đây thì em thua rồi. Không biết các thuốc này mình tự cho uống (hạn chế) có ảnh hưởng gì không?


Không tự cho được Bảo ạ, vì vitamic C uống nhiều cũng nguy hiểm đấy. Thử chất sắt thì thường người ta thử máu, chỉ cứa nhẹ đầu ngón tay lấy ra khoảng 1 giọt. Vụ này đừng làm gì ngay nhe Bảo, để mai mình hỏi xem sao.

Phi
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi nguyá»…n văn vinh » T.Sáu Tháng 4 16, 2010 1:06 am

Nếu chỉ nhai thùng cacton thôi thì anh hạn chế để con thấy mấy cái thùng đó. Bất kể đi đâu, anh cũng quan sát trước và tìm cách kéo con ra khỏi những chỗ có thùng cacton. Có phải đó là 1 phản xạ không nhỉ? Cứ thấy thùng cácton là phải nhai? Nếu ngoài thùng cacton mà P không nhai giấy khác thì anh tập 1 thời gian xem sao.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi khắp đất trời lòng mẹ vẫn theo con...
nguyễn văn vinh
 
Bài viết: 514
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 8 24, 2009 8:32 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Sáu Tháng 4 16, 2010 6:05 am

Chào anh chị Vinh
Nếu chỉ nhai thùng cacton thôi thì anh hạn chế để con thấy mấy cái thùng đó. Bất kể đi đâu, anh cũng quan sát trước và tìm cách kéo con ra khỏi những chỗ có thùng cacton. Có phải đó là 1 phản xạ không nhỉ? Cứ thấy thùng cácton là phải nhai? Nếu ngoài thùng cacton mà P không nhai giấy khác thì anh tập 1 thời gian xem sao.

Không chỉ giấy thùng cactong(đây là loại hay ăn nhất), mà còn nhiều thứ khác như: ximăng, bê lăng tường, các loại giấy nhất là giấy mềm như vỏ thùng cactong, sáp màu :twisted:
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi honbcchp » T.Sáu Tháng 4 16, 2010 10:19 am

Chào anh Bảo.
Chúc anh và gia đình những gì tốt đẹp nhất.

Về việc nhai giấy của cháu thực sự em cũng chưa thấy có trường hợp nào như thế. Em nêu ra một số gợi ý như sau anh thử làm xem nhé.

- Anh nên dành một khoảng thời gian là 1tuần, 2 tuần,thậm chí là 1 tháng chỉ nói về đồ ăn như: bánh mì, bánh bao, cơm,...(anh có thể kết hợp giúp cháu phân loại đồ ăn, đồ dùng,...những nhóm đơn giản cháu đã biết ngoại trừ đồ ăn là cần nói nhiều hơn)

- Mỗi tối trước khi đi ngủ anh dành khoảng 10-20 phút nói chuyện với con về đồ ăn, các con vật thích ăn gì: Bạn voi thích ăn đậu phộng, Thỏ thích ăn cà rốt, Mèo thích ăn cá,...anh có thể hỏi các câu hỏi để cháu trả lời, nếu cháu không biết thì mình hỗ trợ.

- Khoảng 1 tuần sau khi cháu đã quen với khái niệm đồ ăn: Anh bắt đầu hỏi cháu về những thứ cháu thường đưa vào miệng có phải là đồ ăn không. Trong bữa ăn nhà mình có những món gì? Con có thấy ba, mẹ, chị, bạn có ăn (đưa vào miệng) những thứ đó bao giờ không? Tại sao con lại đưa những thứ đó vào miệng? Rồi nói với cháu nếu con thích những thứ đó con có thể cầm nhưng không được đưa vào miệng.

- Nếu có thể anh nên sưu tầm một câu chuyện về thói quen tốt về ăn uống anh in ra khổ lớn sau đó dán nên tường hàng ngày để cháu nhìn thấy và cần tạo sự chú ý để cháu nhìn thấy nó.

Những góp ý nhỏ trên mong rằng nó thay đổi được thói quen của cháu. Anh có thể cho em biết sở thích của cháu là gì không?

Chào anh
Em Hơn
Con có lớn vẫn là con của mẹ.
Đi suốt cuộc đời tình mẹ vẫn theo con.
honbcchp
 
Bài viết: 204
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 10 13, 2009 6:28 pm
Đến từ: Xà Phòng - Việt Nam

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 4 16, 2010 5:12 pm

phi đã viết:
Vấn đề này thì em chịu, vì ở địa phương em làm gì có test, không biết ở tỉnh (TP Long Xuyên) có không chứ ở đây thì em thua rồi. Không biết các thuốc này mình tự cho uống (hạn chế) có ảnh hưởng gì không?


Không tự cho được Bảo ạ, vì vitamic C uống nhiều cũng nguy hiểm đấy. Thử chất sắt thì thường người ta thử máu, chỉ cứa nhẹ đầu ngón tay lấy ra khoảng 1 giọt. Vụ này đừng làm gì ngay nhe Bảo, để mai mình hỏi xem sao.

Phi


Gửi Bảo nội dung cuộc nói chuyện

Những triệu chứng thiếu vitamic C là mệt mỏi, xưng lợi, chảy máu răng, các vết thương trày trên cơ thể khó lành/hay nhiễm trùng. Đây chỉ là triệu chứng cho phụ huyn quan sát, nếu phát hiện thì đưa tới bác sĩ địa phương. Phụ huynh không thể dưạ trên quan sát mà kết luận được vì có thể nhiều nguyên nhân đưa tới triệu chứng giống nhau. Cũng không nên tự đi mua thuốc cho uống mà không hội ý bác sĩ địa phương trước. Cách chữa an toàn nhất là cho ăn uống đầy đủ, vitamic C có trong nước cam, chanh, v...v...

Khác với vitamin C, trẻ thiếu chất sắt (zinc) thường do ăn uống. Người uống rượu nhiều, sống bờ bụi có thể bị vấn đề vitamin C, chứ zinc thì hầu hết các ca gặp phải là do ăn không đủ chất. Cũng giống như thiếu vitamic C, phụ huynh chỉ nên quan sát các triệu chứng và đưa đi bác sĩ điạ phương chứ không nên tự mình định bệnh. Triệu chứng thiếu chất sắt khó thâ'y, ví dụ như chậm lớn, rụng tóc, da khô, móng tay có những hạt màu trắng... là những triệu chứng cụ thể. Cách chữa an toàn và phổ biến nhất là cho ăn thực phầm giàu chất sắt như sò, hạt, đậu, thịt, trứng gà, hạt lúa mạch, hạt bí đỏ. Tiếc rằng một số trẻ TK lại kiêng một vài thứ này, và như sò chẳng hạn, có thể mang siêu vi khuẩn viêm gan. Nếu thiếu chất sắt nặng quá, người ta phải uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ.

Vi em bé P. không phải là bệnh nhân trưc tiếp tại California, tôi không thể đưa ra các lời khuyên tốt và cụ thê hơn. Tôi hiểu phụ huynh ở vùng xa có khó khăn khi gặp bác sĩ, vậy thì tốt nhất là để ý quan sát, hãy học hỏi thật nhiều kiến thức căn bản về y tế và dinh dưỡng để có thể mang cháu tới bác sĩ khi lo ngại.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Bảy Tháng 4 17, 2010 12:47 am

Chào anh Phi
Những triệu chứng thiếu vitamic C là mệt mỏi, xưng lợi, chảy máu răng, các vết thương trày trên cơ thể khó lành/hay nhiễm trùng. Đây chỉ là triệu chứng cho phụ huyn quan sát, nếu phát hiện thì đưa tới bác sĩ địa phương.

Vấn đề này em chưa thấy ở Thiện Phúc.
Cách chữa an toàn và phổ biến nhất là cho ăn thực phầm giàu chất sắt như sò, hạt, đậu, thịt, trứng gà, hạt lúa mạch, hạt bí đỏ. Tiếc rằng một số trẻ TK lại kiêng một vài thứ này, và như sò chẳng hạn, có thể mang siêu vi khuẩn viêm gan. Nếu thiếu chất sắt nặng quá, người ta phải uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ.

Ở lớp thì các cô bảo Phúc ăn uống cũng khó, nhưng nếu ép thì vẫn ăn như các bé khác. Về nhà ba mẹ làm áp lực không như các cô nên thường là Phúc chỉ ăn cơm với hột vịt thịt kho. Đôi khi cũng bị ép ăn canh rau. Thức ăn chính của Phúc buổi tối và những lúc ngủ là uống sữa (loại ở VN sản xuất sửa Úc gold)
Theo em nghỉ cháu thuộc dạng tâm lý, chứ không thiếu chất, không biết anh Phi nghỉ sao?
lemongbao
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Bảy Tháng 4 17, 2010 12:50 am

honbcchp đã viết:Chào anh Bảo.
Chúc anh và gia đình những gì tốt đẹp nhất.

Về việc nhai giấy của cháu thực sự em cũng chưa thấy có trường hợp nào như thế. Em nêu ra một số gợi ý như sau anh thử làm xem nhé.

- Anh nên dành một khoảng thời gian là 1tuần, 2 tuần,thậm chí là 1 tháng chỉ nói về đồ ăn như: bánh mì, bánh bao, cơm,...(anh có thể kết hợp giúp cháu phân loại đồ ăn, đồ dùng,...những nhóm đơn giản cháu đã biết ngoại trừ đồ ăn là cần nói nhiều hơn)

- Mỗi tối trước khi đi ngủ anh dành khoảng 10-20 phút nói chuyện với con về đồ ăn, các con vật thích ăn gì: Bạn voi thích ăn đậu phộng, Thỏ thích ăn cà rốt, Mèo thích ăn cá,...anh có thể hỏi các câu hỏi để cháu trả lời, nếu cháu không biết thì mình hỗ trợ.

- Khoảng 1 tuần sau khi cháu đã quen với khái niệm đồ ăn: Anh bắt đầu hỏi cháu về những thứ cháu thường đưa vào miệng có phải là đồ ăn không. Trong bữa ăn nhà mình có những món gì? Con có thấy ba, mẹ, chị, bạn có ăn (đưa vào miệng) những thứ đó bao giờ không? Tại sao con lại đưa những thứ đó vào miệng? Rồi nói với cháu nếu con thích những thứ đó con có thể cầm nhưng không được đưa vào miệng.

- Nếu có thể anh nên sưu tầm một câu chuyện về thói quen tốt về ăn uống anh in ra khổ lớn sau đó dán nên tường hàng ngày để cháu nhìn thấy và cần tạo sự chú ý để cháu nhìn thấy nó.

Những góp ý nhỏ trên mong rằng nó thay đổi được thói quen của cháu. Anh có thể cho em biết sở thích của cháu là gì không?

Chào anh
Em Hơn

Cám ơn Hơn đã góp ý, anh sẽ thử cách này xem sao. Hy vọng là có chuyển biến tốt.
Lâu lâu mới vào diễn đàn muốn hù chết anh em hả ;)
Dạo này Phúc nhà Hơn thế nào rồi? nên mở trang riêng để anh em chia vui chứ.
lemongbao
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách.

cron