Làm sao để hạn chế bớt trò nhai giấy củacon nhi?
Bạn có biết vụ mấy bà bầu hay trẻ con ở nhà quê hay ăn ngói không? Lúc nhỏ mình cũng không hiểu sao người ta ăn, lớn lên mới biết do cơ thể thiếu chất nên thúc họ ăn đại. À, có ai còn nhớ Ông đồ rau, ông đồ lấp là gì không nhỉ?
Cái vụ nhai giấy của bé nhà Bảo thì cũng không phải là hiếm. Chị Tường Anh có nêu vấn đề này ra trước hội đồng và có nhờ mình liên lạc, tiện đây mình báo cáo luôn cho Bảo:
- Bác sĩ L. nói về việc coi chừng cơ thể thiếu chất (nhất là chất sắt và vitamin C).
- Chuyên gia OT/Tâm vận động E. thì lo về vấn đề oral sensory của P. (cái này dịch sao đây? cảm giác vùng miệng?).
- Chuyên gia tâm lý C. hỏi có phải bé muốn gây chú ý hoặc do bé lúc đó đang lo lắng?
Muốn biết do cái này thì Bảo dùng phương pháp loại trừ xem sao.
- Đầu tiên đưa đi bác sĩ coi xem bé có thiếu chất sắt hay vitamin C không?
- Sau đó coi vụ oral sensory: các bé oral sensory "loại A" thường không thích đánh răng, ăn uống cũng chỉ một loại thức ăn nào đó, ăn nhiều khi phải uống mới nuốt được thức ăn. Các bé oral sensory "loại B" thì ngược lại, thích ăn "cực đoan" như chua, cay, mặn, ăn uống nhồm nhoàm, dính thức ăn lên mặt, lúc nào cũng phải để gì đó trong miệng như cắn bút chì, ngậm cục gôm...
- Sau đó coi vụ tâm lý bằng cách quan sát bé nhai giấy trong các sự kiện nào, mình có thể lập lại sự kiện đó và bé sẽ phản ứng bằng cách nhai giấy không...
Ở bên này thì mình sẽ dẫn bé đi làm 2 test đầu khoảng 2 ngày, test tâm lý sau khoảng 1 tuần. Hiện giờ bé nhà Bảo bên đó thì Bảo cố gắng làm được đến đâu hay đến đó, cần gì cụ thể thêm thì báo cho chị Tường Anh biết.
Trong lúc này thì Bảo để ý xem bé nhai loại giấy nào, có an toàn không? Đừng giữ các loại giấy in bằng mực có chất chì trong nhà (nhất là giấy in màu vàng/đỏ, 1 màu phổ biến).
Mình cũng nói thêm cái vụ mát xa mặt. Hồi về VN các sơ có đưa coi 1 cuốn sách dạy mát xa mặt được lưu truyền cho các phụ huynh. Mình đoán cuốn sách được viết bởi chuyên gia nhưng sau khi được chuyền tay một thời gian, nó trở thành cuốn "chỉ đâu đánh đó" nên có thể gây nguy hiểm cho trẻ. VÍ dụ bài mát xa cho trẻ khuyết tật mà dùng cho oral sensory thì không được rồi. Vùng mặt là vùng có nhiều thần kinh, tuyệt đối cẩn thận. Bảo biê't tại sao mấy ông võ sĩ Quyền Anh/boxing gọi cú dấm thốc lên từ cằm là cú knock-out không? Vì nó đánh quai hàm dưới đập vào vùng răng và xương hàm trên/dưới má, gây chấn động vào các dây thần kinh tập trung ở đó, làm nạn nhân choáng váng. Mình không biết cứ mát xa mạnh vào đó khác nào đục cho con mình choáng váng?
Cái vụ mát xa này chị Tường Anh cũng nói ở hội thảo lần trước rồi. Khi mát xa cho trẻ là mình đánh thức cảm giác để làm áp lực sâu, chứ không phải đánh thức xong thì ... bỏ đi. Chị Tường Anh ví với việc nấu ăn cho thơm, cho bé đói, xong rồi lại không cho bé ăn. Trước khi làm gì nên điều tra cẩn thận, hiểu rõ ngọn ngành nha.
Phi