Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » CN Tháng 4 19, 2009 9:52 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chị Tường Anh này, con tôi cũng có sợ nhiều thứ lắm: chẳng hạng một số đoạn quãng cáo trên ti vi, bông hoa(cháu không muốn sờ chùng, tôi đã cố gắng dùng bông cọ nhẹ vào người cháu để giúp cháu không nhạy cảm với hoa, lúc đầu phản ứng rất dữ, nhưng sau đó cũng có lúc không phản ứng nữa).
Khi tôi dạy cháu chơi luồn chỉ qua các bông hoa, nhưng Phúc chỉ thích xếp chúng thành hàng, sau đó tôi dẹp, hôm sau lấy ra chơi tiếp nhưng lần này thì tôi bài trò mới sau khi luồn chỉ qua bông thì cho các bông chạy từ từ từ trên xuống thì cháu rất thích và cầm bông đưa cho tôi luồn tiếp vào chỉ(tôi có thử đưa cháu luồn chỉ nhưng cháu không dám làm mà rụt tay lại), nhưng sự chú ý này không lâu lắm khi bên ngoài có tiếng động thì gì đó là cháu bỏ ra và không chơi nửa, một món đồ chơi cháu chỉ có thể hứng thú trong 5 hoặc 10phút gì đó là không muốn chơi nửa.


Phúc sợ những đoạn quảng cáo có thể vì Phúc rất thính tai. Cậu con lớn của tôi lúc nhỏ cũng rất sợ một số âm thanh. Bây giờ 16 tuổi, cao 1m8, nặng gần 80 ký vẫn cứ yêu cầu người trong nhà đừng làm ồn. Tai của các cháu này quá thính, nên một số âm thanh ở một số tần số nào đó làm màng nhĩ của các cháu rung mạnh, khiến cháu thấy đau. Đây là loại hội chứng mới nhận ra, và chưa được hôi đồng y khoa Hoa Kỳ chuẩn nhận vì họ đang tiếp tục nghiên cứu, lấy thống kê... Có những em còn ói mửa, nhức đầu...

Nếu cần, mình có thể cho cháu đeo ống nghe để chặn bớt âm thanh. Phúc còn nhỏ, tôi chưa dám đề nghị cho đeo loại nút tai bằng mút (nhỏ bằng đầ ngón tay của Phúc) vì sợ cháu nuốt. Anh tìm mua loại ống nghe mà người ta nghe nhạc, loại nào có thể che chắn hết tai của cháu (thay vì loại chỉ có hai miếng mút tròn nhỏ).

Anh đã tìm ra hai thứ cháu sợ là bông hoa và chỉ. Anh để ý thêm nữa nhé. Tôi chưa đoán ra Phúc thuộc nhóm cảm giác nhẹ hay mạnh. Tuy nhiên, với tất cả những gì các cháu sợ, chúng tôi thường giới thiệu, khuyến khích... để các cháu bớt đi cảm giác nhậy cảm với chúng. Chúng tôi cũng làm như anh đấy thôi: cứ chơi, cứ làm cho cháu thích thú, và từ từ cho cháu sờ chạm. Nhiều ông bố, nhất là các ông Á châu, thấy con nhát thì bực mình, nên ép con quá, làm con khiếp đảm. Mình cứ từ từ mà giới thiệu, anh nhé.

ơi nửa.
Ở trường cô giáo nói lúc đầu bé Phúc có chạy lăng xăng nhưng lúc này đã giảm, và có chú ý, đặc biệt là chú ý các trò chơi nhiều hơn, đối với một số bài hát trên ti vi hoặc trên các CD mà cháu xem thì nhớ rất mau, hát đúng giọng, nếu bài ngắn thì đúng cả lời(nhưng không hiểu nội dung bài hát)
Chiếu nào tôi cũng cho cháu chạy chơi trong xân, chơi đá banh, đạp xe ba bánh, nhưng mỗi thứ thì được khảng 5 - 10 phút là tha thẩn đi chơi một mình, tôi theo dụ mãi cháu cũng không nghe, cháu vừa đi vừa hát hoặc nói điều gì đó rất khó hiểu, thu nhặt các thứ như ống hút, cành cây, rồi ngồi xếp thành hàng mà không cần chú ý đến ai. Tôi lúc nào cũng bên con và lãi nhãi những từ cháu đã biết nhưng nó mặc tôi. Chỉ khi nào có một tình huống nào đó thật sự gây chú ý thì cháu mới bắt đầu quan sát(như khi tôi nói mẹ đi chợ về, dì út đi chợ về hay chị hai đi học về)


Có lẽ Phúc cũng có hiếu động (tăng động) đấy anh ạ, dù không nghiêm trọng. Tuy nhiên, Phúc 3 tuổi, chơi mỗi thứ 5 đến 10 phút là ổn định rồi, không đáng lo lắm. Hơn nữa, ý niệm của sân chơi là Phúc có quyền chạy đây đó, chơi món này bỏ món kia... Bây giờ anh nên bám lấy mức 10 phút, tập cho Phúc ngồi tô màu hay học với ba 10 phút, rồi tăng lên 12, 15, 18... Khi dậy học, anh nên nói rõ: "Mình học, con phải học xong đã" để cháu quen với ý niệm "học thì phải ngồi lâu hơn chơi, ngồi nghiêm chỉnh, chú ý."

Anh "lải nhải" mà Phúc không để ý, mình cũng cứ "lải nhải" anh ạ. Rồi sẽ có lúc những từ ngữ và lối đặt câu kia bám được chú ý của cháu. Nói cho cùng, Phúc mới có 3 tuổi thôi.

Điều tôi chú ý là Phúc chơi một mình. Nếu anh được cho phép vào sân chơi với cháu, anh chịu khó kéo cháu chơi cùng bạn theo kiểu chơi song đôi. Anh sẽ thấy Phúc thích chơi với người lớn hơn bạn bè đồng tuổi, thích bạn nghe theo ý mình, đang chơi bỗng bỏ bạn chạy mất... Những kỹ năng chơi chính là kỹ năng giao tế, anh tập cho Phúc nhé.

Hồi chiều này tôi phạt cháu ngồi nghế, cháu khóc rất nhiều, tôi cho cháu ngồi khoảng 1 phút thi thả ra, cháu lăng ra nền nhà và tiếp tục khóc tôi cũng mặc, tôi yêu cầu vợ tôi cũng mặc sau đó cháu nín khóc và đi tìm mẹ, nhưng vẫn còn giận nếu ai ngoài mẹ chạm vào là cháu nạt ngay. Không biết tôi làm như vậy có đúng không? Vì cả tôi và vợ tôi đều thấy rất sót lòng nên tôi không thể phạt cháu lâu hơn. Tôi nghỉ lần sau thì thời gian sẽ dài hơn nửa(tối đa là 3 phút)


Hoan hô anh chị! Mình cứ thế anh nhé. Anh ạ, tiếng con khóc là âm thanh làm cho người ta đau đớn. Âm thanh ấy dễ làm cha mẹ hối hận và mang cảm giác tội lỗi. Anh chị phải gồng mình với tôi một thời gian, để Phúc hiểu sự liên đới giữa hành động và hậu quả. (Khi cháu giỏi, mình thưởng, đấy là lúc mình dậy liên đới giữa hành động tốt và kết quả). Tôi cũng phải nói là anh may mắn có chị đồng vợ đồng chồng. Nhiều gia đình khi ba phạt thì mẹ ôm con, rồi còn bảo: "Ba hư, nghỉ chơi ba ra!" Thế có chết không! Với tất cả mọi đứa trẻ trên đời này, bố và mẹ đều phải "đứng chung một chiến tuyến" mới được.

Anh nói với chị rằng thái độ la khóc ấy không tiếp diễn lâu đâu. Sau này khi đã thôi la khóc để áp lực, thỉnh thoảng cháu có thể làm lại như vậy để thử xem ba mẹ phản ứng thế nào. Anh chị nhớ kiên trì bám theo việc thưởng phạt, đừng chịu thua. Trong thời gian phạt, đừng giao tiếp mắt với cháu anh nhé. Sau này, có thể anh sẽ thấy Phúc tìm cách nói chuyện, bày tỏ tình cảm... Anh cũng nên làm ngơ. Đám trẻ mà chúng ta gọi là "bình thường" cũng thế, chúng lân la càm ràm, hỏi tới hỏi lui... Chúng tôi được chuyên gia tâm lý khuyên: "Không lý luận, không cãi cọ, không càm ràm. Phạt là phạt, là lúc trẻ không nhận được sự chú ý của người lớn."

Còn một chi tiết nữa lúc này cháu thường hay lắc đầu lia lịa vừa đi vừa lắc, ngồi một chỗ cũng lắc.


Tôi nghĩ đây là vấn đề liên quan đến Tâm Vận Động. Một số trẻ lắc đầu cũng vì tai bị sưng đau. Nếu có thể, anh cho cháu đi khám tai cho chắc ăn. Hiện tại, những lúc cháu lắc đầu anh kéo cháu lại và massage đầu cháu. Anh phải thử nghiệm thì sẽ biết cháu thích cảm giác mạnh hay nhẹ. Cũng có thể cháu sẽ lắc đầu hoài, và chỉ bớt vài chục phần trăm sau khi massage. Lúc ấy thì mình dậy cháu lắc đầu ở những lúc thích hợp.

Nếu ta không vào địa ngục cứu con thì ai vào đây


Một hình ảnh đẹp, phải không anh Bảo. Có điều, tôi làm việc với các em nên thương, và thấy rằng các em có thế giới riêng. Thế giới ấy đẹp và đặc biệt. Mình không vào trong thế giới ấy, sẽ không có cách mời cháu thò đầu ra, bước thử vào thế giới của mình. Tôi là chuyên gia đi mời, còn phụ huynh không có bằng "chuyên gia mời" như tôi, nhưng lại là người hiểu con và yêu con nhất. Mình cộng tác trong kế hoạch mời gọi này nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Hai Tháng 4 20, 2009 6:39 am

Chào chị Tường Anh
Bây giờ tâm trạng của tôi khá hơn trước rất nhiều sau khi nhận được nhửng lời động viên của chị, của các ông bố khác như anh Mylăng, nhưng tôi vẫn còn thấy lo lắm. Đúng là khi bình tỉnh hơn thấy tin thần cũng dễ chịu và tự tin hơn, phải không chị?
Hôm trước tôi có mua cho cháu một số hình để tô màu, nhưng hình như nó rất dị ứng với các hình này, nếu đưa hình cho xem thì nó gạt phăng ra, kể cả hình màu cũng vậy, trừ khi hình đó đưa lên mày tính thì cháu mới xem. Đặc biệt cháu rất nhạy cảm với hình ãnh của pháo hoa, hay loại bông tuyết mà người ta hay sử dụng ở các buổi tiệc cưới hoặc sinh nhật(Phúc hét toán lên và vừa chạy vừa khóc, vừa la)
cháu hầu như không sợ các tiếng động mạnh, nơi nào có tiếng động là cháu hướng mắt về phía đó để quan sát,ví dụ như: tiếng động cơ, tiếng xe, tiếng xây nước đá(vì tôi ở trong căntin trường học của mẹ vợ). Nhưng tiếng gà gái trong máy tính hôm cho tôi cháu xem một bài học về con gà trống vô tình nút âm lượng tôi để quá lớn thế là tới lúc con gà xuất hiện thì nó ôm chầm lấy tôi và không muốn học nửa.
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Hai Tháng 4 20, 2009 6:41 am

Chào chị Tường Anh
Bây giờ tâm trạng của tôi khá hơn trước rất nhiều sau khi nhận được nhửng lời động viên của chị, của các ông bố khác như anh Mylăng, nhưng tôi vẫn còn thấy lo lắm. Đúng là khi bình tỉnh hơn thấy tin thần cũng dễ chịu và tự tin hơn, phải không chị?
Hôm trước tôi có mua cho cháu một số hình để tô màu, nhưng hình như nó rất dị ứng với các hình này, nếu đưa hình cho xem thì nó gạt phăng ra, kể cả hình màu cũng vậy, trừ khi hình đó đưa lên mày tính thì cháu mới xem. Đặc biệt cháu rất nhạy cảm với hình ãnh của pháo hoa, hay loại bông tuyết mà người ta hay sử dụng ở các buổi tiệc cưới hoặc sinh nhật(Phúc hét toán lên và vừa chạy vừa khóc, vừa la)
cháu hầu như không sợ các tiếng động mạnh, nơi nào có tiếng động là cháu hướng mắt về phía đó để quan sát,ví dụ như: tiếng động cơ, tiếng xe, tiếng xây nước đá(vì tôi ở trong căntin trường học của mẹ vợ). Nhưng tiếng gà gái trong máy tính hôm cho tôi cháu xem một bài học về con gà trống vô tình nút âm lượng tôi để quá lớn thế là tới lúc con gà xuất hiện thì nó ôm chầm lấy tôi và không muốn học nửa.
Chân thành cám ơn chị rất nhiều.
Lê Mộng Bảo
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 4 20, 2009 8:53 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Hôm trước tôi có mua cho cháu một số hình để tô màu, nhưng hình như nó rất dị ứng với các hình này, nếu đưa hình cho xem thì nó gạt phăng ra, kể cả hình màu cũng vậy, trừ khi hình đó đưa lên mày tính thì cháu mới xem. Đặc biệt cháu rất nhạy cảm với hình ãnh của pháo hoa, hay loại bông tuyết mà người ta hay sử dụng ở các buổi tiệc cưới hoặc sinh nhật(Phúc hét toán lên và vừa chạy vừa khóc, vừa la)
cháu hầu như không sợ các tiếng động mạnh, nơi nào có tiếng động là cháu hướng mắt về phía đó để quan sát,ví dụ như: tiếng động cơ, tiếng xe, tiếng xây nước đá(vì tôi ở trong căntin trường học của mẹ vợ). Nhưng tiếng gà gái trong máy tính hôm cho tôi cháu xem một bài học về con gà trống vô tình nút âm lượng tôi để quá lớn thế là tới lúc con gà xuất hiện thì nó ôm chầm lấy tôi và không muốn học nửa.


Chào anh Bảo, về hình trên giấy mà cháu gạt đi, cháu có chơi với trò gì khác trên giấy không anh? Có thể cháu không thích âm thanh sột soạt của giấy, cũng có thể đơn thuần là cháu không thích hình thức học bằng giấy bút.

Về pháo hoa hay bông tuyết, mình biết là cháu sợ. Nếu muốn anh tập từ từ cháu cũng có thể quen chút chút. Điều khó là cháu chưa thích xem hình trên giấy. Anh có thể vào www.youtube.com, đánh chữ fireworks xem họ có quay hình ảnh gì về pháo bông không. Anh mở âm lượng nhỏ, cho cháu coi. Có những bé dị ứng với độ sáng của màn hình, nên hình pháo hoa có thể sáng ở mức làm cháu khó chịu. Anh thử cho cháu đeo kính râm khi xem pháo hoa xem sao nhé.

Rất vui khi anh lấy lại niềm tin. Cứ thế anh nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Ba Tháng 4 21, 2009 6:32 am

Chào chị Tường Anh
Hồi chiều này tôi có mang ra cho Phúc chơi ráp các chữ số, vì trò cũ hình như không còn hứng nửa. Lúc đầu cậu ta rất thích và tham gia ngay, nhưng sau đó bắt đầu dở chứng, lấy mấy con số ra xếp hàng, tôi liền mang đi dẹp(cháu khóc quá trời). Sau đó khoảng 2giờ tôi mang ra chơi tiếp và cu cậu lân la đến tham gia, chịu nói và xép số với tôi(được 2 lần), sau đó tôi dùng tay chỉ các con số thì cháu không chịu hợp tác (gạt tay tôi ra ngoài) mà mang sản phẩm cùa mình đi chỗ khác, tôi lại lân la theo cháu, tôi thấy Phúc dùng tay chỉ các con số, hể cháu chỉ tới đâu thì tôi đọc số tới đó.
Còn trò nói tên các trái cây bằng nhựa thì cũng vậy lúc đầu hợp tác rất tốt nhưng sau đó cũng lại xép hàng và tôi lại phải cất đi(coi như bài này tôi ướt giáo án không thể hoàn thành theo thời gian định trước)
Còn về chuyện cháu còn sợ điều gì nửa không thì tạm thời tôi nghỉ chưa ra, nhưng tôi biết cháu vẫn còn sợ một số nửa. vd như khi tới khám BS thì Phúc rất sợ, và phản ứng rất dữ(các BS Y tá nhiều người không dám dùng kim), đeo bám lấy ba hoặc mẹ và luôn miệng nói : xong rối nhe, xong rồi nhe, để được đi về. Vì sau mỗi lần đặt ống nghe là bị chít chuốc rất đau)
Cám ơn chị rất nhiều.
Lê Mộng Bảo
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 4 21, 2009 9:47 pm

Phân trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Hồi chiều này tôi có mang ra cho Phúc chơi ráp các chữ số, vì trò cũ hình như không còn hứng nửa. Lúc đầu cậu ta rất thích và tham gia ngay, nhưng sau đó bắt đầu dở chứng, lấy mấy con số ra xếp hàng, tôi liền mang đi dẹp(cháu khóc quá trời). Sau đó khoảng 2giờ tôi mang ra chơi tiếp và cu cậu lân la đến tham gia, chịu nói và xép số với tôi(được 2 lần), sau đó tôi dùng tay chỉ các con số thì cháu không chịu hợp tác (gạt tay tôi ra ngoài) mà mang sản phẩm cùa mình đi chỗ khác, tôi lại lân la theo cháu, tôi thấy Phúc dùng tay chỉ các con số, hể cháu chỉ tới đâu thì tôi đọc số tới đó.
Còn trò nói tên các trái cây bằng nhựa thì cũng vậy lúc đầu hợp tác rất tốt nhưng sau đó cũng lại xép hàng và tôi lại phải cất đi(coi như bài này tôi ướt giáo án không thể hoàn thành theo thời gian định trước)


Vậy là Phúc bắt đầu làm quen với ý niệm học không phải là xếp những đồ vật thành hàng một cách vô ý nghĩa. Anh cứ tiếp tục như vậy: cất đồ chơi đi nếu Phúc đòi xếp chúng thành hàng. Nếu Phúc có thể hiểu, anh có thể trả giá: nếu con đọc tên, đọc số... thì con sẽ được xếp chúng thành hàng sau khi học xong. Anh cài thời gian là 5, 10 phút và dậy cháu đọc tên. Hết thời gian này, anh tuyên bố: Học xong, Phúc được chơi, và anh lập tức rời khỏi nơi đó, không ở cạnh cũng không nói gì hết.

Còn về chuyện cháu còn sợ điều gì nửa không thì tạm thời tôi nghỉ chưa ra, nhưng tôi biết cháu vẫn còn sợ một số nửa. vd như khi tới khám BS thì Phúc rất sợ, và phản ứng rất dữ(các BS Y tá nhiều người không dám dùng kim), đeo bám lấy ba hoặc mẹ và luôn miệng nói : xong rối nhe, xong rồi nhe, để được đi về. Vì sau mỗi lần đặt ống nghe là bị chít chuốc rất đau)


Về đi bác sĩ, đi bệnh viên, 90% trẻ em sợ chứ chả riêng gì Phúc, phải không anh? Anh muốn cháu bớt sợ, anh thử giải thích trước với cháu. Có bố mẹ vì biết con sợ nên không nói gì, và đùng môt cái lôi bé vào chích, nhổ răng... Tôi không chủ trương như vậy vì bé có thể mất niềm tin nơi cha mẹ, và hoảng hồn vì những thủ tục của phòng khám. Anh cứ kể chuyện, cho xem hình, cho biết lý do..., cháu sẽ bớt lo âu và hoảng vía. Dĩ nhiên, chích cho một cái thì Phúc sẽ khóc, nhưng ít nhất Phúc không bất ngờ.

Anh thử xem sao nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Cá Cha » T.Ba Tháng 4 21, 2009 10:17 pm

lemongbao đã viết:C Nhưng sau đó một luồn tư tưởng khác lại mách bảo tôi rằng tôi phải lo cho các con hoặc bây giờ hoặc không bao giờ và tôi phải lo nghỉ về cháu.
... Trong cuộc chiến này tôi thấy mình rất đơn đọc, không biết phải chia sẽ cùng ai mỗi khi gập rắc rối. Mọi người trong gia đình đều không chấp nhận hiện tượng này, họ chỉ coi như cháu chậm phát triển mà thôi, rồi từ từ cháu sẽ nói và sẽ biết :họ không muốn biết và cũng không muốn hiểu điều này dù tôi có giải thích. Mọi ngưởi ở cơ trường học tôi cũng chỉ cho đây là chuyện vặt không đáng quan tâm(làm gì mà tỏ ra lo lắn quá vậy, mọi người ở đây không hề biết nhửng gì về hội chứng tâm lý này, cũng như tôi vậy, nếu một đồng nghiệp không quan tâm đến con cái, không qua tâm đến những điều bất thường này và Ti - vi không nói đến hội chứng này để đồng nghiệp ấy cho tôi biết rằng con thầy có thể là hội chứng TK, chắc tới bây giờ tôi vẫn cho chuyện của con mình là chuyện bình thường) Cũng mai là tôi còn có các anh chị cho phép tôi được giãi bài tâm sự cho vơi nhửng nổi niểm chất chứa trong lòng.
Mỗi tối tôi phải dùng rượu (khoảng hai ba ly gì đó) để tạm quên đi những nỗi niềm tâm sự của bản thân. Giá như có một ông bố nào đó cùng cảnh ngộ như tôi chia sẽ với tôi qua mạn thì thật là hay, dầu sau cũng dễ giãi bài hơn. Thật là ái ngại vì trong trang Web này hình như chỉ có một mình tôi là đàn ông phải lo lắng.
.

Chào anh,
Tôi là phụ thân 1 cháu gái 29 tháng ở HN, hiện chưa biết nói và đang ở ranh giới giữa tự kỷ và không tự kỷ.
Tôi xin được chia sẻ sự ái ngại, buồn phiền của anh.
Bản thân tôi, để khẳng định với bà nội cháu rằng xem TV quá nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng nói của cháu cũng đã phải mất hàng tháng trời thuyết phục. Trong khi, vùng anh ở khá xa và chắc rằng chưa nhiều cháu bị căn bệnh này. Tôi cũng đã từng nói chuyện với 1 cô hiệu trưởng trường tiểu học điểm ở HN. Theo lời cô tả thì tôi nghĩ trường cô có cháu bị tự kỷ nặng, nhưng cô cũng không biết gì về căn bệnh đó ...
Mừng là anh đã bỏ không uống rượu buổi tối. Tôi thấy rượu không giúp gì cho lý trí, chỉ làm tăng thêm buồn phiền trong khi anh (và cả tôi) là người cần phải lạc quan hơn. Tôi mới vào diễn đàn, cũng có nhiều chuyện muốn hỏi các bác sỹ ở đây và học hỏi kinh nghiệm từ mọi người. Vì vậy, cũng rất mong nhận đựoc sự chia sẻ từ anh.
Mong anh thành công.
Cá Cha
 
Bài viết: 57
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 4 21, 2009 8:34 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Tư Tháng 4 22, 2009 6:30 pm

Chào anh Bảo,
Bé Phúc đã có tiến bộ rồi đấy chứ, bé đã biết nhìn mắt khi chào, biết bắt chước ba làm chim đại bàng, biết sự việc sắp xảy ra (bai ba khi thấy ba mặc áo chuẩn bị đi dạy).
Về các trò chơi, có lẽ cháu chưa chơi được đúng như mong muốn của anh, nhưng anh đừng sốt ruột.
Có một thủ thuật gọi là chơi song song, không biết anh biết chưa. Nghĩa là anh phải có 2 bộ đồ chơi giống nhau, anh ngồi chơi cạnh cháu, cháu chơi kiểu của cháu, anh chơi kiểu của anh. Anh cứ thuyết minh kiểu chơi của mình cho thật sinh động hấp dẫn. Cháu sẽ dần dần bị thu hút. Khi thấy cháu chú ý và bắt chước rồi, anh giả vờ làm sai vài thao tác hay qui trình chơi quen thuộc, cháu sẽ hăng hái sửa lại cho ba. Thế là 2 ba con chơi được với nhau theo đúng cách đấy. Hoặc anh giấu đi vài chi tiết ở bộ đồ chơi của cháu, cháu tìm không thấy thì anh nói: "đây ba cho con mượn của ba này". Lúc khác anh lại vờ mất đồ của mình và mượn của cháu, cám ơn cháu... Điều đó sẽ tạo tương tác qua lại, và góp phần làm cháu hiểu đồ chơi của mình, đồ chơi của bạn, không nên giành của bạn. Nếu anh hay dẹp đồ chơi của cháu đi ngay khi cháu chơi không đúng ý ba, thì vô hình đã dạy con rằng lớn có quyền cướp đồ chơi của bé :lol: .Trước kia lúc Quang còn nhỏ, tôi hay tập hợp vài đứa trẻ lại, chia đều đồ chơi cho chúng (phải giống hệt nhau). Lúc đầu Quang cũng hay giành của bạn, nhưng sau dần dần chơi rất hòa bình, nếu thấy bạn chưa có đồ chơi còn chia cho bạn nữa cơ.
Về chuyện gây sự và đánh người khác thì có lẽ đứa trẻ con nào chẳng có. Có bé tự kỷ còn không hề biết chống cự đánh trả, bố mẹ còn mong con biết đánh bạn ấy chứ! Nhưng anh vẫn phải chừng phạt nếu đó là hành động quá đáng. Chị Tường Anh đã dạy bài này nhiều lần rồi mà, cứ bắt đứng úp mặt vào tường, vài lần là hiểu vấn đề thôi.
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Tư Tháng 4 22, 2009 6:57 pm

Vừa rồi tôi post bài xong mới đọc lại những ý kiến của chị Tường Anh, và nhận thấy rằng chị xử lý khác tôi trong việc dạy cháu chơi đúng cách :)
Quang nhà tôi trước kia cũng không hứng thú với đồ chơi và toàn xếp đồ chơi thành hàng. Nếu cất đi thì la khóc om sòm. Tôi sợ nó khóc lắm. Và tôi đã thành công với cách trên. Nhiều khi tôi không chơi với Quang nữa nếu Q chơi không đúng, tôi quay sang chơi với Đức hoặc một bé nào khác. Q là anh chàng dễ bị thu hút, nên mò đến lân la tức thì.
Tôi hay chiều theo Q nhà tôi lắm các anh chị ạ. Đúng là cách của chi Tường Anh có tác phong sư phạm hơn nhiều.
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 4 22, 2009 7:24 pm

Phần trả lời của chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Vừa rồi tôi post bài xong mới đọc lại những ý kiến của chị Tường Anh, và nhận thấy rằng chị xử lý khác tôi trong việc dạy cháu chơi đúng cách :)
Quang nhà tôi trước kia cũng không hứng thú với đồ chơi và toàn xếp đồ chơi thành hàng. Nếu cất đi thì la khóc om sòm. Tôi sợ nó khóc lắm. Và tôi đã thành công với cách trên. Nhiều khi tôi không chơi với Quang nữa nếu Q chơi không đúng, tôi quay sang chơi với Đức hoặc một bé nào khác. Q là anh chàng dễ bị thu hút, nên mò đến lân la tức thì.
Tôi hay chiều theo Q nhà tôi lắm các anh chị ạ. Đúng là cách của chi Tường Anh có tác phong sư phạm hơn nhiều.


Chào anh Bảo và Khoaiyeu, thực ra thì có gạo mình nấu cơm, có bột mình làm bánh. (Tôi định nói đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy nhưng câu này không mang nghĩa tương đương với vai trò của chúng ta - cha mẹ và điều trị viên :P ). Với đại đa số các cháu, tôi đề nghị cất đồ chơi đi. Với một số cháu khác - không chịu chơi gì hết, không thích gì hết, không chú ý gì hết... - tôi nghĩ chúng ta đành để cho bé chơi và tìm cách hấp dẫn cách khác, tìm cách chơi song song...

Tuy nhiên, điều đáng để ý là mục đích của giờ vừa chơi vừa học ấy. Muốn dậy chơi song song, hay muốn dậy chơi cho đúng mục đích của đồ chơi?

Về việc sợ con khóc và chiều con thì tôi không phản đối gì hết. Con tôi ở nhà cũng chẳng sợ sệt gì tôi như cháu sợ cô giáo của cháu. Chán không? Đứa con là núm ruột, không chiều chuộng mới là kỳ. Tiếng chúng khóc lóc nỉ non là âm thanh làm chúng ta stress nhất, stress hơn cả câu nói "cô/anh sẽ phải thôi việc ngay hôm nay!" :P Dù vậy, vì các em tự kỷ cần có hệ thống và lề lối sinh hoạt quy củ, thống nhất, chúng ta đành phải bấm bụng mà dậy thôi. (Thế mà tôi vẫn mang tiếng là điều trị viên chiều bệnh nhân quá đấy!)

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Viên TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách.

cron