Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt KhóMỗi tuần P được tự do vào chiều và tối thứ bảy kể cả ngày chủ nhật, tối chủ nhật học khoảng 10 phút, các ngày còn lại mỗi tối cha con cùng học khoảng 1 giờ. Mấy hôm nay P vẫn được hướng dẫn đánh răng mỗi sáng và tối, nói chung cũng thuận lợi. Nói được nhiều hơn nhưng thường là nói ngược. Thay vì nói con bướm bay, thì cu cậu nói bay con bướm........
Mới vài tuần trước đây, ba của P nản muốn bỏ ngang chương trình can thiệp vì con không chịu học. Bây giờ đã có 1 tiếng mỗi ngày. Vậy mà ba nó chẳng chịu thưởng nó gì hết. Cứ khen bằng lời không à. Chả đi đôi với hành động gì hết trơn!
Khi con nói ngược, đó là dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ. Bảo cứ làm mẫu cho con nói lại cho đúng. Chờ con lớn hơn tí nữa sẽ có loại bài về chủ từ động từ túc từ trong câu.
Nhân tiên em muốn biết một chuyện là lớp học em đang dạy có một cô học trò học lớp 12 mỗi lần gọi phát biểu hay trả lời câu hỏi thì nói cà lăm rất nhiều. Nhưng khi biểu diễn van nghệ thì hát như một người bình thường. Xin chị giải thích và cho lời khuyên để cô học trò này không nói lắp khi phát biểu
Khi hát thì không cà lăm vì bài hát đã học thuộc lòng, lời bài hát không đổi, và đã hát lại nhiều lần. Khi nói trong lớp, câu nói luôn khác nhau với ý tưởng khác nhau, lúc đó sẽ thấy cà lăm.
Nếu muốn, em bảo cô bé nghĩ trước, sắp đặt trước ý tưởng và câu nói trong đầu, nhẩm lại rồi hãy giơ tay. Dĩ nhiên, tiến trình này mất chút thời gian nên cô bé có thể mất cơ hội trả lời. Khi phải giơ tay lên, thầy Bảo có thể cho trò một phút sắp xếp cũng tốt. Ngoài ra, bối rối và xúc động luôn là những yếu tố làm cho người ta cà lăm. (Những người không cà lăm cũng lúng túng ấp úng khi bối rối hay xúc động). Vậy việc tăng niềm tự tin là điều quan trọng với cô bé học trò của Bảo.
Kính chào chị
Mua "kính" bao nhiêu một ký thế? Trả lại, lấy tiền lại được không?