Ngôi trường giáo dục đặc biệt đầu tiên của Hoa Kỳ là Trường Willowbrook, ra đời năm 1948. Vào thời điểm đó, chỉ có 12% trẻ gddb được can thiệp đúng môi trường.Dù ra đời đã lâu, vào năm 1975 ngành giáo dục đặc biệt mới được chú ý tới khi chính phủ Hoa Kỳ nhận ra các trẻ giáo dục đặc biệt bị kỳ thị ở môi trường hòa nhập.
Ngành gddb bao gồm TK, các rối loạn truyền thông, ngôn ngữ …, trẻ khiếm thị, khiếm thính, và trẻ bị tai nạn trầm trọng về não bộ (TBI).
Nên hiểu cụm từ “đặc biệt” là trạng từ, tức là “nhóm trẻ này cần được dạy học một cách riêng, đặc biệt thì họ mới hiểu”. Không nên hiểu “đặc biệt” như tính từ, là “nhóm trẻ này cá biệt, phải tách ra”.
Mười điều ít biết về giáo dục đặc biệt tại Hoa Kỳ:
1. Nhóm chuyên gia đánh giá rối loạn gì gồm có bác sĩ tâm thần nhi, chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, chuyên gia về hành vi, tâm lý. Họ sử dụng chủ yếu là DSM-V.
2. Nhóm chuyên gia giáo dục đặc biệt có test sàng lọc và thẩm định riêng (standardized test) để biết nên can thiệp ra sao. Nhóm này có chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, hành vi, tâm vận động, giáo dục đặc biệt… và có thể có chuyên gia tâm lý. Họ phối hợp với giáo viên để can thiệp cho học sinh. Đây là mô hình mà TT Nhân Văn đang làm việc với CCM.
3. Không có Trường hay Trung tâm Tự kỷ, chỉ có Lớp học cho các bạn Tự kỷ nằm trong khuôn viên Trường bình thường. Tại Việt Nam, TT Nhân Văn phải liên kết với các Trường mầm non để làm hòa nhập, và phải tự xây dựng Comm living theo mô hình bên Hoa Kỳ (sẽ chiếu video sau).
4. Tại California, ngân sách tiểu bang bỏ ra cho mỗi trẻ TK cao gấp 7 lần ngân sách cho trẻ không TK.
5. TEACCH và ABA là 2 phương pháp được sử dụng trên toàn bộ các trường công tại Hoa Kỳ. Các phương pháp khoa học khác đôi khi được chuyên gia đưa vào dựa trên các case cá nhân như CBT, Tâm vận động, Sensory, v…v… Tại California, TEACCH được sử dụng đa số. Luật can thiệp Hoa Kỳ bắt mọi PP sử dụng vào dựa trên khoa học và dựa trên đo đạc có chứng cớ (evidence-based).
6. Từ “chuyên gia” có 3 nghĩa: người có học vị / kiến thức cao trong ngành (specialist), hoặc người có học vị cao và được test theo chuẩn tiểu bang/quốc gia (board-certified specialist), hoặc người có học vị cao, được test, và được phép hành nghề (trong hiệp hội chuyên ngành của tiểu bang). Tại phần lớn các tiểu bang, chỉ có nhóm sau cùng được tham gia can thiệp. Họ phải tu nghiệp hàng năm để giữ được bằng hành nghề gọi là Clinical Credential (bằng lâm sàng). Ví dụ như chuyên gia ngôn ngữ trị liệu tại California thì cứ 5 năm phải tu nghiệp 150 giờ.
(sic: đây cũng là khó khăn khi các bạn ở VN qua Mỹ du học, không đủ điều kiện di trú xin ở lại để đi làm, lấy Clinical credential).
7. Do phải làm việc với nhiều sắc dân, nhiều loại ngôn ngữ khác nhau mà trẻ nói như tiếng mẹ đẻ, các chuyên gia giáo dục đặc biệt ở Hoa Kỳ có kinh nghiệm đa dạng, nhất là ở vùng Thung lũng điện tử, các vùng nhiều di dân...
8. Với cộng đồng người Việt định cư tại Hoa Kỳ, do tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, họ thường chọn các ngành nghề về kỹ thuật thay vì giáo dục đặc biệt, gây ra tình trạng thiếu chuyên gia ngành giáo dục đặc biệt nói được tiếng Việt.
9. Do thuế nhà đất được đưa cho học khu giáo dục, luật “tương đối đúng” là khu nào nhà đắt tiền, học khu đó có ngân sách tìm giáo viên, chuyên gia giỏi. Trường giỏi làm nhà lại lên giá. Đó là lý do tại sao cùng ở Mỹ hay cùng một tiểu bang, một học khu này chất lượng khác biệt với học khu khác. Ví dụ giá nhà trung bình ở thành phố Cupertino là 2 triệu 3 USD. Giáp với Cupertino là San Jose, giá nhà trung bình là 1 triệu USD. Với thuế đất 1%, mỗi ngôi nhà ở San Jose, học khu San Jose thu được 10 ngàn trong khi ở Cupertio thu được 23 ngàn / căn. Giá nhà chênh lệch làm chất lượgn giáo dục chênh lệch là một điều không toàn hảo của nền giáo dục phổ thông Hoa Kỳ.
10. Người chuyên gia khi đang làm việc cho học khu sẽ không được mở cơ sở khám, điều trị. Điều này bị cấm vì xung đột lợi ích.