Tổng quan các phương án vệ sinh phòng dịch
Khi nói tới vệ sinh, chúng ta nói tới diệt trùng (germ), diệt vi trùng (bacteria) và diệt siêu vi khuẩn (virus). Với tình hình coronavirus hiện tại, bài viết này chỉ chú trọng về diệt virus.
Xà bông, xà phòng không thể diệt được virus. Nó chỉ có tác dụng rửa cho trôi đi. Vậy khi rửa tay, chúng ta đang rửa cho trôi virus đi chứ không phải là rửa cho nó chết. Vì thế, rửa tay thật kỹ là yếu tố quan trọng.
Các loại dung dịch rửa tay hand sanitizer chưa chắc diệt được virus vì người ta có khuynh hướng mua những loại không có cồn, có hương vị, có các chất liệu khác làm mịn da tay, chống khô…
Hai loại cồn (alcohol) là Ethanol và Isopropyl, ở độ đậm đặc trên 90% thì có thể diệt được virus. “Có thể” vì chúng chỉ có hiệu quả 99.99%, tức là 100 con virus thì chết 99, 1 con thoát chết, nhưng 1000 con thì thoát chết tới 10 con. “Thoát chết” có nghĩa là khi rửa, cồn bốc hơi nên người rửa đã chưa rửa trúng, hoặc độ đậm đặc không kịp làm chết virus đó.
Rượu như đế, volka chỉ có khoảng 40, 45 độ, cho nên độ đậm đặc không đủ để diệt khuẩn. Các loại cồn đều có nguy cơ cháy, vào mắt, mũi… cho nên cần có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Vậy kế hoạch ngừa dịch có 3 mảng (ngoài việc đeo khẩu trang).
1. Mảng 1: Dùng xà phòng, xà bông rửa trôi đi các virus ở cổng Trường trước khi học sinh bước vào Lớp. Để kiểm tra độ rửa sạch và kỹ, một cách test là dùng nước luộc củ dền xịt lên cho đỏ 2 bàn tay, và sau khi rửa tay bằng xà phòng thì 2 tay không còn vết đỏ củ dền nào, đó được gọi là “sạch”. Cần rửa tay thêm nhiều lần trong ngày trước khi đi vệ sinh, ăn, uống…
2. Mảng 2: Tìm ra các vật mà nhiều người đụng vào trong ngày, viết ra một danh sách gọi là “Touch list” Dùng cồn Ethanol hoặc Isopropyl để lau, diệt virus ở các nơi đó vào đầu ngày/cuối ngày.
3. Mảng 3: Tối thiểu hóa các dụng cụ, vật phải dùng chung.
Về việc dùng Khẩu trang:
Học sinh hay giáo viên đang ho, dù là ho do cảm, cũng phải đeo khẩu trang để tránh ho văng ra các hạt bụi lơ lửng trong không khí. Virus sống được bao lâu tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Đừng nghĩ đơn giản là trên 25 độ C thì virus chết.
Vì sao cảm cũng phải đeo? Vì ở thời điểm này, ai bị họ, hắt xì, sốt cũng đều gây bất ổn cho cộng đồng vì không biết là bị gì.
Nếu học sinh hay ho, phun nước miếng, quyệt mũi… thì người giáo viên dạy cần đeo. Học sinh ngày cần được để ngồi cách ly trong Lớp.
Đeo khẩu trang không đủ để phòng dịch.
Về việc Đo nhiệt độ:
Đo nhiệt độ có thể là false negative. Trong Y khoa, false negative là hiện tượng khi test gì đó nói âm tính, nhưng thật ra thì có bệnh. Một trẻ có thể không sốt, nhưng vẫn đang mang mầm coronavirus trong người. Vì thế đo nhiệt độ không đủ để kết luận là không dính virus.
Nên đo sơ trước bằng loại súng đo không đụng chạm, và có cả các loại đo kẹp nách… với độ chính xác cao hơn.
Phương châm làm việc của chúng tôi trong mùa dịch này là:
1/ Thà đoán lầm còn hơn bỏ sót.
2/ Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, hy vọng tình huống tốt nhất.
Hình trên: Touch List của Lớp Thỏ, Trung tâm Nhân Văn trong lần chạy thử vào thứ 3, 4-2-2020.