Nhân ngày 20/11, xin kính chúc các Thày/Cô giáo đã từng dạy em được bình yên. Em nghĩ rằng cách tri ân Thày / Cô tốt nhất với hoàn cảnh của em là viết bài này . Nếu bài viết đúng, được các thày/cô giáo khác áp dụng, thì em đã thành công trong việc chuyển tải các ý tưởng mà thày/cô đã từng dạy cho em.
Chúc các giáo viên Ban Mai, các học trò của thày và giáo viên các Trường chuyên biệt khác sức khỏe về cả tinh thần và thể chất. Con đường chúng ta đang đi tuy gian nan nhưng đầy hứng thú và niềm vui chờ đợi. Các bé TK cũng sẽ dạy cho chúng ta biết rất nhiều điều về bản thân chúng ta khi chúng ta đồng hành, cùng các em vượt khó.
1 Tổng quan
Nature versus Nurture
Nên để trẻ phát triển theo tự nhiên (nature) hay theo môi trường cha mẹ dựng lên (nurture)? Đó là câu hỏi mà các nhà giáo dục từ lâu trăn trở.
A child’s mind is a like piece of paper. If you don’t write nice things on it, someone else will / Các em như tờ giấy trắng, nếu bạn không viết gì đẹp đẽ lên, người khác sẽ viết (Phi)
Giáo dục là nghệ thuật hay khoa học ?
Giáo dục khởi đầu là khoa học, nền tảng là khoa học. Khi đi tới áp dụng cho học sinh, nó trở thành nghệ thuật. Giáo dục khởi đầu chỉ bằng nghệ thuật là giáo dục theo cảm tính, không có nghiên cứu, không áp dụng đại trà được. Còn giáo dục chỉ bằng khoa học là giáo dục dành cho người máy, là lập trình chứ không còn là giáo dục con người.
Education begins as social science, and ends as an craftsmanship. Teachers are the ones who turn science into art / Giáo dục đặt nền tảng trên khoa học, và kết thúc như một tác phẩm nghệ thuật. Giáo viên là người biến khoa học thành nghệ thuật (Phi)
Dạy con cái, dạy học sinh … Có phương pháp nào chắc chắn sẽ thành công không?
Không có pp nào chắc chắn 100% cả. Nó luôn có sự may rủi do bản tính, môi trường gia đình, xã hội… Chúng ta không thể biến giáo dục thành một cái máy bảo đảm 100% thành công, và cũng không muốn đào tạo ra ai cũng y hệt ai. Có trẻ môi trường tốt mà vẫn hư, có trẻ môi trường xấu mà vẫn tốt. Tuy nhiên chúng ta cũng không để học sinh trở thành kết quả của một cuộc sổ số may rủi.
We know we cannot guarantee 100% success, that it still a matter of possibility; but we want to bring that probability closer to 1 / Trồng người luôn có sự may rủi . Tuy không thể có xác xuất thành công 100%, nhưng đừng để con mình là kết quả của một cuộc sổ số (Phi)
Note: "possibility" of any event is always 1 or 0 i.e. 'yes' or 'no'. If an event is possible, how likely will its occurrence be, under a given situation is called "probability."
2 Học kiểu nào thì hiệu quả / The cone of learning
Hình dưới giải thích chúng ta nhớ được bao nhiêu phần trăm khi chúng ta học. Ví dụ như khi nghe giảng (lecture), chúng ta nhớ đước 5%. Đọc (reading) thì nhớ được 10%. Học có nghe/nhìn thi được 20%. Cao nhất là khi chúng ta dạy người khác, được 90%.
(Nguồn: E. Dale, Audiovisual Methods in Teaching)
Lecture
Đây là kiểu học mà học viên ít tham gia nhất . Họ ngồi yên nghe giảng, mức độ tiếp thu tùy thuộc vào họ kéo dài độ tập trung được bao lâu, tùy vào khả năng có đi theo kịp luồng ý tưởng của giảng viên hay không. Ở trong lớp học, mỗi học viên có mức tiếp thu qua NN cảm nhận khác nhau. Vì giảng viên không biết hoặc không thể chỉnh cho mọi người, pp học này ít hiệu quả nhất. Chúng ta chỉ nhớ được 5%.
Reading
Đây là kiểu học NN cảm nhận qua đọc chữ thay vì nghe. Chữ viết thì không lột tả được ý nghĩa như lời giảng . Vì vậy học viên vẫn phải dựa trên khả năng dịch/hiểu của minh . Học viên học kiểu này thì cần nhớ được cái gì mình đọc . Thống kê cho thấy chúng ta chỉ nhớ được khoảng 10% cái chúng ta đọc.
Audio-visual
PP này dùng hình ảnh, video, hoặc nghe tape. Học kiểu này hiệu quả vì nó tác động với học viên qua nhiều kênh khác nhau. Học kiểu này, chúng ta thường nhớ được khoảng 20% cái chúng ta nghe/nhìn.
Demonstration
Ở mức độ này, học viên coi người khác áp dụng kiến thức ở trong ngữ cảnh thật sự . Kết quả/mục đích của việc coi demo là để học viên có thể áp dụng, tập làm . Các vấn đề về dịch nghĩa từ đọc, nghe/hiểu lời giảng viên ở các pp trước được giảm thiểu . PP này cũng gây chú ý hơn, làm học viên dễ nhớ bài .
Discussion group
PP Bàn thảo nhóm làm cho mọi thành viên phải tham gia. Đây là mức độ tham gia, chia sẻ kiến thức, góc nhìn, sự thấu hiểubên trong, cách mỗi người phân tích . Học viên biết được những cái đó của người khác và cho thêm vào thư viện kiến thức của mình . Vớp một pp có sự tham gia cao như vầy, chúng ta nhớ được khoảng 50% cái chúng ta học.
Practice by doing
Thực hành là pp cho học viên làm, và học viên đó hoàn toàn làm chủ quá trình trải nghiệm Tất cả các vấn đề của các pp trước đều được giảm thiểu . Quy trình thực hành / bị lỗi / sửa lỗi cho phép học viên học được cái “nên làm gì” và cả cái “không nên làm gì”. Chúng ta nhớ được khoảng 75% cái chúng ta học qua pp này.
Teach others
Dạy lại người khác là PP cao nhất . Khi dạy lại người khác, chúng ta tìm ra các lỗ hổng kiến thức của chính mình . Chúng ta phải tìm cách trình bày ý tưởng và diễn giải thông tin . Khi dạy, giảng viên dùng cách học riêng của mình . Vì vậy người nào đi dạy người khác, họ sẽ nhớ được tới 90% cái họ đã học vì dạy tức là phải nhớ và hiểu cái mình đã học, cái mình đang giảng dạy, và phải chuẩn bị cho các câu hỏi bất ngờ từ học viên.
Kết luận
Mục đích bài viết này không phải là để khuyến khích thày/cô giáo bỏ các pp dạy này, chỉ dùng các pp khác . Tùy vào hoàn cảnh, cách học của học sinh mà thày/cô biết cách sử dụng xen kẽ nhiều pp khác nhau sao cho hiệu quả .
Làm sao biết pp nào hiệu quả ?
Làm sao biết mình nấu tô phở ngon ? Mình biết khi quan sát người ăn phở.
Muốn biết pp nào hiệu quả, hãy nhìn vào chính người học sinh mình đang dạy.