Đây là bài phóng sự mini kiểu "người thật việc thật ngay tại nhà" về buổi sinh hoạt tại 1 trường cấp I, California (xin phép không đưa tên)
Hôm nay là buổi trao giải thưởng cuối học kỳ cho các học sinh giỏi. Việc đầu tiên cô giáo nhắc nhở là "luật chân tay". Cô luôn nhắc các học sinh rằng:
- Trong giờ ra chơi, bạn nào chọc phá mình, mình nên nói: "xin bạn đừng làm vậy nữa"
- Nếu bạn tiếp tục làm, mình nên báo cho bác bảo vệ
Cô dặn thêm: Mình phải bảo vệ bạn mình. Nếu bạn mình bị chọc phá, mình phải vào bênh bạn, nhưng bênh bằng cách báo cho bác bảo vệ chứ không phải bằng tay chân. Cô nói: "Keep your hands to yourself!" Cô luôn nhất mạnh kỹ năng giao tế, và dạy các em phải biết giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói, lý luận, chứ không phải bằng chân tay.
Hình dưới: Cô N. đang dặn dò học sinh trước khi khai mạc
Trong lúc đó các bạn bên giáo dục đặc biệt được sắp ngồi phía sau. Không phải là vì các bạn bị kỳ thị, mà vì các bạn cần cô giáo ngồi gần giúp đỡ, và có chuyện gì thì còn "chạy kịp".
Hình dưới: Nhóm các học sinh TK ngồi riêng phía sau
Các phụ huynh biết cô giáo cầm gì trong tay ở hình dưới không? Các cô giáo dục đặc biệt luôn có trong tay những bộ hình PAXT để nhắc nhở các em TK.
Hình dưới: Dùng hình ảnh nhắc các em TK
Phụ huynh nào cần PAXT thì vào đây download nhé viewtopic.php?f=15&t=315
Đây là bộ hình do ConCủaMẹ phát triển và Việt hóa, các phụ huynh có toàn quyền sử dụng và phân phát cho mọi người.
Trong lúc đó các bạn được gọi lên trao bằng khen. Có loại bằng khen cho các em biết giúp bạn bè, có loại cho các em học giỏi (straight A's on all subjects), và có loại cho các em "cùng nhau vượt khó", dành cho các bạn có khó khăn nhưng đã cùng cô giáo vượt qua, thắng chính mình.
Đầu tiên là trao giải thưởng cho các bạn loại học ngoan, loại biết giúp đỡ bạn bè. Sau đó là trao giải thưởng cho các bạn loại "cùng nhau vượt khó". Bạn này tên P., được thày V. giới thiệu như sau:
- P. mới ở Việt Nam qua đã vào học ngay. Do không biết tiếng Anh, P. đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng P. đã vượt qua được, và đã theo kịp các bạn trong lớp.
Hình dưới: P. nhận bằng khen "Vượt khó"
Các bạn trong lớp lúc đầu không hiểu P, cho rằng P "ăn gian" (cheat) trong giờ thi vì mang theo từ điển. Nhưng thật ra là thày cho P dùng. Tuy vậy P cũng vẫn "tịt" vì P chưa hề học qua các dò từ điển bao giờ. Tôi đã nói chuyện với thày của P, thày cho biết P là một học sinh giỏi xuất sắc của một trường quốc tế trong nước, nhưng vì không biết tiếng Anh nên P chưa phát huy hết khả năng của mình (P rất giỏi toán và các môn khoa học).
Khi mỗi bạn lên nhận giải thưởng, các "fan" thường huýt sáo, vỗ tay cổ vũ cho bạn của mình. Cứ nhìn số người cổ vũ thì biết bạn nào được nhiều người yêu mến. Các bạn TK thì lại không thích vì ồn, làm nhức tai, nên có bạn phải bịt tai lại.
Hình dưới: Vui thì vui thật, nhưng hơi ồn
Có một bạn TK cũng lên nhận giải thưởng. Tuy bạn không có khả năng diễn đạt ý tưởng mạch lạc nhưng bạn đã cố gắng tự thắng mình, và đã có thể "communicate/giao tiếp" với các bạn khác, có thể qua lời nói, qua cử chỉ, hoặc qua hình ảnh PAXT cầm trên tay. Vậy là bạn và cha/mẹ đã cùng cô giáo vượt khó, xứng đáng được tuyên dương.
Hình dưới: Bạn J. nhận giải thưởng. J. là học sinh giáo dục đặc biệt
Các bạn TK khác của J. thích quá, hét ầm lên, nên cô giáo phải chìa hình ra nhắc em im lặng.
Hình dưới: Cô giáo dùng hình PAXT nhắc bé im lặng
Có một chuyện vui: một bạn TK thấy cô nhắc bạn mình bằng hình PAXT, bạn cũng để tay lên môi "suỵt" bạn. Có điều bạn "suỵt" to lắm chứ không phải thì thầm như người khác, cho nên mấy người chung quanh giật mình. Mẹ bạn ấy ngồi đằng sau phải chạy lại nhắc bạn.
Giải thưởng được trao sau cùng là cho các bạn học giỏi lớp 5. Vì các bạn lớp 5 "quậy" hơn, nên trường mở nhạc disco cho các bạn cùng nhảy nhót cho vui. Nhưng nhạc to thế làm sao các bạn TK chịu được? Tất nhiên trường đã chuẩn bị kỹ, đã cho các bạn TK về lại lớp trước khi mở nhạc.
Hình dưới: các em đang quậy theo nhạc.
Các em thì quậy theo nhạc, và cô giáo cũng quậy theo. Các thày/cô rất nghiêm trong lớp, nhưng cũng rất hòa đồng với các em.
Nhưng các cô xấu hổ không cho bỏ hình lên nên đành chịu.
Thày V. chọn bài "Country road" theo kiểu disco, các phụ huynh biết tại sao không? Vì các em lớp 2, 3 đang học Địa lý, nên thày chọn bài "Country road" của danh ca John Denver (http://en.wikipedia.org/wiki/John_Denver) với các câu hát như sau:
Country Roads, take me home,
To the place I belong:
West Virginia, mountain momma,
Take me home, country roads.
Vậy là vừa học mà vừa chơi, các em nghe nhạc, thấy có tên tiểu bang "West Virginia" vừa học xong giờ Địa lý. Ở giữa sân trường cũng vẽ hình các tiểu bang của Hoa Kỳ để các em cò cò, vừa chơi vừa học
Hình dưới: sân trường với hình tiểu bang vẽ bằng phấn dưới đất
Bạn W. M. cũng nhận bằng khen. Bạn W.M. là học sinh tăng động thiếu chú ý, nhưng nay bạn đã biết kiềm chế và theo học với các bạn khác, biết hoà đồng với mọi người, nhờ sự giúp đỡ của các cô, nhờ lòng kiên nhẫn của cha/mẹ.
Buổi sinh hoạt kết thúc tốt đẹp. Không có sự kiện đáng tiếc nào xảy ra vì các bé TK đã được chuẩn bị rất kỹ. Để tổ chức thành công một buổi sinh hoạt hoà nhập, các chuyên gia giáo dục/giáo dục đặc biệt cần có kiến thức về quản trị giáo dục, quản trị dự án (project management).
Riêng về W.M. thì hôm nào lại phải dụ chị Tường Anh kể thêm về bé. Từ một học sinh cực kỳ tăng động, W.M. đã được các chuyên gia hỗ trợ, và công lớn chính ở sự kiên nhẫn của cha/mẹ W.M. Tôi đã nhiều lần gặp anh trong trường giờ làm việc (có nghĩa là anh nghỉ làm hoặc bỏ sở làm chạy tới), còn chị thì thường xuyên có mặt tại trường.
Phi