Tôi tạm dừng ở đây và sẽ nói về Trí nhớ vùng xử lý thông tin sau. Các phụ huynh nào có đọc bài này thì về thử lấy bài học đang dạy ra phân tích nhé, nếu đồng ý / không đồng ý ra sao thì xin cho biết . Tôi sẽ đợi quý vị trước khi viết tiếp.
Không ai hỏi gì về phần trí nhớ ngắn hạn, làm sao dạy cho trẻ nhớ lâu, nên tôi bỏ qua phần này, nói tiếp về các mục trong sách nhé.
Bà Linda có nói về dạy NN diễn đạt cho trẻ như một cách ngăn ngừa hành vi. Tôi xin bổ túc thêm các ý sau đây về chuẩn phát triển NN, tương tác xã hội, và các định lượng khác nhé.
Khi con của bạn có NN, thì đó cũng là lúc bé có các hành vi thuộc nhóm tương tác xã hội . Chuẩn phát triển đo trên trẻ cho thấy 2 mảng đó phát triển song song. Ví dụ như sau:
1/ Trong thời gian mới chào đời, trẻ biết đi tìm vú mẹ, nín khóc khi được dỗ (tương tác xã hội) thì cũng là lúc các em khóc, phát ra các âm thanh khác (NN).
2/ Khi được 3 tháng, trẻ nhận ra được các khuôn mặt khác nhau, nhận ra mẹ, biết cười có tính tương tác (tương tác xã hội), thì đây cũng là lúc các em quay đầu khi nghe tiếng gọi, phát ra nguyên âm, phát ra phụ âm + nguyên âm, ví dụ phát ra âm "moooo" (NN).
7/ Khi được 6 tháng, trẻ biết/thích chơi ú à, khám phá gương mặt người đang bế mình (tương tác xã hội), thì đây cũng là lúc các em phát ra được nhiều âm trong cùng một hơi, lắng nghe giọng nói người lớn (NN).
Ý của tôi là: tôi nhận thấy một số quý phụ huynh hay chú ý tới việc con chậm nói, không giao tiếp mắt ... mà không để ý tới việc cả 2 nhóm NN và Tương tác xã hội đều phát triển song song, bên này hỗ trợ bên kia. Nếu quý phụ huynh nghĩ con mình chậm phát triển ngôn ngữ, thì ngoài việc ghi lại các âm theo độ tuổi, quý vị cần ghi lại các tương tác xã hội . Như vậy các bác sĩ tâm thần nhi mới có thể so sánh bức tranh toàn diện được . Tôi coi các báo cáo phụ huynh gửi tới, thấy chú trọng nhiều về ngôn ngữ, phát âm ... mà thiếu hẳn các thang đo bên tương tác xã hội, hoặc có đo tương tác xã hội thì lại không đo song song với mốc ngôn ngữ.
Khi quý vị gặp bác sĩ tâm thần nhi, quý vị cần cung cấp đủ thông tin cả 2 mạng trên. Họ cần các thông tin như vậy, và dựa vào các test Thẩm định của SLP thì mới kết luận là chậm phát triển, chậm phát triển NN, hay rối loạn NN.
Một số PH hỏi về echolia tức là việc trẻ lập lại câu nói của người lớn . Vâng, echolia có thể là rối loạn, nhưng nó cũng là một mốc phát triển NN cho mọi trẻ -- TK hay không TK -- ở độ tuổi tư 8 tới 12 tháng . Định nghĩa echolia là trẻ lập lại mà không hiểu nghĩa . Chuyện này nếu xảy ra theo mốc phát triển thì rất là bình thường . Đó là cách trẻ học nói, ngày càng phát âm đúng hơn . Có em sẽ nói dạng VC (nguyên âm + phụ âm), có em kiểu CV (phụ âm + nguyên âm). Từ 9 tháng tới 10 tháng là giai đoạn trẻ chuyển từ NN kiểu con nít (babbling) quan NN thật sự , bắt đầu "phát âm một cách nhất quán" (từ chuyên môn trong NN trị liệu gọi là PFC). Vào độ 12 tháng là lúc chúng ta có thể đo các định lượng về NN như MLU (Mean Length of Utterrance), đo bằng cách lấy 100 âm trẻ phát ra, chia cho số âm vị trong đó (tôi dịch utterance là âm phát ra, morpheme là âm vị, ai biết cách dịch đúng hơn xin cho biết).
Chuẩn phát triển NN cho biết ở 12 tháng, đo MLU thì thấy chỉ số là 1-2, và càng lớn nó càng tăng. Tôi không có ý định nói sâu về cách đo, cái tôi muốn nhắc nhở là nhiều PH mang bé tới, và nói "con tôi rối loạn NN" do một giáo viên nào đó nói, mà không đưa ra định lượng gì cả.
Tóm lại, khi quý vị ghi lại các đo lường cho con mình, nên ghi lại cả mảng NN và mảng tương tác. Khi ai kết luận con mình rối loạn gì, cần yêu cầu họ chứng minh khoa học. Nên noi gương các bác sĩ: họ có bao giờ nói ai bị sốt rét bằng cách đoán không? Họ có test đàng hoàng chứ . Vậy đừng để ai không có chuyên môn kết luận rối loạn cho con mình, rồi tin vào đó để đi can thiệp theo cảm tính nhé.
Và luôn luôn đo, ghi chép . Nhiều thông tin vẫn còn tốt hơn không có thông tin, chỉ có cảm tính ... khi bế con đi gặp bác sĩ.
- MLU.jpg (64.79 KiB) Đã xem 8734 lần.
(còn tiếp)