Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Re: Extrinsic/intrinsic motivation và Primary/secondary reinforc

Gửi bàigửi bởi Linh Đào » T.Ba Tháng 10 24, 2017 9:10 am

staff đã viết:
Hy vọng ví dụ cụ thể và các giải thích tổng quan đã giúp được bạn phân biệt intrinsic/extrinsic motivation với primary/secondary reinforcer.


Mẹ cháu google để đọc thêm thì mới hiểu.

Nếu vậy, mình có tác động gì được đến động lực nội tại (intrinsic motivation) của trẻ không? Hay chỉ có thể tác động đến Động lực tại ngoại (extrinsic motivation) của trẻ? Nếu có thì làm thế nào?
Linh Đào
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 8 10, 2017 8:49 am

Re: Extrinsic/intrinsic motivation và Primary/secondary reinforc

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 10 24, 2017 8:55 pm

Linh Đào đã viết:
staff đã viết:
Hy vọng ví dụ cụ thể và các giải thích tổng quan đã giúp được bạn phân biệt intrinsic/extrinsic motivation với primary/secondary reinforcer.


Mẹ cháu google để đọc thêm thì mới hiểu.

Nếu vậy, mình có tác động gì được đến động lực nội tại (intrinsic motivation) của trẻ không? Hay chỉ có thể tác động đến Động lực tại ngoại (extrinsic motivation) của trẻ? Nếu có thì làm thế nào?


Hi Linh,

Mình có thể tác động cho trẻ có intrinsic motivation. Ở các Trường học hay Công ty, cách họ làm (trong rất nhiều cách nhé) là:

1/ Cho học sinh tự chọn đề tài học trong một giờ học nào đó.
2/ Cho kỹ sư tự chọn muốn làm gì, nghĩ gì vào thứ 6 mỗi tuần (Google nổi tiếng hay làm kiểu này).
3/ Để học sinh lớp này đi chia sẻ kiến thức với lớp khác, kỹ sư này đi hỗ trợ kỹ sư mới.
4/ Cho học sinh, nhân viên thấy họ tiến bộ qua thời gian vừa qua ra sao, chứ không chỉ là có đạt mục tiêu hay không.

Áp dụng vào dạy trẻ nhóm gddb thì:

1/ Trong giờ học, thỉnh thoảng cho các em chọn bài học . Ở Nhân Văn, giáo viên đầu tiên là cho chọn bài học, rồi từ từ cho chọn môn học . Thí dụ giờ này con muốn học đọc/hiểu hay tô màu ? Chọn cái này thì hiểu là buổI sau sẽ chọn cái kia .
2/ Giáo viên sẽ cho một học sinh cầm món đồ chơi ưa thích lên khoe, kể về món đồ chơi đó với các bạn khác . Mới đầu là đi trong lớp, sau đó đi ra ngoài lớp .
3/ Dùng video modelling, cho học sinh nhóm Comm living thấy họ tiến bộ ra sao theo thời gian .
4/ HS kỹ năng tốt sẽ giúp cô chấm bài các bạn khác (đây cũng là cách để các em thay đổi góc nhìn) .
5/ Nhóm HS Comm living thì nên tìm hobby các em, rồi dạy các em biết chọn lựa cái mình thích để làm khi bị stress. Ví dụ như bạn Th. bực mình hôm đó, cô T sẵn sàng cho phép bạn không phải làm việc ABC nào đó, đi nghe nhạc cho relax (bạn thích nghe nhạc), và làm bù lại cho bạn P (là người phải làm việc ABC đó cho Th).
6/ Nuôi dưỡng sự tò mò của trẻ
7/ Tuyệt đối không dùng bạo lực (lời nói hay hành động) để làm công cụ dạy học . Không được áp đặt: luôn cố gắng cho HS hiểu vì sao nên học cái này, giúp gì cho con sau này (dĩ nhiên là tùy theo độ tuổi, dtt từ từ ra).

8/ Cái này nói thì nghe xa vời, nhưng mình quan niệm là cần làm . Đó là giáo viên dạy các bé cần phải có intrinsic motivation. Nếu họ chỉ có extrinsic, ngôn ngữ, tính tình, cử chỉ, cách họ suy nghĩ, dạy học, soạn bài ... sẽ hướng đứa bé đi tới extrinsic 100% (lưu ý là ý mình giống như trong bài CCM, không ám chỉ không có intrinsic thì không tốt nhé . Chúng ta cần sự đa dạng, cần có cả hai).

Còn khi Linh làm dựa trên extrinsic reward, thì nên đưa vào secondary reinforcer: hình như đây là hướng Linh đang làm cho con.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Extrinsic/intrinsic motivation và Primary/secondary reinforc

Gửi bàigửi bởi Linh Đào » T.Ba Tháng 10 24, 2017 11:16 pm

phi đã viết:Mình có thể tác động cho trẻ có intrinsic motivation. Ở các Trường học hay Công ty, cách họ làm (trong rất nhiều cách nhé) là:

1/ Cho học sinh tự chọn đề tài học trong một giờ học nào đó.
2/ Cho kỹ sư tự chọn muốn làm gì, nghĩ gì vào thứ 6 mỗi tuần (Google nổi tiếng hay làm kiểu này).
3/ Để học sinh lớp này đi chia sẻ kiến thức với lớp khác, kỹ sư này đi hỗ trợ kỹ sư mới.
4/ Cho học sinh, nhân viên thấy họ tiến bộ qua thời gian vừa qua ra sao, chứ không chỉ là có đạt mục tiêu hay không.

Áp dụng vào dạy trẻ nhóm gddb thì:

1/ Trong giờ học, thỉnh thoảng cho các em chọn bài học . Ở Nhân Văn, giáo viên đầu tiên là cho chọn bài học, rồi từ từ cho chọn môn học . Thí dụ giờ này con muốn học đọc/hiểu hay tô màu ? Chọn cái này thì hiểu là buổI sau sẽ chọn cái kia .
2/ Giáo viên sẽ cho một học sinh cầm món đồ chơi ưa thích lên khoe, kể về món đồ chơi đó với các bạn khác . Mới đầu là đi trong lớp, sau đó đi ra ngoài lớp .
3/ Dùng video modelling, cho học sinh nhóm Comm living thấy họ tiến bộ ra sao theo thời gian .
4/ HS kỹ năng tốt sẽ giúp cô chấm bài các bạn khác (đây cũng là cách để các em thay đổi góc nhìn) .
5/ Nhóm HS Comm living thì nên tìm hobby các em, rồi dạy các em biết chọn lựa cái mình thích để làm khi bị stress. Ví dụ như bạn Th. bực mình hôm đó, cô T sẵn sàng cho phép bạn không phải làm việc ABC nào đó, đi nghe nhạc cho relax (bạn thích nghe nhạc), và làm bù lại cho bạn P (là người phải làm việc ABC đó cho Th).
6/ Nuôi dưỡng sự tò mò của trẻ
7/ Tuyệt đối không dùng bạo lực (lời nói hay hành động) để làm công cụ dạy học . Không được áp đặt: luôn cố gắng cho HS hiểu vì sao nên học cái này, giúp gì cho con sau này (dĩ nhiên là tùy theo độ tuổi, dtt từ từ ra).


Cái này thiết thực này. Em xin đăng lại đoạn này lên tường FB của em nhé.

Trong danh sách mấy gợi ý trên thì em làm được nhiều nhất cái 1. Cho con được lựa chọn khi có thể

Ví dụ khi con học tiếng Anh trong chương trình Reading A-Z mỗi tối, em cũng cho con chọn học trước hay sau khi tắm, chọn học bài nào cũng được, miễn là cùng level.

Hoặc đọc chuyện trước khi đi ngủ thì con tự xem mục lục và chọn ra một chuyện.

Con cũng tự chọn hoạt động ngoại khóa là sport dance dù rất vụng về trong việc điều khiển cơ thể. Cô giáo ở lớp nhảy cũng cho các con tự chọn nhạc để nhảy.

Riêng hoạt động thể chất thì em có định hướng là con PHẢI chơi một môn thể thao nào đó dù con không thích lắm đâu, nhưng môn gì thì cho con được chọn. Tuy nhiên việc tìm được coach biết làm việc với các con tự kỷ ở VN hơi khó khăn, nên nhiều lúc môn con chọn thì ko có người biết dạy con ấy ạ.

Cảm ơn anh Phi
Linh Đào
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 8 10, 2017 8:49 am

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 10 25, 2017 12:10 am

Cái này thiết thực này. Em xin đăng lại đoạn này lên tường FB của em nhé.


Cảm ơn Linh giúp truyền bá các kiến thức/kinh nghiệp về can thiệp.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi staff » T.Tư Tháng 10 25, 2017 11:27 pm

Trong lần review tới, chúng ta sẽ cùng đọc trang 169. Chúng tôi sẽ giải thích hệ thống hình ảnh chúng tôi dùng khác với sách ra sao, và tại sao chúng tôi (CCM sử dụng tại TT Nhân Văn) làm như vậy.


Tại TT Nhân Văn, chúng tôi thường sử dụng hình với chữ nằm ở đưới . Đây là 2 hình minh họa do cô X. cung cấp .

no-hitting-bad.PNG
no-hitting-bad.PNG (95.25 KiB) Đã xem 6817 lần.

no-hitting-good.PNG
no-hitting-good.PNG (67.5 KiB) Đã xem 6807 lần.


Hình thứ 1 chữ nằm trên, gạch chéo qua màu đen, và bản thân hình không rõ ràng: gạch chéo có đè lên chữ "no hitting" không? đó là gạch chéo hay cái cây?

Hình thứ 2 chữ năm dưới, gạch chéo màu đỏ là màu dùng cho "cấm" ở Nhân Văn. Chữ nằm dưới giống với các bảng hiệu giao thông, và đúng với thứ tự mắt người đọc (đọc từ trên xuống, trái qua phải) vì chúng ta muốn các em thấy hình trước, chữ sau.

Và đây là một hình cô U. làm để sử dụng ở Lớp Nai.

i.png
i.png (35.47 KiB) Đã xem 6888 lần.


Hình "ĐỢi" trên có cách đặc điểm sau:

+ Dùng chữ hoa (ở Nhân Văn, các em học chữ hoa trước) nên dùng được toàn Trường
+ Khi giáo viên đưa bàn tay phải ra, ở góc nhìn của học sinh, các em sẽ thấy y hệt như trong hình chứ không phải là hình ngược lại
+ GV thống nhất với nhau là tất cả mọi lớp sẽ có ngôn ngữ cơ thể tương ứng với hình này

Nhân Văn cũng dùng chữ khác . Với TA thì chúng tôi sẽ dùng "DO WORK" thay vì "Do your work", "PLAY NICE" thay vì "Play nice with friends." Chúng tôi sẽ dùng "LÀM BÀi" thay vì "Làm bài tập", "IM LẶNG" thay vì "Trật tự".

Quan niệm của chúng tôi là ngôn ngữ trên nội quy cần tối thiểu, đủ tính chức năng, và không cần đúng văn phạm .
Sửa lần cuối bởi staff vào ngày T.Tư Tháng 10 25, 2017 11:46 pm với 1 lần sửa.
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi staff » T.Tư Tháng 10 25, 2017 11:44 pm

Trang 172, 173, Chương 9.

Tác giả có nhắc chúng ta nên dạy cho trẻ TK biết làm gì, dùng Chuyện giao tế (social stories) của Carol Gray. Chúng tôi muốn bổ sung thêm là nên trách phân tích lợi / hại (pro /cons) cho trẻ TK. Với trẻ không TK, chúng ta hay phân tích kiểu con nên làm như vầy vì ..., và không nên làm như vầy vì ... Với trẻ TK, tránh không phân tích phần "nên làm". Dùng hình "không nên làm", đi kèm với "hình nên làm", và chỉ phân tích trường hợp "nên làm" mà thôi.

Đôi khi, khi quý phụ huynh có nhu cầu cấp bách dạy con mình tránh nguy hiểm, mà nhận thức của bé còn hạn chế, không học nhanh được . Vậy nên làm gì ?

Tại Comm living, khi chúng tôi đưa các em về các căn hộ bên quận 2 để tập sống tự lập, chúng tôi vướng một mục tiêu có tính cách an toàn là dạy bạn T. nhận ra/tránh xa ổ điện. Vì tình hình là phải dọn vào, nên không thể đợi dạy T. nhận ra nguy hiểm đúng cách được . Cách né là dùng pairing, dán hình con chó sủa vào hình ổ điện . Do bạn T. sợ chó sủa, bạn sẽ tránh xa ổ điện . Trong lúc đó, chúng tôi lên bài đúng cách dạy bạn sau.

Nếu bạn hỏi một chuyên gia hành vi pp này, cô ta sẽ chau mày . Luật chung là không bao giờ dùng cái học sinh sợ để mang ra dạy học . Trong giáo dục đặc biệt cũng có câu "never say never", cho nên sẽ có những trường hợp chúng ta phải tạm thời phá luật, miễn là chúng ta đã suy nghĩ kỹ, và biết cái giá phải trả cho những thủ thuật ngắn hạn đó.

Trang 173 trong sách có hình một HS xì hơi trươ'c cửa phòng tắm . Cách chúng tôi làm ở Nhân Văn là tách hình đó ra làm 2 hình :

+ một hình phủ định, nói không xì hơi nơi công cộng, có mặt người khác
+ một hình khẳng định, vẽ học sinh xì hơi trong nhà vệ sinh, cửa đóng lại

Vì sao chúng tôi tách ra 2 hình ? Vì đây là 2 khái niệm khác nhau . Một cái dạy về hành vi không được xã hội chấp nhận . Một cái dạy "những việc riêng phải làm chỗ riêng". Khi dùng một hình duy nhất như trong sách, một học sinh có thể hiểu lầm là không xì hơi trước cửa phòng tắm + câu lệnh trong hình sẽ là lệnh kép . Mà chúng tôi thì thống nhất là lệnh trong hình phải là lệnh đơn . Các quyết định trên, cách chúng tôi làm khác, không có tính cách cái này đúng, cái này sai. Đó là cách chúng tôi "localize", thay đổI cho thích hợp tình trạng thực tế tại VN.

Chúng tôi cũng thay chữ "nhà vệ sinh nam" bằng biểu tượng (dùng biểu tượng khi có thể).

Lần tới chúng ta sẽ nói về khi nào thì dùng hình như Nội quy, khi nào dùng hình dạy kỹ năng . Hình đầu tiên ở trang 174 là hình nội quy hay chuỗi hình dạy chức năng ?

(còn tiếp)
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 10 26, 2017 12:07 am

Trong sách có nói tới Chuyện giao tế Social stories. Bộ ba can thiệp của Carol Gray là Chuyện giao tế / Social stories, VIdeo modelling và Comic strip . Nên dùng đủ bộ ba đó thì hiệu quả hơn . Tại VN, có vẻ như chúng ta dùng Chuyên giao tế nhiều, ít có videl modelling, và rất ít có comic strip.

(còn tiếp).
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi Linh Đào » CN Tháng 10 29, 2017 5:58 am

Cho em hỏi "ngôn ngữ cảm nhận" có phải là receptive language không ạ?
Linh Đào
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 8 10, 2017 8:49 am

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi staff » CN Tháng 10 29, 2017 12:31 pm

Linh Đào đã viết:Cho em hỏi "ngôn ngữ cảm nhận" có phải là receptive language không ạ?


Dear chị Linh Đào,

Chúng tôi dịch "receptive language" là NN cảm nhận, "expressive language" là NN diễn đạt. Xin chị cho biết các cách dịch khác nếu có.

Cảm ơn
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Kết thúc chương 9

Gửi bàigửi bởi staff » CN Tháng 10 29, 2017 2:34 pm

Chương 9, trang 178

Quý phụ huynh chú ý là trong sách, bà Linda dùng đồng hồ vặn ngược / count down. Tức là nếu quý phụ huynh phạt con mình đứng yên một chỗ, thì quý phụ huynh cũng nên dùng cách đếm ngược tương tự là "10, 9, 8, 7 ... 3, 2, 1, XONG".

Khi phạt con/em đứng yên một chỗ, quý phụ huynh cần để ý 3 điểm là phạt phải công bằng (chứ không phải vì hôm nay giận mà phạt thái quá), nghiêm nghị mà vẫn duy trì kênh giao tiếp nào đó. Một bộ luật chung chung là nếu trẻ bao nhiêu tuổi, thì phạt tối đa bằng đó phút thôi . Tức là với một bé 5 tuổi, phạt đứng yên 10 phút là quá sức chịu đựng .

Chúng ta kết thúc phần book review chương 9 ở đây . Chúng tôi có vài nhận định như sau trước khi chuyển qua chương mới:

+ Sách bà Linda viết là về mặt chiến lược, vì vậy tựa đề tiếng Anh mới có chữ Strategy. Từ chiến lược / strategy, chúng ta hiểu rồi mới đưa ra chiến thuật / tactics cụ thể cho con mình.

+ Bà Linda không thể viết một cuốn sách về chiến thuật mà phù hợp cho mọi trẻ được. Đó có thể là lý do một số phụ huynh than phiền rằng đọc mà không tìm được cái gì cụ thể cho con mình.

+ Ngay cả khi quý phụ huynh tìm được gì đó cụ thể mặt chiến thuật / tactics cho con mình, thì nó cũng chỉ đúng được cho một giai đoạn nào đó . Khi bé lớn lên, các mục tiêu thay đổi, ví dụ như dạy giới tính, giao tế, việc làm ... thì sao? Nếu quý phụ huynh muốn hiểu và can thiệp cho con mình, quý phụ huynh cần phải hiểu strategy trước khi nói chuyện tactics.

Xin kiên nhẫn đọc sách và hiểu thấu đáo. Những món ăn tinh thần nó giống như món ăn ngoài đời: Đổ nước sôi vào ăn ngay, thường hay là mì gói ăn liền, ít bổ dưỡng.

Xong phần review Chương 9. Nếu quý phụ huynh có câu hỏi hoặc góp ý chỉnh sửa, xin quý phụ huynh dăng bài.
Vào tuần sau, chúng ta sẽ review tiếp tục Chương 10 / Improving Language Skills With Visual Tools

(còn tiếp)
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách.

cron