Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt KhóChào bạn. Cám ơn đã tin tưởng CCM. Tôi là chuyên viên ngôn ngữ trị liệu nên có chuyên môn và kinhnghiệm làm việc với các cá nhân khiếm thính . Ngoài ra, trong những năm học cử nhân, ngôn ngữ trị liệu và chuyên viên thích giác (audiologist) học cùng chương trình . Hy vọng sẽ có thể hỗ trợ bạn . Trước tiên phải xin lỗi bạn vì dấu chấm câu của bài trả lời này không nằm sát vào chữ . Nhìn không Việt Nam tí nào, nhưng lỗi kỹ thuật của font chữ nên đành vậy .
Tôi đã cho con đo ABR tại viện tai mũi họng trung uơng, trung tâm trợ thính CÁT TƯỜNG. Kết quả hai tai 100DB không co sóng
Tôi đã cho con đi đo thính luc đơn âm tại trường sư phạm I, Tai trái tần số 1000-2000 90DB nghe được, các tần số còn lại 100DB
Tai phải hai tần số 1000-2000 115DB chau nghe được, các tần số còn lại 120DB
Bạn có thể mô tả để tôi biết thêm về cách đo mà Cát Tường và Sư PHạm 1 đã thực hiện không? Thính lực đơn âm là lúc đo mà bé được cho nghe âm tút tút, đúng không? Họ đã cho bé đeo ống nghe, rồi đưa âm thanh vào . Vậy khi lên đến 40dB, họ có làm gì khác không, hay tiếp tục đưa âm thanh vào như thế ?
Chau đang đeo máy NAIDA V được 5 tháng. Cũng có những tín hiệu tốt lên. Ví dụ gọi con có thể quay lai, biết nhận dạng ông, bà, bố, mẹ, em THỎ, hoa, Mèo khi mẹ gọi tên. Biết vẫy tay khi mẹ bảo bye bye....
Tuy nhiên không phải mọi âm thanh con đều đã nghe được và thuòng nghe tốt hơn ở giọng mẹ.
Mẹ nào có kinh nghiệm dạy con khiếm thính xin cho tôi thông tin với. Tôi phải làm gì để giúp cháu bây giờ?
Liệu với mức độ khiếm thính sâu như thế con co thể học ngôn ngữ bằng máy trợ thính đươc không?
Xin nói thêm là cháu lanh lẹ, thể chất khỏe mạnh. Chàu có vẻ hay ê a nhất là từ khi đeo máy.
Bạn đã có lớp huấn luyện nào ở những nơi đã đo cho bé, hay bán máy cho bé về việc dậy bé ngôn ngữ chưa? Ở nơi bạn ở, có những lớp huấn luyện như thế không? Tôi hỏi thế để phần cố vấn của tôi không nói lại những gì bạn đã biết .
KHi bạn thấy gọi con đã quay lại là dấu hiệu tốt . Máy sẽ tiếp tục được chỉnh để thích hợp với bé . Điều bạn phải ráo riết làm ngay là dậy cho con nói . Bạn cũng thấy con ê a, đó là dấu hiệu tốt .
Nguyên tắc căn bản là bé phải nhìn miệng để đoán âm thanh, và học lấy cách sử dụng môi miệng mà phát âm . Thứ nhì, bạn cho những phụ âm và nguyên âm dễ trước . Bạn có thể bắt đầu bằng /a, ô, u/ và /b, m, p/. Bạn lấy tay con đặt vào môi bạn khi nói b và p để con cảm thấy làn hơi . Với nguyên âm, bạn cho con sờ vào cổ để thấy cổ rung... Bạn dậy đơn giản thôi nhé, con còn bé .
Bạn hỏi con có học ngôn ngữ được không. Ngôn ngữ có nhiều mảng: tiếp thu, bày tỏ, suy luận, giao tế... Tôi thường thấy suy luận không phải là khó khăn cho các bé khiếm thính, nhưng tiếp thu, bày tỏ và giao tế thì có . Tôi thấy các bé khiếm thính sâu học tiếp thu tốt, còn bày tỏ thì dĩ nhiên khó khăn hơn. Các bé phải nghe và bắt chước để phát âm cho đúng, mà các bé thì nghe không rõ . Vậy việc giúp con nhìn miệng để học phát âm là quan trọng .
Ngoài ra, vì con đang cần ngôn ngữ bày tỏ để giao tiếp, có lẽ bạnnên bắt đầu dậy con ra dấu tay. Khi con có thể nói, bạn sẽ thấy con tự bỏ dấu tay. Đừng sợ con có dấu tay thì sẽ không học nói!
Bạn cứ trở lại hỏi câu hỏi, và chúng tôi sẽ nỗ lực hỗ trợ bạn . Bé có cả tương lai trước mắt cần được hỗ trợ .