Các kỹ thuật can thiệp hành vi
DRO / Thưởng cho các hành vi ngẫu nhiên khác
PP can thiệp hành vi bằng cách thỉnh thoảng thưởng cho HS khi HS làm việc gì đó khác với hành vi mà chúng ta muốn can thiệp.
Vd: Lan hay cậy móng chân đưa lên mũi ngửi. GV sẽ thưởng cho Lan khi Lan dùng tay chải đầu, dùng tay để che miệng khi ho, dùng tay cầm bút tô màu …
DRA / Thưởng cho các hành vi thay thế
PP can thiệp hành vi bằng cách dạy cho HS cư xử khác đi thay vì có hành vi mà mình không muốn HS làm, nhất là các hành vi dùng để diễn đạt điều gì đó.
Vd: Khánh (không có ngôn ngữ nói) sẽ cầm hình “chuối” đưa cho GV thay vì chỉ vào quả chuối và la lên.
DRI / Thưởng cho các hành vi kiềm chế
PP can thiệp hành vi bằng cách dạy cho HS các thủ thuật để kiềm chế hành vi của mình.
Vd: Khôi hay dùng tay rờ bụng bạn của mẹ khi mọi người đang ngồi nói chuyện. GV sẽ dạy Khôi cách ngồi để 2 tay lên đùi, hoặc ngồi lên 2 bàn tay của mình, rồi thỉnh thoảng thưởng cho Khôi khi Khôi làm được việc đó.
DRL / Thưởng cho việc giảm tần xuất hành vi
PP can thiệp hành vi bằng cách dạy cho HS biết kiềm chế hành vi của mình, rồi thưởng khi HS kiềm chế được hành vi đó trong khoảng thời gian cho phép, hoặc khi tần xuất xảy ra giảm dần.
Vd: Hiền hay chụp kính của GV ném đi. GV cho Hiền ngồi với đồng hồ cát và tăng dần thời lượng, thưởng cho Hiền khi Hiền kiềm chế được hơn 1 phút, 2 phút, 3 phút …
Vd: Khoa hay nhảy lên hét trong giờ học nhiều lần trong ngày . GV dạy Khoa đếm, matching, rồi cho Khoa biết Khoa sẽ (thỉnh thoảng) được thưởng khi nhảy ít hơn k lần trong ngày, rồi k-1 lần, k-2 lần …
Case study 32
N là bé gái 9 tuổi . Hành vi của N là hay hát to lên khi bị stress, hoặc khi người khác không hiểu mình. Trường lên kế hoạch can thiệp cho N dùng 2 phương pháp DRA và DRL nói trên. Sau vài tuần can thiệp, hành vi hát bắt đầu giảm dần .
Sau một thời gian can thiệp, N bắt đầu được chuyển vào Lớp hòa nhập học với các bạn bên giáo dục phổ thông. Để trợ giúp N kiểm soát hành vi tại lớp học phổ thông, Trường cho N đeo một cái đồng hồ cùng màu sắc với đồng hồ dùng để can thiệp theo kiểu DRI cho N.
Để trợ giúp N, gia đình nhờ một giáo viên tới nhà can thiệp. Bỏ qua lời khuyên của chuyên gia hành vi, gia đình mời cô giáo đang can thiệp hành vi cho N trong lớp giáo dục đặc biệt tới nhà dạy kèm buổi tối. Gia đình nghĩ rằng vì giáo viên trên lớp sẽ hiểu rõ hành vi, can thiệp cho N hiệu quả hơn ở nhà.
Từ lúc vào học hòa nhập, hành vi của N xuống dốc . Hành vi hát lại tái diễn, thậm chí có chiều hướng trầm trọng hơn . Mọi người nghĩ rằng do N chưa sẵn sàng đi học hòa nhập.
Sau một thời gian điều tra, tôi sẽ tóm tắt lại các lý do tại sao hành vi hát của N quay trở lại.
Lỗi 1: Thay đổi kế hoạch can thiệp hành vi
Khi N đi học hòa nhập và khi GV tới nhà dạy buổi tối, thỉnh thoảng gia đình gỡ đồng hồ ra vì thấy N có vẻ không thích . GV vẫn tiếp tục thưởng theo kiểu DRA và DRL như trước và cho rằng việc thỉnh thoảng gỡ đồng hồ ra là chuyện nhỏ. Thay vì dùng đồng hồ để can thiệp hành vi, gia đình thưởng cho N mỗi khi N ngưng hát . Lâu ngày, N nhận ra rằng, đồng hồ không phải là cái giúp mình được thưởng, mà nó là cái vòng kim cô. N nhận ra rằng: “Không có cái đồng hồ, mồi lần mình hát, họ sẽ thưởng ngay cho mình”.
Kết luận: Đừng thay đổi bất cứ chi tiết gì trong kế hoạch can thiệp hành vi vì một con ốc rất nhỏ cũng có thể làm cái xe đứt thắng.
Lỗi 2: Nhận GV về nhà và không cho GV vùng hoạt động tự do
Khi GV về nhà can thiệp, họ e ngại vì có mặt phụ huynh. Cách can thiệp sẽ không dứt khoát . Các video và báo các ABC cho thấy GV đã vài lần “bỏ qua” cho N khi N hát, vì lúc đó nhà đang có khách, hoặc đang có tiệc, mọi người đang vui vẻ … HS cũng nhận biết là ở nhà, có 2 nhân vật gọi là “ba” và “mẹ” luôn bên cạnh, sẵn sang ghé vào khi mình gào thét.
Khi GV thỉnh thoảng bỏ qua hành vi hát như vậy, N đã nhận ra vấn đề là “nếu mình làm căng, nhất là khi có mặt ba/mẹ, GV sẽ nhường mình”. Sau một thời gian thử GV tại nhà, N nhận ra rằng đây chính là cô giáo dạy mình tại trường . Nếu mình không nghe lời cô ở nhà được, tại sao lại phải nghe lời cô ở trường?
Kết luận: Nếu đã phải tìm giáo viên về nhà kèm, nên tìm giáo viên cùng trường mà khác lớp. Và gia đình cần cho giáo viên vùng hoạt động tự do. Tắt camera, ra khỏi phòng, đừng để HS biết mình đang có mặt tại nhà.
Chúng tôi quay lại can thiệp hành vi từ đầu cho N. Chúng tôi thuyết phục gia đình ngưng can thiệp hành vi tại nhà, vì nếu không làm thì thôi, còn đã làm thì phải dám làm cho đúng và tới nơi tới chốn. Sau một thời gian, hành vi của N tốt hơn. Gia đình tìm một giáo viên ở lớp khác tới nhà dạy cho N. GV này thường xuyên trao đổi với chuyên gia và các giáo viên khác trong lớp, tránh được 2 lỗi nói trên.