Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Ba Tháng 5 31, 2016 8:31 pm

Chị gửi cho Ba của bé :
Hôm nay chị muốn viết riêng cho Ba bởi chị là 1 người mẹ giống vợ của em - Chị mạnh dạn gọi em là "em" vì chị đã khá lớn tuổi rồi và chị nghĩ em trẻ hơn chị :)
Em ơi, con chúng ta là trẻ rối loạn chức năng não, con không phải tâm thần nên con hiểu hết mọi hỉ, nộ, ái, ố từ mọi người chung quanh, bời chứng rối loạn khiến con khó khăn diễn đạt và nếu con có cố gắng làm điều đó thì cũng là những hành vi sai chưa đúng, em à ! - Chị hiểu em cũng có những stress từ cuộc sống, từ mối lo cho con... nhưng em hãy ráng kiên nhẫn dùng tình cảm phụ tử để hiểu con và hãy trân trọng, cư xử với con như 1 đứa trẻ bình thường cần sự yêu thương cảm thông từ Ba của bé - Em đặt mình vào hoàn cảnh của con khi chưa nói được, chưa biết cách làm cho người khác hiểu nhu cầu của bản thân mà lại bị đánh, bị nhốt, bị quát nạt và thậm chí chửi mắng thì sự tổn thương tình cảm và tình thần của con càng trầm trọng hơn, thế thì sự rối loạn của con càng thêm khó cải thiện, em à ! Các phụ huynh trên diễn đàn này sẽ tiếp sức, đồng hành với em, cho dù không được gặp mặt với nhau bên ngoài, nhưng chúng ta có đồng cảnh ngộ, đồng tình yêu con như nhau, chúng ta cùng nhau chia xẽ kinh nghiệm, buồn vui để giúp con của mình, em nhé ! Mong em liên kết với các phụ huynh trên điễn đàn này nhé.
Thân chào,
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 6 01, 2016 2:00 am

Dành cho các cha mẹ có câu hỏi: Điều gì xảy ra với con khi cha mẹ không còn?
MẠNG LƯỚI NGƯỜI TỰ KỶ VIỆT NAM - VAN·31 THÁNG 5 2016
Bài viết này là của Kery Magro - một diễn giả nổi tiếng, tác giả bán chạy và cũng là một người thuộc phổ tự kỷ. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Kerry Magro qua facebook
Trong một cuộc hội thảo về tự kỷ tôi đã tham dự mấy năm trước ở Orlando, Florida Hoa Kỳ, một người cha, có lẽ ở tuổi 60, đã gặp tôi. Con trai của ông ấy có tự kỷ và không có ngôn ngữ nói. Ông ấy hỏi tôi những câu hỏi khó khăn nhất mà tôi được hỏi với tư cách một người bênh vực tự kỷ: “Anh nghĩ rằng điều gì sẽ xảy ra đối với con trai tôi khi tôi không còn sống trên đời này nữa?”
Câu hỏi đã làm tôi lúng túng. Tôi không biết chắc là phải trả lời ông ấy thế nào. Người cha đó đã lộ rõ nỗi lo lắng sâu sắc nhất của mình.
Bố mẹ tôi đã không có ý tưởng gì về tương lai của tôi có ổn không khi tôi được chẩn đoán là tự kỷ lúc 4 tuổi. Bây giờ tôi 26 tuổi, tương lai của tôi chắc chắn - một người trưởng thành có công việc tốt, có chỗ ở độc lập, có bạn bè và cảm giác tuyệt vời về những thế giới xung quanh. Bố mẹ tôi có thể hít thở nhẹ nhàng…, nhưng điều này không đơn giản đối với nhiều cha mẹ có con trong phổ tự kỷ.
Tôi vẫn tiếc là lúc đó đã không thể giúp người cha đó. Tôi không nói lên lời bởi vì tôi không thể tưởng tượng là có thể bị hỏi một câu hỏi như vậy. Tôi không biết là người cha đó có bao giờ đọc bài viết này của tôi không, cũng có thể có một cơ hội nhỏ là ông ấy đọc, tuy nhiên thì tôi muốn chia sẻ bức thư này với ông ấy.
Các cha mẹ thân mến
Tôi thậm chí không thể tưởng tượng được các cha mẹ cảm thấy như thế nào. Khi tôi kết thúc bài phát biểu, tôi đã không trả lời câu hỏi của ông vì tôi chưa bao giờ nhận được câu hỏi như vậy. Và giờ đây tôi xin nói với người cha đó về điều này.
Trong cộng đồng tự kỷ chúng tôi, nếu ông gặp một cá thể tự kỷ, thì ông chỉ gặp một người tự kỷ thôi. Mỗi người tự kỷ là duy nhất. Tôi đã từng gặp những người tự kỷ có thể nói và sống ở nhà group home. Phổ tự kỷ rất rộng. Tôi vẫn không thể trả lời trọn vẹn câu hỏi của ông.
Những gì tôi nói với các cha mẹ, tôi nghĩ, đó là câu trả lời cho câu hỏi đó. Không phải tất cả đều có thể như vậy, một điều mà tôi muốn các cha mẹ nghĩ đến đó là niềm hy vọng. Các cha mẹ cần là người bênh vực cho con tự kỷ và hãy đảm bảo tương lai của con bằng những hành động tại thời điểm hiện tại.
Tìm hiểu và theo dõi những phản hồi của chính phủ về việc nhu cầu cung cấp nhà cho cộng đồng tự kỷ đang tăng nhanh.
Tìm kiếm những cơ hội làm việc và đào tạo đang phát triển.
Hãy lập kế hoạch thực hiện. Cha mẹ là người hiểu rõ nhất con của mình.
Khi cha mẹ hy vọng vào tương lai, cha mẹ cần lên các kế hoạch.
Hãy bắt đầu trao đổi với những người bạn thân, những người trong gia đình mà có thể quan tâm chăm sóc con bạn. Điều quan trọng nhất là tìm được ai là người có thể yêu thương con vô điều kiện và thường xuyên hàng ngày.
Hãy tìm hệ thống hỗ trợ cho con và làm cho con sống được hạnh phúc. Khi cha mẹ ở bên con hiện tại, hãy chắc chắn là cha mẹ luôn luôn phát huy hết những thế mạnh của con. Nói về những điểm mạnh và những điểm yếu của con với người khác để mọi người hiểu con là người thế nào.
Tôi biết là cha mẹ có thể đang suy nghĩ - Nói thì dễ hơn là làm, có đúng không? Chuyện gì xảy ra nếu tôi không có gia đình, bạn bè và những người hỗ trợ, những người đang giúp đỡ tôi trong những lúc chuyển đổi.
Vâng, trong lúc các cha mẹ đang thúc đẩy và đấu tranh để tìm ra những câu trả lời này, tôi sẽ ra khỏi đây và cũng đấu tranh cho các con tự kỷ của các cha mẹ. Con trai tự kỷ của các cha mẹ cũng là một phần trong cộng đồng tự kỷ của chúng tôi, và chúng ta đều là một. Tôi đang chuẩn bị đấu tranh cho con của các cha mẹ là khi tôi phấn đấu cho các dịch vụ dành cho người lớn tự kỷ. Tôi thúc đấy một chiến dịch đến tận gốc rẻ đòi thanh toán SSI và nhà cho những người lớn có nhu cầu đặc biệt, lúc đó tôi nghĩ đến con trai tự kỷ của các cha mẹ.
Đấy là những gì cho cộng đồng của chúng tôi. Cho dù nếu bạn không thể lên tiếng thì các bạn cũng luôn có tiếng nói của mình. Câu chuyện của chúng ta cần được kể ra. Chúng ta cần duy trì đấu tranh. Chúng tôi có bao gồm cả điều đó. Chúng ta có niềm đam mê. Chúng ta có lòng quyết tâm. Và quan trọng nhất là chúng ta có trái tim yêu thương.
Tôi xin lỗi là đã lâu sau tôi mới có câu trả lời lại. Tôi còn đang học hàng ngày nhiều và nhiều hơn nữa để trở thành người bênh vực tốt hơn cho cộng đồng tự kỷ. Tôi hy vọng là nếu cha mẹ đọc bài viết này thì giờ đây cha mẹ có thể dễ ngủ hơn khi biết rằng, cho dù câu hỏi về chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo có thể là một chút lo sợ khi mỗi khi chúng ta còn tìm kiếm câu trả lời. Các con của chúng ta đang lớn lên, và chúng ta cũng vậy. Tôi biết là chúng ta có thể tạo ra những sự khác biệt.
Dành cho những người đọc bài viết này, tôi hy vọng các bạn sẽ chia sẻ bức thư này với những hy vọng nó sẽ được chuyển tới người cha đó, cũng như bất cứ ai bạn biết mà đã từng đặt ra câu hỏi về tương lai sắp đặt như thế nào cho những người thân yêu của họ. Điểm mấu chốt là không ai có thể cách gì để biết những gì xảy ra trong một cuộc chơi còn đang tiếp diễn. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là điều khiển được hiện tại và những hành động của chúng ta chính là chuẩn bị cho tương lai. Hãy cam kết trở thành người bênh vực cho tự kỷ, chúng ta cần mạnh dạn để trả lời cho những câu hỏi này.
Bài gốc tiếng Anh ở đường link dưới đây.
https://www.autismspeaks.org/blog/2...’m-gone
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi khanhca » T.Tư Tháng 6 01, 2016 4:40 am

Em bó tay chị ạ, em mở điện thoại ra đưa cho bố đọc nhưng bố nói ai rãnh mà đọc, em bảo đọc cho biết vì liên quan đến con mình. Bố bảo ai mà không biết, cần gì phải đọc. Thật là thất vọng chị ạ.
khanhca
 
Bài viết: 191
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 8 10, 2010 11:03 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 6 01, 2016 9:22 pm

khanhca đã viết:Em bó tay chị ạ, em mở điện thoại ra đưa cho bố đọc nhưng bố nói ai rãnh mà đọc, em bảo đọc cho biết vì liên quan đến con mình. Bố bảo ai mà không biết, cần gì phải đọc. Thật là thất vọng chị ạ.

Không chịu hợp tác hay có tinh thần học hỏi giúp con thì ai làm được đây? Chị cũng bó tay !
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 6 02, 2016 10:36 am

khanhca đã viết:Em bó tay chị ạ, em mở điện thoại ra đưa cho bố đọc nhưng bố nói ai rãnh mà đọc, em bảo đọc cho biết vì liên quan đến con mình. Bố bảo ai mà không biết, cần gì phải đọc. Thật là thất vọng chị ạ.


Trách nhiệm đi đôi với quyền lợi . Trách nhiệm là tìm hiểu về khó khăn của con mình, quyền lợi là quyết định nên làm gì cho con . Nếu bố của bé bận không đọc được, thì giao cho bạn quyết định được không? Chứ trách nhiệm không muốn có mà lại đòi quyền lợi thì khó giải quyết .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi khanhca » T.Bảy Tháng 6 04, 2016 7:08 pm

Dạ vâng, trước đây mọi sinh hoạt và dạy con là do mẹ làm cả , thấy con ổn và có tiến bộ.Từ ngày mẹ mang thai nay gần 6 tháng cộng với công việc vừa đi học vừa đi làm nên sức khỏe mẹ không đảm bảo để lo cho con nên phải giao cho bố anh Phi ạ.
khanhca
 
Bài viết: 191
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 8 10, 2010 11:03 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Sáu Tháng 6 10, 2016 1:09 am

Nguồn / Link : http://wellnessonline.co/2016/06/08/5-r ... term-life/

Tạm dịch :

5 lý do tại sao con tôi Tự Kỷ cần được ra ngoài cộng đồng : Bài học cuộc sống.

"Tại sao bạn đưa con bạn ra khỏi nhà?"

Câu hỏi này rất quen thuộc đối với bậc phụ huynh trẻ tự kỷ. Và trong khi người đưa ra câu hỏi đó cho dù không hàm ý gây tổn thương hay thậm chí họ không nhận ra được câu hỏi đó khiếm nhã thì điều đó vẫn làm thương tổn và gây khó chịu cho người nghe. Không chắc là phải nên nói gì? Dưới đây là một số cách để trả lời một cách bình tĩnh và tôn trọng.

1. "Đi ra ngoài là một phần kinh nghiệm con người."
Khi nói rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ không nên đi ra ngoài, về cơ bản mà nói thì trẻ tự kỷ nên được giữ trong nhà, sống ẩn dật như Rapunzel trong lâu đài của mình. Sống như vậy là sống thế nào? Cho rằng những người tự kỷ không nên đi ra ngoài là chúng ta đang bị thoái hóa trở lại thời đại cổ xưa khi những người không thích nghi bị giam giữ đằng sau ổ khóa và bị loại ra khỏi xã hội. Chúng ta có thể làm tốt hơn kia mà và con em chúng ta xứng đáng được nhiều hơn thế.

2. "Đi ra ngoài giúp con tôi hiệu chỉnh bản thân hòa nhập với thế giới"
"Cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ hãi của bạn là hãy đối mặt với nó." Chắc rằng bạn đã nghe qua câu nói này trong thời gian bạn trưởng thành và – đa phần là điều đó đúng. Và đó là lý do vì sao để điều trị sự sợ hãi thì phải dùng đến liệu pháp tiếp xúc. Tương tự như vậy, cách duy nhất để trẻ tự kỷ để làm quen với thế giới là hãy sống trong đó và tiếp xúc với tất cả các môi trường và kinh nghiệm mà cuộc sống mang lại. Đó là sự yêu thương bền bĩ.

3. "Việc đi ra ngoài giúp cho thế giới bên ngoài quen thuộc với con tôi."
Vì vậy, thế giới cần phải được tiếp xúc với trẻ tự kỷ. huyền thoại vô số và sự rập khuôn thì rất nhiều; một số người nghĩ rằng những người tự kỷ là vô tâm, kẻ giết người máu lạnh (như tay súng Oregon bị xem như là người có phổ tự kỷ). Thực tế là, những người tự kỷ có nhiều khả năng bị bắt nạt hơn bắt nạt. Hãy để cho trẻ tự kỷ tương tác với công chúng thì mọi người nhìn thấy sự thật. Ngoài ra, điều này cho phép xã hội có cái nhìn bao quát về khác biệt của não bộ và chấp nhận những người nhìn thấy thế giới một chút khác so với chúng ta.

4. "Việc cho trẻ ra ngoài cộng đồng khuyến khích các sự kiện thân thiện diễn ra."
Ngay bây giờ đây thật không dễ gì cho người tự kỷ đi ra ngoài bởi vì thế giới được hình thành cho những người có bộ não bình thường. Nhưng vì phải chấp nhận rằng khuynh hướng và nhận thức về tự kỷ tăng lên trong xã hội, mong là điều này thay đổi. Chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy nó lan tỏa và nhận thức về tự kỷ đã tăng lên. Nếu chúng ta tiếp tục nói lên tiếng nói của mình thì thậm chí việc cho con ra ngoài sẽ tốt hơn từ đây.

5. "Việc ra ngoài khuyến khích mọi người đặt câu hỏi."
Nếu người ta không biết nhiều về chứng tự kỷ, họ có thể buộc phải hỏi cha mẹ người tự kỷ hay chính cá nhân người tự kỷ về hội chứng này. Và như vậy là hay hơn rồi đó; thực ra, việc hỏi han này được coi như là khích lệ, miễn là những câu hỏi phù hợp và lịch sự. Những câu hỏi hay hỏi bao gồm:
Làm sao tôi có thể giao tiếp tốt nhất với con bạn?
Tôi không biết về tự kỷ. Bạn có thể giải thích cho tôi hiểu không?
Liệu pháp nào bạn thấy hiệu quả nhất?
Tôi có giúp đỡ cho bạn điều gì được không?

Những câu hỏi như thế này đều rất nhạy cảm với cha mẹ và trẻ em. Không chỉ có vậy, mà họ còn khuyến khích sự truyền bá thông tin. Thành quả có được trong xã hội là sự hiểu biết về phổ tự kỷ ... và có thể đồng cảm với những ai có rối loạn phổ tự kỷ.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Ba Tháng 6 14, 2016 11:03 pm

Link : https://www.autismspeaks.org/blog/2015/ ... ng-college

Họ nói với ba mẹ tôi rằng tôi sẽ không nói được. Bây giờ thì tôi đã tốt nghiệp đại học rồi đây.
Khách viết bài này là Hoshua Dushack, một thanh niên 22t có phổ tự kỷ đang học tại trường Đại Học Seton Hill. Bài viết này là 1 phần sang kiến trên trang web của chúng tôi có tên “Trong từ ngữ của chúng tôi: sống cùng với phổ tự kỷ”, trong đó nổi bật là kinh nghiệm của từng cá nhân tự kỷ từ cái nhìn của họ
Tôi được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi tôi lên tám tuổi. Trước đó, tôi có một số hành vi kỳ lạ, chẳng hạn như nhìn chằm chằm vào truyền hình, lặp đi lặp lại dòng chữ hiện lên từ chương trình truyền hình và thể hiện sự ám ảnh ngẫu nhiên. Từ khi tôi lên chín hay mười tuổi, tôi bày tỏ nỗi ám ảnh của tôi với Abraham Lincoln, là người mà tôi biết nhiều thông tin. Trong suốt thời thơ ấu của tôi, tôi bị chậm nói và bị ám ảnh với điện thoại. Mỗi lần tôi nhìn thấy điện thoại, tôi sẽ cầm lấy nó như thể tôi đang trả lời và nói khơi khơi rằng: "Xin chào! Abadubaduh ... bye-bye! " và rồi cúp máy.

Người chuyên môn đã nói với ba mẹ tôi rằng tôi sẽ không bao giờ đọc được, viết được, không đi học được nếu không có sự trợ giúp, thậm chí tôi cũng không nói được.

Tuy nhiên, sau khi ba mẹ tôi ly hôn và mẹ tôi dành quyền nuôi dưỡng anh trai tôi và tôi thì tôi đã học làm tất cả những việc này cho dù tôi hay thất bại. Mẹ tôi không bao giờ bỏ cuộc và bà đối xử với tôi như một đứa trẻ "bình thường".

Trong suốt những năm học của tôi, tôi đã được học các lớp giáo dục đặc biệt, dường như giúp tôi khá tốt trong việc học hành của mình. Tuy nhiên, có vẻ như nhiều bạn học của tôi không chú ý gì đến tôi trong suốt nhiều năm, ngoại trừ việc mời tôi đến dự tiệc sinh nhật và các sự kiện ở trường trung học. Trường trung học phổ thông không đến nỗi tệ nhưng sau một năm tiểu học của tôi, tôi không còn cần thiết phải học giáo dục đặc biệt nữa. Điều đó gây khó khăn hơn đối với tôi nhưng tôi đã có thể vượt qua được.

Trong thời gian đó, tôi nhận ra rằng tôi muốn trở thành một diễn viên sau khi tôi nhận ra rằng tôi dễ dàng nhớ được các câu của tôivì tôi lặp lại chúng từ truyền hình. Tôi tham gia biểu diễn Nghệ thuật Sân khấu Phải và vẫn là một thành viên của họ bốn năm.

Tôi tốt nghiệp trung học vào năm 2011 và bước vào đại học. Tuy nhiên, tôi biết mọi việc không dễ dàng chút nào. Vì tôi không đủ điều kiện cho OVR và tôi không yêu cầu các dịch vụ khuyết tật để được giúp đỡ nhiều trước đó, tôi có vài rắc rối với vài bạn học trong lớp, trở nên ít quan tâm đến việc đeo đuổi ước mơ của mình và trong năm thứ tư đại học, tôi gần như rơi vào tình trạng trầm cảm kinh khủng và cảm thấy cần phải từ bỏ cho đến khi tôi quyết định gọi cho cha tôi xin ông cho lời khuyên. Khi cha tôi nói với tôi rằng “đó không phải là kết thúc của thế giới” thì tôi có được khám phá mới.

Thay vì bỏ cuộc, việc đầu tiên tôi làm là đi đến phòng tập thể dục để giúp tôi suy nghĩ xem tôi có thể làm gì. Sau đó, tôi quyết định tìm một vài giúp đỡ. Gia đình tôi khuyến khích tôi để có được một chẩn đoán khác và cố gắng một lần nữa để áp dụng cho OVR. Trong mùa đông, tôi được chẩn đoán một lần nữa rằng Rối loạn phổ Tự Kỷ. Có nhà chuyên môn quan sát tôi để xem tôi có đủ điều kiện cho OVR không. Trong mùa hè, không chỉ ông nghĩ rằng tôi có đủ điều kiện, mà ông còn khá ngạc nhiên là tôi đã bị từ chối OVR một vài năm trước đó!

Bạn gái tôi cũng khuyến khích tôi đi đến các buổi trị liệu để giúp tôi bớt đi lo lắng và tôi đã làm được! Thay vì dùng thuốc (mà lúc đầu, tôi đã dùng cho đến khi tôi cảm thấy nó chẳng có kết quả gì), tôi quyết định sử dụng một số trị liệu về tinh thần; sử dụng các kỹ thuật như thiền, tập thể dục và yoga. Tất cả trị liệu đó kết hợp nhau đã giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn trong suy nghĩ và giúp tôi nhận ra làm thế nào tôi có thể sắp xếp suy nghĩ của tôi tốt hơn.

Ngoài ra, như một diễn viên phổ rối loạn có triển vọng của nhà hát, tôi Sân khấu nghệ thuật làm tư vấn cho trẻ em trong lớp tự kỷ ở nhà hát và trại hè, nơi những người có phổ luyện tập từng khúc nhạc được lựa chọn và biểu diễn trước của một khán giả . Đáng ngạc nhiên, hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả cùng với tôi và các tư vấn viên khác đã cùng biểu diễn rất tốt và tuyệt vời.

Nói về chương trình, tôi sẽ biểu diễn vai chính đầu tiên của tôi là một diễn viên tại nhà thờ của tôi, nơi tôi sẽ được ký hợp đồng, trong một hội hài kịch của Thiên Chúa Giáo thiết lập để biểu diễn trong Lễ Tạ Ơn. Ngày đầu đó, tôi sẽ tham gia buổi hòa nhạc trong tương lai với nghệ sĩ trình diễn phúc âm, Nikesha (Nikki) Moore.

Tôi cũng sẽ biểu diễn như một người diễn thuyết thúc đẩy nhận thức về tự kỷ tại sự kiện tự kỷ vào mùa thu này, cũng như phát biểu tại một lớp học ở trường đại học Saint Vincent về sự trưởng thành cùng tự kỷ. Việc mà tôi còn làm cho đời mình là viết lại hồi ký, tiểu thuyết, sách hướng dẫn tự phục vụ và sách triết học.

Như quý vị thấy trong bài viết này, cuộc sống đối với tôi không phải là tìm cho ra nguồn gốc tự kỷ của mình, mà thực sự là tìm ra cách đối phó với nó. Cuộc sống luôn luôn là thử thách đối với tôi, và đến nay vẫn thế; nhưng tôi không đầu hàng. Đến mùa đông tôi mới tốt nghiệp nhưng ít nhất tôi được tốt nghiệp. Chỉ cần tiếp tục đối phó với những thách thức của bạn, nắm được nỗi sợ hãi của bạn, và trên hết tìm ra điểm mạnh của bạn. Nói cách khác, chỉ cần tiếp tục đi.

Bạn có thể hỏi “làm thế nào” ? Trường hợp của tôi là những gì mà tôi đã nêu ở trên, đó là tất cả điều tôi muốn nói.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 8 17, 2016 12:33 am

Rất hy vọng rằng mỗi trẻ TK của chúng ta sẽ làm được điều gì đó hữu ích cho bản thân trẻ và là niềm hãnh diện cho cả gia đình, xã hội như cậu này đây :

http://cafebiz.vn/me-kinh-ngu-michael-p ... 338743.chn
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 8 22, 2016 12:55 am

Tại nước Mỹ họ đã và đang làm hết sức trợ giúp cho các trẻ rối loạn tự kỷ và các khuyết tật khác. Thương cho các trẻ ở VN, học hành còn thiếu thốn nơi chốn, học cụ, phương pháp ... nói gì đến các tiện ích khác, chúng ta hãy đọc và cố gắng làm gì đó cho tương lai con chúng ta nhé :
Nguồn : http://www.myrtlebeachonline.com/news/l ... 54917.html


Tạm dịch :

Phi trường Quốc tế Bãi biển Myrtle đã hợp tác với Champion Autism Network (CAN) cung cấp một "căn phòng yên tĩnh", với nỗ lực để xoa dịu những người có rối loạn tự kỷ khi đến Bãi biển Myrtle. Các phòng nằm liền kề với phòng nhận hành lý.
JASON LEE jlee @ thesunnews
Theo EMILY WEAVER
eweaver@thesunnews.com
Yêu cầu in lại câu chuyện này.
Một phòng mới được mở bên trong phi trường quốc tế Bãi biển Myrtle hôm thứ ba cho hành khách mắc chứng tự kỷ hoặc khuyết tật khác là những người cần thời gian yên tĩnh sau một chuyến bay.

Căn phòng được ghi riêng chữ “Phòng yên tĩnh” trên cửa kính ốp, là nơi trú ẩn căng thẳng có trang bị sẵn gối nằm, lót nệm và chỗ ngồi được nằm trong khuôn viên phòng nhận hanh lý của phi trường. Căn phòng làm cho phi trường bãi biển Myrtle trở thành một trong hai phi trường duy nhất trong nước hổ trợ các gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ và các khuyết tật khác bằng cách cung cấp cho họ một căn phòng của riêng mình.

Champion Autism Network, Cục Quản lý phi trường Horry County và Phòng Thương Mại Myrtle Beach Area sẽ tổ chức lễ khai mạc chính thức của phòng mới này vào 10:00 thứ Ba.

Ông Becky Large, giám đốc điều hành của Champion Autism Network nói rằng: "Đây là sự hợp tác tuyệt vời và một chiến thắng cho các gia đình trẻ tự kỷ đang đi nghỉ mát tại khu vực của chúng tôi. Phòng này cung cấp một môi trường an toàn và vui vẻ cho trẻ em có phổ tự kỷ và người chăm sóc của trẻ thư giãn và giải nén sau một chuyến bay trong khi các thành viên trong gia đình lấy hành lý và lo thuê xe."

Đại biểu Quốc Hội Tom Rice, ông Mark Lazarus - Chủ tịch Hội đồng Horry County, Phó Chủ tịch Tyler Servant và Phòng Thương mại và là giám đốc CEO Brad Dean được mời phát biểu tại buổi lễ khai mạc vào thứ Ba.

Ước tính cứ 68 trẻ em tại Hoa Kỳ được chẩn đoán có tự kỷ, một loạt các rối loạn phức tạp về phát triển của não bộ ảnh hưởng đến trẻ em ở mức độ khác nhau từ những khó khăn giao tiếp và thử thách về khả năng xã hội và hành vi lặp đi lặp lại.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập http://www.championautismnetwork.com hoặc Champion Mạng Tự Kỷ trên Facebook tại http://www.facebook.com/ChampionAutismNetwork

Emily Weaver: 843-444-1722, @TSNEmily
Đọc thêm ở đây: http://www.myrtlebeachonline.com/news/l ... rylink=cpy
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách.

cron