Tổng quát về hành vi

Tổng quát về hành vi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 3 17, 2012 2:42 pm

Nguồn: http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=261

Tổng quát về hành vi

Kiến thức nền cho Can thiệp hành vi
Đợt bài viết tóm tắt cho các phụ huynh, giảng viên và sinh viên tham dự buổi tập huấn Can thiệp hành vi của CCM tổ chức vào tháng 4, 2012 tại ĐH Sư phạm, khoa Giáo dục đặc biệt, tp HCM và tại Hội Người khuyết tật tp HCM DRD.


Các lý thuyết nền về Hành vi

Pavlov: Đây là nhà nghiên cứu người Nga (1849-1936) từng đọat giải Nobel. Ông là người sáng lập ra Classical conditioning. Thí nghiệm nổi tiếng của ông là phản xạ có điều kiện, vd như chú chó sẽ ứa nước miếng ra khi nghe tiếng chuông vì trước đó người ta luôn đánh chuông trước khi cho ăn.
Watson: Khai sinh ra ngành Hành vi Behaviorism với 2 công trình nghiên cứu Psychology from the Standpoint of a Behaviorist và Behaviorism. Các nghiên cứu của ông ảnh hưởng sâu đậm tới các chương trình can thiệp cho trẻ TK sau này.
Skinner: Khai sinh ra trường phái Operant conditioning với thí nghiệm nổi tiếng Skinner Box. Người ta thường nhầm lẫn giữa Operant conditioning và Phản xạ có điều kiện của Pavlov. Ông Skinner nghiên cứu sâu về hành vi và hậu quả. Ông có ảnh hưởng rất lớn tới các phương pháp can thiệp hành vi cho trẻ TK và thanh thiếu niên nói chung.
Lovass: Khai sinh ra pp can thiệp ABA, là người đầu tiên đưa Operant conditioning, mở rộng nghiên cứu của Skinner vào giáo dục trẻ TK.

Các giả định trong chương trình can thiệp hành vi
Khi lên một chương trình can thiệp hành vi, người ta giả định các lý thuyết sau đây

Thứ nhất, hành vi là cái trẻ học. Trẻ sẽ tránh các hành vi “không có lợi cho bản thân” và sẽ làm các hành vi “có lợi cho bản thân”. Các chuyên gia hành vi không quá quan tâm chuyện hành vi đúng hay sai bởi vì trẻ học cả 2 loại hành vi này như nhau. Cái họ chú tâm tới là trẻ học hành vi đó ra sao, làm thế nào để giảm thiểu hay lọai trừ.

Thứ hai, Chuyên gia hành vi tin rằng trẻ hành xử khác nhau trong các môi trường khác nhau, tức là hành vi của trẻ liên quan mật thiết tới yếu tố tác động (stimulus). Ví dụ như bé N có thể nhận ra rằng ở nhà thì hành vi ăn vạ được khuyến khích (một cách vô tình bởi cha/mẹ) nhưng ở trường thì lại không được khuyến khích (vì hệ thống TKB rõ ràng).

Thứ ba, Chuyên gia hành vi tin rằng hầu hết các hành vi đều có thể dạy, thay đổi hay điều chỉnh.

Thứ tư, Chuyên gia hành vi cần các mục tiêu thật cụ thể, có thể quan sát được và có thể đo lường được. Ví dụ: mục tiêu “bé phải ngoan hơn” là mục tiêu không thể đo lường. “Bé chịu ngồi yên học trong 15 phút” là một mục tiêu có thể quan sát và đo được.

Thứ năm, Chuyên gia hành vi tin rằng các chương trình can thiệp hành vi đều phải cá nhân hóa cho từng trẻ. Việc sử dụng một chương trình tổng quát cho mọi học sinh sẽ đi ngươc với các lý thuyết nền của môn Hành vi học.

Thứ sáu, Chuyên gia hành vi chú trọng vào Hiện tại và Tương lai. Đây là điểm khác biệt giữa bên Hành vi và Tâm lý. Ngành Psychoanalyst đào sâu về quá khứ và tiềm thức, phân tích kỹ các “trải nghiệm” lúc trước trong khi Behavior analyst (chuyên gia hành vi) cũng đào sâu về quá khứ, nhưng chú trọng vào “sự kiện” thay vì “trải nghiệm”.

Thứ bảy, Chuyên gia hành vi chú trọng vào con người và môi trường. Có nghĩa là khi bé N thay đổi môi trường học, chương trình can thiệp hành vi cũng thay đổi theo. Họ chú trọng vào tại sao hành vi lại xảy ra trong môi trường như vậy. Bên Tâm lý Psychoanalyst chú trọng vào bản thân, quan niệm rằng các hành vi đều do các yếu tố nội tâm chứ không do tác động bên ngoài.

Các “tin đồn” oan cho Chuyên gia hành vi

Cụm từ “thay đổI hành vi” bị hiểu lầm là các biện pháp cứng rắn, thậm chí dùng cả thuốc men để can thiệp. Các hiểu biết sai lầm này đã một thời làm cho giới Can thiệp hành vi bị nhìn với một cặp mắt nghi ngờ vào thập niên 1980s tại Hoa Kỳ.

Các thí nghiệm đầu tiên của Skinner và Pavlov trên chó và bồ câu làm người ta liên tưởng tới “thí nghiệm chuột bạch”, cho rằng các chuyên gia hành vi thường chỉ hay thí nghiệm chứ không có nghiên cứu vũng vàng. Vào thập niên 1990s, điều này đã được giải oan khi các Phương pháp can thiệp hành vi chứng minh được rằng họ có các nghiên cứu khoa học nghiêm túc, quan sát (chứ không phải thí nghiệm) qua hành vi của con người ở cơ quan, xã hội, học đường.

Các lầm tưởng về Can thiệp hành vi

Thứ nhất, can thiệp hành vi không phải là “hối lộ trẻ con”. Nhiều người cho rằng can thiệp hành vi nghĩa là “học ngoan, cô thưởng”, vậy thì đích thị là hối lộ trẻ con rồi.

Thứ hai, can thiệp hành vi không gây nghiện như người ta tưởng. Dân không chuyên ngành từng đồn sai rằng nếu thưởng hoài thì bé sẽ nghiện quà, rồi khi không có quà thưởng nữa thì bé không học.

Thứ ba, nhiều người “thánh thiện hóa” chương trình can thiệp. Ví dụ như họ quan niệm rằng trẻ phải đi học lấy điểm 10 vì điều đó tốt cho chúng chứ không phải vì làm vậy thì cha/mẹ vui và sẽ thưởng. Đây là một quan niệm đúng và nên theo đuổi, nhưng không thể bắt đầu chương trình can thiệp với quan niệm như vậy. Bạn đã bao giờ từng hỏi bạn đi làm vì bạn yêu nghề, hay vì cả yêu nghề và vì cả đồng lương để nuôi gia đình? Khi can thiệp cho trẻ, chúng ta nên lấy mục tiêu thánh thiện làm đích tới nhưng phải khởi đầu bằng các lợi ích cụ thể cho trẻ.

Thứ tư, có người cho rằng Can thiệp hành vi là trái tự nhiên, có tính cách ép buộc. Thật ra chúng ta thay đổi hành vi của chính chúng ta hàng ngày. Khi tôi khoác chiếc áo thày giáo tại giảng đường đại học Hoa Kỳ, tôi cư xử như một người thày giáo, mặc quần áo chỉnh tề, sử dụng từ ngữ trong ngành. Khi bước vào lớp học ở Ban Mai, tôi sẽ ăn mặc thoải mái, như là một thày vào việc chung với các cô giáo để can thiệp cho các học sinh.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Tổng quát về hành vi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 3 17, 2012 2:45 pm

Thứ tư, Chuyên gia hành vi cần các mục tiêu thật cụ thể, có thể quan sát được và có thể đo lường được. Ví dụ: mục tiêu “bé phải ngoan hơn” là mục tiêu không thể đo lường. “Bé chịu ngồi yên học trong 15 phút” là một mục tiêu có thể quan sát và đo được.


Khi các phụ huynh đưa câu hỏi về hành vi của con mình, xin quý phụ huynh chú ý điều ở trên. Tại buổi hội thảo, CCM sẽ giải thích thêm các nhẫm lẫn giữa hành vi và Sensory integration issues (các vần đề về rối loạn cảm xúc) là 2 thứ mà chúng ta hay nhầm lẫn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Hành vi: Ngôn ngữ khởi đầu của một số trẻ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 3 25, 2012 1:27 pm

Hành vi: Ngôn ngữ khởi đầu của một số trẻ Tự kỷ

Trích từ http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=263


tantrum.jpg
tantrum.jpg (5.11 KiB) Đã xem 10723 lần.


Tú năm nay 3 tuổi, ngôn ngữ phát triển chậm so với chuẩn. Tuy biết các từ đơn, bé không biết cách diễn tả cái mình muốn. Cha mẹ than phiền rằng bé sẽ nằm lăn ra đất ăn vạ mỗi lần gia đình đi siêu thị.

Bình năm nay 7 tuổi, không có ngôn ngữ nói. Bé cũng nằm lăn ra đất ăn vạ mỗi khi gia đình ra ngoài chơi hay tới thăm ông bà, bạn bè.

Cha mẹ Tú và Bình không biết phải làm sao để kiểm soát hành vi của các em, vì vậy họ không thể dạy các em được gì cả. Họ than phiền hành vi đang là cản trở lớn cho việc học hành, hòa nhập của con mình. “Xin anh giúp sao cho con tôi có ngôn ngữ”.

Thật ra thì Tú và Bình đang có ngôn ngữ đấy chứ! Hành vi của các em chính là kênh ngôn ngữ. Vì cha mẹ thày cô giáo không hiểu được ngôn ngữ đó, các em mới bùng nổ. Vì chúng ta không hiểu được ngôn ngữ đó, hành vi các em ngày càng trầm trọng. Nó giống như chúng ta nói mà không ai nghe thì chúng ta phải nói to hơn, thậm chí phải hét lên. Đó chẳng phải là hành vi của chúng ta trong lúc gây lộn hay sao?
Trước khi bước vào chương trình can thiệp, bạn phải hiểu được cái “ngôn ngữ bằng hành vi” của con mình. Chỉ khi nào bạn hiểu rồi thì bạn mới có thể ra kế hoạch giảm hành vi tiêu cực và tăng các hành vi tích cực. Khi bé nằm lăn ra đất, bé đang muốn nói điều gì với chúng ta? Việc này không đơn giản là bé “hư”.

Giả sử ngày mai bạn đi công tác xa nhà 3 tháng, và hôm nay là ngày chót để bạn chơi với bé. Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ vất tất cả bài học qua một bên, vất các lời khuyên, các mẹo vặt can thiệp qua một bên, và bạn chỉ tập trung chơi với con. Không đòi hỏi con phải làm gì, thỏa mãn các yêu cầu, và luôn theo sát để coi xem bé muốn gì. Tôi tin rằng đó sẽ là 1 ngày hạnh phúc cho bé, vì bé nhìn ra mẹ mình là người đang cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu của mình chứ không phải là người đưa ra các đòi hỏi bắt mình tuân theo.

Một chương trình can thiệp phải được bắt đầu như vậy, nhưng nó không nên kéo dài như thế. Vậy thì công thức đầu tiên chúng ta có được là gì?

Hiểu ngôn ngữ hành vi của trẻ + Thỏa mãn các nhu cầu = Cô giáo là bạn

Không hiểu ngôn ngữ hành vi + Không thỏa mãn nhu cầu = Cô giáo không phải là bạn

Không hiểu ngôn ngữ hành vi + Không thỏa mãn nhu cầu + Bắt bé hợp tác = Cô giáo là địch


Không hiểu được ngôn ngữ hành vi của trẻ, các can thiệp sẽ không hiệu quả và thậm chí còn làm tình hình tệ đi. Ví dụ một bé đạp chân liên tục vào tường có thể do các lý do sau:

+ Bé muốn gì đó mà không lấy được

+ Bé muốn gì đó mà không diễn tả được

+ Bé muốn trốn tránh một công việc, ngữ cảnh nào đó

+ Bé muốn làm chậm lại, câu giờ … một công việc nào đó

+ Có thể là sensory stimulation, chưa chắc là hành vi

Tùy vào lý do nào ở trên mà cách can thiệp sẽ khác đi. Nếu bé đạp chân để muốn tránh giờ học và bạn phạt bé quay mặt vào tường 3 phút thì đó là khuyến khích chứ không phải phạt. Lần tới bé sẽ làm tiếp để được giải lao 3 phút, không phải ngồi học bài tô màu của mẹ. Còn nếu bé đạp chân vào tường vì sensory stimulation thì đây không phải là hành vi, cho nên bạn có phạt đến đâu cũng vô tác dụng, chỉ làm cho bé hoang mang hơn.

Để phân tích một hành vi nào đó và để hiểu ý nghĩ truyền thông của hành vi đó, các chuyên gia hành vi dùng phân tích dạng SABCF như sau:

+ S là scenario, setting, tức là ngữ cảnh

+ A là antecedent, tức là cái gì xảy ra trước hành vi đó

+ B là behavior, tức là mô tả hành vi đó

+ C là consequence, tức là ai làm gì khi hành vi đó xảy ra

+ F là function, tức là hiểu mục đích truyền thông của hành vi đó

Mời các bạn coi một mẫu phân tích hành vi đang sử dụng tại Trường Ban Mai

Ngày giờ: 12 tháng 3, 2012, 11:30 am
Ngữ cảnh: Giờ ăn trưa
Antecedent: Bé K thấy hộp sữa, bé muốn uống sữa
Behavior: Bé K lăn ra nhà khóc
Consequence: Cô đưa sữa cho bé nhưng trì hoãn để trùng vào giờ cơm
Function: Muốn sự chú ý, mand, đòi vật cụ thể

Ngày giờ: 12 tháng 3, 2012, 12:30 pm
Ngữ cảnh: Giờ đi vệ sinh chuẩn bị ngủ trưa
Antecedent: Cô gọi bé vào WC
Behavior: Bé K lăn ra nhà khóc
Consequence: Cô bế vào WC
Function: Muốn thoát khỏi công đoạn đi vệ sinh

Ngày giờ: 12 tháng 3, 2012, 12:40 am
Ngữ cảnh: Giờ ngủ trưa
Antecedent: Cô nằm cạnh đợi bé ngủ
Behavior: Bé K liên tục đạp chân vào tường
Consequence: Cô vờ bé, 5 phút sau bé ngủ
Function: Sensory stimulation, không phải hành vi

Trong các công đoạn phân tích trên, công đoạn C và F là quan trọng nhất. F giúp chúng ta hiểu tại sao để đưa ra C cho thích hợp. Áp dụng C một cách đúng đắn sẽ làm B giảm dần trong tương lai. Áp dụng C sai sẽ làm mất tác dụng can thiệp, làm bé stress thêm mà không có kết quả tích cực nào. Áp dụng C một cách cứng nhắc, không thay đổi cũng sẽ không mang lại kết quả tiến bộ. Nói nôm na là lúc nào cũng chiều bé thì không còn là chương trình can thiệp nữa. Một bài can thiệp bắt đầu với việc cô giáo, chuyên gia làm C, và kết thúc với việc bé tự làm công đoạn C đó.

Source:

Behavior intervention planning, http://www.truongbanmai.com
Introduction to Autism & Intervention, http://www.concuame.com
Verbal behavior, B.F. Skinner
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Case study 1: Hệ thống Thưởng / Phạt không hiệu quả

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 5 20, 2016 11:36 pm

Bạn Lan 9 tuổi, thuộc nhóm giáo dục dặt biệt có hành vi. Các giáo viên phàn nàn là hành vi bạn Lan gần đây tăng cao, hay dùng lòng bàn tay đánh cô giáo . Người bị bạn đánh nhiều nhất là cô Hoa, giáo viên NN dạy giờ 1-1, cũng là người lo về can thiệp hành vi cho bạn Lan.

Trước đó khoảng 2 tháng, các giáo viên trong lớp lập ra một hệ thống Thưởng / Phạt cho Lan như sau: Mỗi ngày Lan được cho trước 10 mặt cười, và cuối ngày học, nếu còn 5 mặt cười thì được đổI món đồ chơi yêu thích . Mỗi lần Lan đánh giáo viên, cô Hoa sẽ nói "không đánh bạn" và lấy đi một mặt cười . Nếu Lan tiếp tục đánh, giáo viên sẽ phạt Lan đứng yên một góc nhà cho tới khi Lan bình tĩnh trở lại .

Các can thiệp hành vi này cho Lan có 2 vấn đề:

Thứ nhất, không nên để giáo viên dạy NN lo mảng can thiệp hành vi. Lý do giờ NN với một trẻ không có NN nói như Lan là một giờ stress, Lan dễ bùng nổ .

Thứ hai, các báo cáo ABC cho thấy Lan làm tốt (ngoan để được mặt cười) vào giờ thứ nhất, nhưng khi qua tiết học thứ 2 thì giảm dần, và bùng nổ cao ở tiết thứ 3. Đây là lúc Lan bắt đầu mệt và bùng nổ . Khi bùng nổ, giáo viên lấy đi mặt cười (phạt) càng làm cho Lan bùng nổ thêm .

Thứ ba, khi giáo viên phạt bằng cách lấy đi mặt cười, và khi Lan vẫn bùng nổ thì lại chuyển qua cách phạt đứng yên. Với Lan, được phạt đứng thì vẫn thích hơn là bị mất mặt cười . Vì thế Lan sẽ cố tình bùng nổ hơn để được cái phạt ưa thích .

Thứ tư, cũng là cái trầm trọng nhất, là hệ thống thưởng này cho Lan trước 10 cái, và mỗi lần có hành vi thì lấy đi một cái . Đây là hệ thống phạt, nhắm vào cái tiêu cực, thay vì thưởng / nhắm vào cái tích cực . Và một khi Lan chỉ còn có 4 cái mặt cười, em sẽ đi vào vùng "không còn gì để mất". Lan sẽ đánh giáo viên, không quan tâm là sẽ mất hết 4 mặt cười còn lại (vì phải có 5 cái mới đổi được bánh).

Sau khi phân tích, các giáo viên thay hệ thống thưởng nhu sau: cứ mỗi lần ngoan thì được thưởng, bắt đầu bằng zero mặt cười . Mặt cười được gắn thẳng lên bảng có 5 ô vuông . Và khi đầy 5 ô vuông thì được lấy cái bánh dán bên cạnh . Với hệ thống thưởng có visual cue rõ ràng như vậy, Lan đáp ứng, muốn giữ hành vi tốt nhiều hơn . Giờ học cho ngắn đi, nhiều tiết học hơn để Lan không bị mất giờ học, và mỗi tiê't học không làm Lan quá mệt .

Giáo viên trong lớp cũng thay đổi . Cứ học được 1/2 tiết mà không có sự cố, giáo viên khen Lan và cho một mặt cười . Giáo viên can thiệp hành vi không phải là giáo viên dạy giờ NN 1-1 nữa .

Sau 3 tuần áp dụng, số lần Lan đánh giáo viên giảm dần, và trở lại mức thấp nhất . Lan chỉ con đánh giáo viên khi không có đủ ngôn ngữ để bày tỏ tình cảm khi giận dữ . Với các ngữ cảnh mand khác, Lan đều dùng hình ảnh giao p thay vì đánh cô .

(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Khi nào thì nê vờ hành vi đi?

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 5 22, 2016 8:28 pm

Trẻ có lúc sẽ dùng hành vi để gây chú ý, không phải vì trẻ không biết, mà trẻ biết chỉ có cách đó thì mẹ mới chú ý tới mình. Trong video này, họ chiếu cảnh 1 bà mẹ đang chơi chung với con thì phải đi gọi điện thoại .

1/ Ngữ cảnh video đoạn 1: Mẹ ngưng chơi với con để gọi điện thoại . Khi trẻ la hét để mẹ chú ý thì ngưng điện thoại để la con.

Trong video này, bé gái đã gọi mẹ một cách lịch sự . Nhưng khi mẹ không đáp ứng, bé gọi to lên, dùng hành vi gây chú ý . Khi bà mẹ la con, nó chỉ làm cho đứa bé hiểu là "muốn mẹ chú ý thì cứ việc gây ra hành vi".

3/ Ngữ cảnh video đoạn 2: Mẹ giải thích cho trẻ biết việc sắp xảy ra (mẹ phải gọi điện thoại) + Vờ đi khi trẻ la hét để gây chú ý + Không đáp ứng hành vi của trẻ khi gọi điện xong .

Trong video này . Mẹ ngưng điện thoại để cảm ơn bé đã ngồi yên đơn mẹ. Mẹ còn xoa vai con để bé biết là mẹ có chú ý tới mình .

Bài học rút ra: Nếu hành vi để gây chú ý mà không nguy hiểm, thì cách làm hiệu quả là vờ đi. Trước khi làm gì, nên giải thích cho trẻ . Nên thường xuyên cho trẻ biết mình chú ý tới các em qua các kênh khác nhau (khen, cảm ơn, xoa vai...)


Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Phạt đứng / time-out

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 5 25, 2016 3:22 pm

Phạt đứng / time-out là cách phạt bắt bé đứng yên một chỗ như là hình thức phạt . Định nghĩa chính xác của time-out là ngưng, tách bé ra khỏi môi trường vui nhộn, cho ra môi trường chán .

Trong video này, họ quay cảnh bà mẹ phạt con time-out 2 lần . Lần thứ nhất là lần làm sai vì lý do sau đây:

- Khi phạt, mẹ nói rất nhiều với bé . Đối với bé, đó có thể là điều mà bé muốn cho nên mới có hành vi .
- Khi phạt, mẹ nói "khi nào hết hư thì đi ra". Mẹ mới là người quyết định phạt bao lâu chứ không phải bé .

Lần thứ 2, bà mẹ làm đúng hơn . Bà ta không nói nhiều, không tương tác với bé khi đang phạt, và bà ta mới là người quyết định khi nào hết bị phạt . Khi phạt xong, bà mẹ cũng tóm tắt lại tại sao bé bị phạt .

Time-out hay dùng cho trẻ từ 18 tháng tới 10 tuổi, phạt từ 2 tới 5 phút . Một số chuyên gia tăng 1 phút cho mỗi 12 tháng tuổi, tối đa ở mức 5 phút . Khi phạt, bé phải được đưa từ chỗ vui qua chỗ chán . Vì vậy, nếu phạt bằng cách cho bé vào phòng, mà trong phòng toàn là đồ chơi thì "phạt" lại hóa ra là "thưởng", và bé sẽ dùng hành vi để được phát tiếp như vậy .



Sau khi phạt bé xong. Nên tìm một hành vi tốt nào đó để khen thưởng càng sớm càng tốt . Với các em giáo dục đặc biệt, chịu ngồi học đã là một cố gắng, cho nên các hành vi mà chúng ta cho là bình thường như ngồi học, im lặng học, cũng là những cái đáng được khen ngợi .

nen-thuong.jpg
nen-thuong.jpg (7.48 KiB) Đã xem 8295 lần.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Can thiệp hành vi

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 6 25, 2017 2:18 pm

Hành vi của HS

Các hoạt động nào hay dẫn tới hành vi của học sinh

• GV nói “không”, yêu cầu HS ngưng một việc gì đó
• Người lạ, người HS không thích yêu cầu HS làm gì đó
• Khi nghe chữ “không”
• Chuyển từ một việc do GV hướng dẫn sang một việc phải tự làm
• GV chú ý tới đồng nghiệp hay một HS khác
• Nói chuyện phiếm với đồng nghiệp, không chú ý, hoặc bình phẩm về HS
• Độ ồn cao
• Ánh sáng làm HS khó chịu

Các hoạt động sau cũng hay gây hành vi cho HS

• Thay đổi thuốc hay liều lượng
• Vào tuổi dạy thì
• Ba/mẹ có em bé
• Nhà có khách
• Thay đổi giấc ngủ

Một hành vi của HS sẽ được HS lập lại nếu GV đưa ra phản ứng tích cực. Dù là hành vi tiêu cực, quá những kỹ thuật can thiệp hành vi để biết hoàn cảnh đó thành tích cực, để GV có thể thưởng cho HS chứ không phạt . Như vậy HS sẽ có khuynh hướng lập lại hành vi tốt mà GV muốn thấy .

GV cần hiểu hành vi là một dạng giao tiếp của HS. Chúng ta cần tìm tòi để hiểu HS muốn gì, dạy HS cách giao tiếp đúng chứ không được nhìn hành vi là cái gì đó tiêu cực phải triệt tiêu. FBA là pp phân tích hành vi, tìm hiểu mục đích truyền thông của nó .

Hành vi xảy ra bao gồm các mục đích sau:

• Dùng để gây chú ý (một dạng của thiếu NN diễn đạt và mong muốn giao tiếp)
• Để HS trốn, thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại (vd phá để bị phạt, không phải học)
• Để lấy một cái gì đó cụ thể (một dạng của thiếu NN diễn đạt, có thể là intraverbal)
• Để thỏa mãn sensory (ví dụ như vẫy tay trước mặt)

Hành vi của HS có thể phức tạp vì lý do có thể thay đổi mà GV không biết . Ví dụ khi Bình không chịu trả lời bài đọc khi cô Thủy hỏi, cô Thủy kết luận là Bình không muốn học vì hôm qua hỏi thì Bình có trả lời . Lý do thật sự có thể là Bình hôm nay chứng kiến cô Thủy la bạn Huy nên không thích cô Thủy, muốn tương tác với cô Lan.

Khi phân tích hành vi, GV thường chú ý vào pp chuyên gia chỉ mà quên rằng việc hiểu rõ từng cá nhân HS là yếu tố quyết định . Tính tình HS ra sao, sinh hoạt ở nhà, hành vi ở nhà ra sao, GV có thể dùng một từ tích cực và 1 từ tiêu cực để mô tả cùng một hành vi nào đó của HS được không, các tình huống nào hay làm HS có hành vi, theo thống kể thì cách nào làm dịu HS nhanh nhất, v…v…

Một GV làm ở Nhóm Hành vi cần có khả năng sau

Biết rõ cá tính HS của Trường
Biết các thống kê về HS như trung bình bạn ABC nào đó có hành vi gì bao nhiêu lần trong tuần, cách can thiệp nào hữu hiệu nhất
Biết cách ngăn ngừa chứ không chỉ là can thiệp hành vi
Cần có góc nhìn tích cực trong can thiệp và trong cuộc sống

FBI là gì?

FBI chú trọng vào ý nghĩa truyền thông của hành vi, dạy HS cách lấy được cái HS muốn với cách mà Lớp, Trường và Xã hội chấp nhận. FBI đi sát với Can thiệp NN diễn đạt để cùng lúc giúp HS nâng cao khả năng mand bằng NN. Chúng ta sẽ bàn các pp can thiệp cụ thể trong FBI sau. Các pp này giúp GV có một Play book, biết nên áp dụng thử pp, hoạt động gì cụ thể khi HS có loại hành vi nào.

Scheduled Exercise / Behavioral Momentum / CICO / EID / Modify Env / Schedule Breaks (Noncontingent Escape) / Schedule Rewards (Noncontingent Reinforcement) / Novel Staff / Preferred Items / Preteaching / Proximity Control / Reduce Task Demands / Self-Modeling / Self-Minotoring / Time in / Visual Cues / Contingent Praise / DRA / DRO / Escape Extinction / Ignore (Extinction).
Mỗi pp trên thích hợp cho các lý do khác nhau của hành vi.

fbi.png
fbi.png (172.29 KiB) Đã xem 7474 lần.


Chúng ta sẽ cùng coi các case study của Đại học Georgia để xây dựng case can thiệp cho các HS chọn lọc tại Trường.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Training về Hành vi @ Trung tâm Nhân Văn, March 2018.

Gửi bàigửi bởi admin » T.Sáu Tháng 5 18, 2018 9:51 pm

Training về Hành vi @ Trung tâm Nhân Văn, March 2018.

Các-pp-hành-vi-public.pdf
(729.67 KiB) Đã tải về 742 lần.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách.

cron