Giải đáp câu đố

Giải đáp câu đố

Gửi bàigửi bởi admin » T.Bảy Tháng 10 31, 2009 3:39 pm

Nguồn:
Câu đố và trả lời được phỏng dịch từ:

1) Bài giảng của Giáo sư Barbara Fadem, Khoa Tâm lý, Đại học Y và Nha khoa tiểu bang New Jersey
Barbara Fadem, Ph.D.
Professor
Department of Psychiatry
University of Medicine and Dentistry of New Jersey
New Jersey Medical School
Newark, New Jersey

2) Tân lý, Hành vi: Bài ôn thi vào National Board
Julia B. Frank, M.D., Associate Professor of Psychiatry
Nadia Krupnikova, M.D., Clinical Assistant Professor of Psychiatry
Department of Psychiatry & Behavioral Sciences
George Washington Univeristy, School of Medicine,
Washington, DC

Disclaimer/Notes:
Các câu đố nhằm nâng cao kiến thức tổng quát cho PH/GV. Các câu đố nằm trong khuôn khổ bài giảng Y khoa, và không nên dùng nó để định bệnh cho trẻ.
ConCủaMẹ sẽ xóa tên thuốc trong tất cả các bài viết
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Câu 1

Gửi bàigửi bởi admin » T.Bảy Tháng 10 31, 2009 3:40 pm

(1) Hỏi: Từ lúc 8 tuổi, Khanh - năm nay 13 tuổi - đã có hành động rập khuôn. Dạo này Khanh bắt đầu có những cơn bùng nổ rít lên và chửi bậy. Khi bố/mẹ nói phải kiềm chế, Khanh trả lời: "Chỉ được một chốc giống như phải nín thở. Sau đó phải cho nó bùng ra thôi".

Trả lời: Khang có hội chứng Tourette, loại rối loạn thần kinh khiến người buột ra những câu nói không kiềm chế được. Những câu nói và âm thanh phát ra không chủ ý này chỉ có thể được kiềm chế trong thời đoạn ngắn, sau đó phải được thoát ra. Kỹ thuật can thiệp hữu hiệu nhất là
Kỹ thuật can thiệp hữu hiệu nhất là dùng loại thuốc như ???. Không có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc cung cấp một môi trường được sắp xếp, thuốc chống trầm cảm, hay thuốc ức chế... có thể kiềm soát được những câu nói và âm thanh không chủ ý này. Việc phụ huynh và giáo viên giúp trấn an trẻ cũng không phải hình thức can thiệp hữu hiệu nhất.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Câu 2

Gửi bàigửi bởi admin » T.Bảy Tháng 10 31, 2009 3:40 pm

2) Hỏi: Vĩ 9 tuổi, trí thông minh trung bình. Vĩ hay đánh nhau với bạn và hành hạ các con vật như chó, mèo, chim, kiến... Khi bị chất vấn, Vĩ trả lời: Con làm vậy vì con thấy nó vui. Theo bạn Vĩ bị gì?

Trả lời: Vĩ bị Rối loạn hành xử, không có sự quan tâm tới người khác hay các con vật (thấy việc hành hạ súc vật là vui). Trẻ bị Rối loạn hành xử thường có trí thông minh trung bình, hay nghịch lửa, trốn học, lười biếng... Trẻ bị Hội chứng hiếu động thiếu chú ý thường không kiểm soát được hành động của mình nhưng sẽ không cố ý gây hại. Trẻ bị Rối loạn bất tuân (oppositional defiant disorder) không nghe lời người lớn, người có thẩm quyền nhưng không có vấn đề với các trẻ khác hay với loài vật như Vĩ.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Câu 3

Gửi bàigửi bởi admin » T.Bảy Tháng 10 31, 2009 3:41 pm

(3) Bé trai 3 tuổi, trí thông minh trung bình nhưng bé không thể ngồi yên hơn 15 phút tại lớp. Bé vặn vẹo trên ghế và hay chạy vòng vòng. Bé bị gì?

Trả lời: Hành vi của bé hoàn toàn bình thường. Trẻ 3 tuổi thường không thể ngồi yên hơn 15 phút đồng hồ.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Câu 4

Gửi bàigửi bởi admin » T.Bảy Tháng 10 31, 2009 3:41 pm

(4) Bé trai 4 tuổi, có vẻ chậm phát triển so với chị gái. Lúc 3 tuổi bé chỉ nói vài chữ, kô tập cả câu, chậm biết ngồi, bò, đi, tay chân vụng về, và bây giờ cũng chưa biết đi vệ sinh 1 mình. Tuy chậm phát triển, bé quấn quít với ba mẹ và chịu chơi với các bạn

- Bé bình thường vì con trai thường chậm hơn con gái.
- Coi chừng bé có triệu chứng TK, nên mang bé gặp bs tâm lý nhi
- Yêu cầu bs coi hồ sơ gia đình, tình trạng trước/sau khi sinh, khám tổng quát cho bé
- Đưa cả chị gái và bé tới cho bs so sánh

Trả lời: Bé có khó khăn về nhiều mặt, nhất là về ngôn ngữ, vận động và kỹ năng. Việc bé không biết đi vệ sinh một mình cho thấy bé vấn đề về Hệ thần kinh trung ương (Central Nervous System) và kỹ năng. Tuy bé gái thường phát triển ngôn ngữ sớm hơn bé trai vài tháng và thường biết đi vệ sinh sớm hơn, bé gái không nhất thiết phát triển vận động (thô và tinh) sớm hơn bé trai.
Giảm thiểu trí tuệ GTTT (MR, Mental retardation) xảy ra trước 18 tuổi, và phần lớn các ca cho thấy dấu hiệu rõ ràng vào lúc bé, nhất là vào tuổi đi học. GTTT liên quan chặt chẽ với phát triển ngôn ngữ. GTTT khác với Tự kỷ là trẻ GTTT có gắn bó và đáp trả các liên hệ xã hội (trong trường hợp này, bé quấn quít với ba mẹ và chơi với các bạn), cho nên dựa trên các dữ kiện có được, có lẽ bé là GTTT hơn là TK. Nên "Yêu cầu bs coi hồ sơ gia đình, tình trạng trước/sau khi sinh, khám tổng quát cho bé". Chưa nên đưa bé đi bs tâm lý nhi ngay vào lúc này. Việc khám, coi trước/sau khi sinh có thể cho thấy nguyên nhân GTTT (các nguyên nhân đó có thể chữa trị được).
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Câu 5

Gửi bàigửi bởi admin » T.Bảy Tháng 10 31, 2009 3:44 pm

(5) Điẻm khác biệt chính giữ Tự kỷ (TK) và Giảm thiểu trí tuệ (GTTT) là

- Trẻ TK chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ TK không có tương tác xã hội (vd: không chịu chơi với các bạn)
- Trẻ GTTT có trí thông minh dưới trung bình
- Trẻ TK thường bị động kinh, co giật
- Trẻ TK và GTTT đều có tất cả các triệu chứng trên

Trả lời: Tỷ lệ GTTT là 2:1 (2 trai, 1 gái). Điểm IQ dùng để quyết định là 70 (dưới 70 được coi là GTTT). Nguyên nhân chủ quan phổ biến nhất của GTTT là Hội chứng Rượu bào thai (fetal alcohol syndrome), tức là trẻ sinh ra bị GTTT do các bà mẹ nghiện rượu, hoặc uống quá nhiều rượu lúc mang thai. Đây chỉ là nguyên nhất phổ biến nhất, không phải nguyên nhân duy nhất. Nguyên nhân khách quan phổ biến nhất là do Hội chứng Down.
Khác biệt chính yếu giữa trẻ TK và GTTT là trẻ TK không có tương tác xã hội. Có nhiều trẻ rối loạn ngôn ngữ nhưng bị sàng lọc nhầm là Tự kỷ. Các em nên găp bác sĩ, chuyên gia về ngôn ngữ (speech pathologist) để được thẩm định chính xác.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Câu 6

Gửi bàigửi bởi admin » T.Bảy Tháng 10 31, 2009 3:45 pm

(6) Từ lúc nhỏ bé sống khép kín, khi lớn lên cũng không thích bạn bè. Bé thường ở trong phòng một mình, chỉ chơi đồ chơi khủng long, đôi khi nói chuyện một mình. Bé nói thường nghe tiếng khủng long gầm từ xa, và nghe khủng long nói chuyện (6,77)

- Bé GTTT
- Bé có dấu hiệu TK
- Bé có dấu hiệu Tăng động thiếu chú ý
- Bé bị trầm cảm
- Bé có dấu hiệu Tâm thần phân liệt
- Bé chỉ mê khủng long quá đáng và có trí tưởng tượng tốt. Nên tìm cho bé bạn nào cũng mê khủng long để chơi chung.

Trả lời: Hiện tượng sống khép kín là một hiện tượng không tốt. Các thống kê cho thấy những bệnh nhân Tâm thần phân liệt thường sống khép kín trong giai đoạn đầu của bệnh. Nên để ý rằng các bé TK cũng sống khép kín, nhất là lại ham mê một điều gì đó (như khủng long) quá đáng, và không có kỹ năng giao tiếp bạn bè. Chúng ta cũng phải coi chừng đây chỉ là trầm cảm.
Nhưng dựa trên các dữ liệu trong câu đố, khả năng đang phát bệnh Tâm thần phân liệt là cao nhất, vì bé có ảo giác âm thanh (nghe tiếng gầm từ xa, nghe khủng long nói chuyện).
Trẻ giàu trí tưởng tượng cũng có thể nói có nghe tiếng khủng long, giả bộ như khủng long đang gầm gừ tìm mình ăn thịt, nhưng các bé lai không có những hiện tượng không tốt khác như liệt kê ở trên. Các bé TK hay GTTT cũng có thể bị ảo giác âm thanh, nhưng đây là điều tương đối hiếm, và ảo giác âm thanh ở các bé này không nổi trội như vậy.
Cứ 1000 người thì có khoảng 10 hay 20 người bị Tâm thần phân liệt, khoảng 3 tới 6 người trong số này chỉ bị nhẹ, không ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống. Có những vùng trên thế giới tỷ lệ bị cao hơn, đưa đến nghi ngờ là có liên quan tới loại vi rút nào đó, và cũng có thuyết cho rằng nó liên quan tới rối loạn gen, cộng với môi trường và thời kỳ mang thai nhưng cho tới nay chưa ai biết được nguyên nhân đích xác gây bệnh. Có nhiều người được chữa trị thành công (dùng cả thuốc và điều trị).
Thường thì trẻ nhỏ ít khi phát bệnh, nhưng cũng đã có trường hợp mới 5 tuổi đã có bệnh. Mối lo âu nhất là trẻ thành niên bị Tâm thần phân liệt có khả năng tự tử cao. Tự tự vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất của Tâm thần phân liệt.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Câu 7

Gửi bàigửi bởi admin » T.Bảy Tháng 10 31, 2009 3:46 pm

(7) T. 19 tuổi, luôn nghi ngờ mọi người đang tìm cách hại mình. T giam mình trong phòng, không chơi với ai. T. nói T. biết có âm mưu "hủy hoại trái đất", và có giọng nói trong đầu chỉ cho T. cách phá tan âm mưu đó (7/119).

- Tâm thần phân liệt
- T. cắn thuốc lắc và đang đi vào giai đoạn ảo giác
- Loạn tinh thần (steroid phychosis)
- Rối loạn tinh thần thực thể hóa (somatization disorder)
- Rối loại lưỡng cực (bipolar disorder)
- Hậu quả việc dùng thuốc kích thích tăng trưởng quá mức

Đây là một ca khó, và đã có người lầm nó với Rối loạn Somatization. Người Rối loạn Somatizaion thường quá lo lắng về một việc nào đó, hoặc nhiều khi họ phàn nàn là bị đau ở chỗ nào đó (nhưng thật ra thì chẳng bị gì cả). Họ thường đi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác để tìm bệnh, vì họ thật sự nghĩ rằng mình bị đau.
Có một giả thuyết cho rằng Rối loạn Somatization gây ra do những ý nghĩ tiêu cực hoặc sợ hãi quá đáng. Chỉ bị tê trên vai nhưng bệnh nhân tin rằng có bướu, hoặc hơi bị khó thở làm họ nghĩ mình bị suyễn. Tuy rằng sợ hãi quá đáng, nhưng Rối loạn Somatization không phải là chứng loạn tinh thần (psychosis), do đó bệnh nhân không hề bị hoang tưởng.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Câu 8

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 11 09, 2009 6:04 pm

Cách đây 2 tháng An bị cúm phải nghỉ học, sau đó suốt 2 tháng trời An than bị đau bụng. An sợ đi học thì sẽ bị lây bệnh nên luôn đòi nghỉ. Bây giờ An lại sợ khi đi học về thì lại không gặp mẹ (8,78).

1) Có triệu chứng TK, bắt đầu không thích giao tiếp
2) Có triệu chứng hoang tưởng, sợ mẹ đi mất
3) Rối loạn hành vi, không thích học vì phải nghe lời cô
4) Hội chứng lũy tre làng (separation anxiety disorder)
5) Giảm thiểu trí tuệ (mental retardation)
6) Trầm cảm (depression), có thể do bạn bè bắt nạt chế diễu tại trường

Bé An biểu lộ triệu chứng separation anxiety disorder mà chúng tôi dịch vui là hội chứng lũy tre làng vì không biết cách nào dịch khác hơn, hy vọng không phải là lời đùa quá đáng.

Rối loạn separation anxiety là một chuyện bình thường mà trẻ nào cũng trải qua trong giai đoạn phát triển, và trong một số trường hợp có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành. Trong trường hợp của An, việc bị cúm phải nghỉ học ở nhà gần mẹ đã làm cho rối loạn nặng hơn. Rối loạn này gây ra những sợ hãi hơi vô lý, ví dụ như sợ đi học về thì không có mẹ ở nhà, hay đi học thì lây bệnh cho người khác.

An không bị hoang tưởng, vì em không hề sợ đi học về mẹ sẽ bị bắt cóc mất, hay những chuyện "kinh khủng vô lý" khác. Chuyện đi học về mà mẹ đi có việc, không có ở nhà là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách.

cron