Nguyen,Anh đã viết:Hi Phương,
HN có bài phát âm chính vì HN chưa chịu nói. Vậy cô giáo có đồng ý dậy, hay đang đề nghị ngưng bài phát âm?
Ừ, dạo này nàng vắng bóng. Trường sao rồi?
Khái niệm đốn ngộ và tiệm ngộ trong Thiền học xuất phát từ bộ kinh Lăng Già, khi luận về phép tịnh tâm, gạn lọc hết dòng tưởng niệm. Theo kinh, sự gạn lọc ấy tuỳ chỗ mà gọi tên, khi thì đốn, khi thì tiệm. Tiệm giống như sự chín của trái cây hoặc công việc làm đồ gốm , hoặc một sự điêu luyện nào đó của nghệ thuật cần phải tuần tự tiến dần theo thời gian. Nếu như một tấm gương phản chiếu nhanh tức khắc, bất thình lình, không cần có trước một sự chuẩn bị có ý thức nào, đó là đốn. Sau đó, tư tưởng đốn ngộ triển khai trong Phật giáo Đại thừa mà Trung Quôc là nước phát triển mạnh mẽ nhất.
Phương pháp giác ngộ của Thần Tú thể hiện tập trung trong bài kệ sau :
“Thân là cây bồ đề
Lòng như đài gương sáng
Luôn luôn phải siêng năng lau phủi
Chớ để dính bụi trần”.
(Thân thị bồ đề thụ
Tâm như minhkính đài
Thời gian cần phất thức
Vật sử nhạ trần ai?) (1)
Theo Thần Tú. muốn giác ngộ chân lý đạo người học phải qua nhiều bước, nhờ giáo dục, đọc kinh, nghe giảng... Nghĩa là cần đến phương tiện ngôn ngữ, văn tự. Phương pháp này là giác ngộ dần dần, từ thấp đến cao, từng bước tuần tự (tiệm ngộ).
Huệ Năng lại xiển dương đốn ngộ (giác ngộ ngay lập tức). Quan điểm ấy thể hiện qua bài kệ sau:
“Vốn không có cây bồ đề
Cũng không có đài gương sáng.
Từ xưa đến nay không có một vật gì
Vậy có chỗ nào để dính bụi bẩn”..
(Bồ đề bản vô thụ
Minh kính diệc phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai?) (2).
Huệ Năng cho rằng đạo vốn không có hình danh sắc tướng, từ xưa đến nay nó không phải là một cái gì cụ thể (bản lai vô nhất vật), nên không phải tìm cầu ở bất cứ nơi nào, nhận ra điều đó tức giác ngộ. Phương pháp ngộ đạo của Huệ Năng là đột ngột, tức khắc, bất thình lình. Khi ánh sáng trí tuệ loé lên tức giác ngộ, nên không cần đến ngôn ngữ, văn tự. Xuất phát từ quan điểm ấy, nên đã hình thành hai phương pháp giác ngộ đối lập nhau. Hai khuynh hướng – đại diện cho hai phương pháp đã đấu tranh với nhau nhằm phát huy ảnh hưởng của mình trong dân chúng.
...
Dung hoà giữa đốn ngộ và tiệm ngộ trên con đường giác ngộ và giải thoát không chỉ diễn ra ở thời Lý, mà còn phát triển mạnh mẽ ở thời Trần. Trần Thái Tông – người đặt nền móng tư tưởng cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tin rằng “Bồ Đề giác tính, kẻ kẻ viên thành, bát nhã thiện căn, người người cụ túc”. Và ông cho rằng, con đường trở về với bản tính đó (giác ngộ) có thể thực hiện bằng nhiều cách, tuỳ theo trình độ khác nhau.
...
Phương pháp giác ngộ của Trần Thái Tông, Tuệ Trung cũng là của Thiền tông Việt Nam đều chủ trương dung hoà giữa đốn và tiệm, kết hợp giữa thiền và giáo ... nghĩa là dựa vào căn cơ của từng người, “tuỳ bệnh cho thuốc”.
...
TS Nguyễn Đ. Diện
Nguyen,Anh đã viết:Có một điều cô nha sĩ ấy nói không sai: không nhổ răng sữa làm gì. Nha sĩ chỉ nhổ khi răng mới đã lên mà răng sữa không có dấu hiệu chịu về hưu thôi.
Phương nên tìm truyện tranh (mình hy vọng có) về chủ đề ấy cho HN xem. Nếu không tìm ra, Phương phải... tự sáng tác. Nội dung chỉ đơn giản là có cái răng nó sẽ lung lay, rồi rụng.
Hồi xưa mình có nghe bài hát răng đi tìm tự do của một vị linh mục mà lâu quá quên mất tiêu. Để tìm lại xem.
Sao P quên mất tiêu rồi, mà nghèo nàn kiến thức về lĩnh vực này quá !!!
Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 4 khách.