Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » CN Tháng 2 01, 2015 9:24 pm

Chiều Chủ Nhật cho HN vào Sở Thú chơi, do buổi chiều nên vắng hơn buổi sáng; cô bán vé nhìn HN cứ nhảy tưng tưng nên hỏi :
- Bé bệnh hả chị ?
- Mẹ : Dạ, đúng rồi ah.
- Cô bán vé : chị mua vé người lớn thôi, em bé này được miễn phí.
Mẹ cám ơn cô bán vé, trong lòng rưng rức cảm giác "không biết nên tủi buồn hay được an ủi khi con được thông cảm nơi công cộng".
Rút kinh nghiệm lần trước tránh xa sân khấu ồn ào tiếng loa phóng thanh đang biểu diễn xiếc. Mẹ dắt Nhân vòng qua tay trái, nơi có xe điện đang chờ chở khách đi lòng vòng khuôn viên Sở Thú coi cảnh và thú. HN được đi 1 vòng thích lắm. Sau đó, đưa HN tới trò chơi cá lượn, anh nhân viên trông coi trò chơi bào : "Người lớn phải lên ngồi với bé nhé, không được để bé chơi 1 mình" - Ngồi 1 rồi 2, tới 4 vòng, người lớn chóng mặt còn anh HN thì cứ cười tí ta tí tởn vui vẻ, không chịu đổi trò chơi khác. Chú nhân viên bảo : "thôi vào ngồi với nó đi, tôi vặn cho nó chơi khỏi mua vé làm gì" - Thế là anh nhân viên cho HN chơi miễn phí 1 vòng ngồi 1 mình. Sau đó, có vài bé khác mua vé chơi, thế là anh nhân viên cho HN ngồi chơi ké mà không phải mua thêm vé nữa (HN cũng đã trả phí cho 4 vòng đầu tiên của mình rồi) - mấy vòng sau, HN ngồi 1 mình chơi, không cần mẹ phải ngồi kế bên. Trước khi ra về, mẹ cám ơn anh nhân viên ở đó. Cám ơn anh, cám ơn vì đã cảm thông khó khăn của HN, cám ơn vì lòng tốt đối với 1 đứa trẻ.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 2 01, 2015 10:03 pm

Đời còn rất đẹp bởi những người như vậy P nhỉ .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 2 02, 2015 12:59 am

Dạ, anh Phi. Khi đưa con ra ngoài chơi, gặp được những người thông cảm, trợ giúp ít nhiều như thế, tự nhiên thấy nhẹ bớt đi ưu phiền, lo sợ con làm phiền người khác.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 2 12, 2015 10:37 pm

Anh Phi,
P đã khóc khi đọc Facebook này :
https://www.facebook.com/debra.ramos.5?fref=nf
Không dám coi hết comments, nhưng P hiểu đại khái là 1 trẻ TK sinh sống ở Detroit, Michigan bị bạo hành trong trường học của cháu, nhìn thật khủng khiếp. Minh có giúp gì được cho họ không anh Phi ? Nước Mỹ rộng lớn, luật pháp rõ ràng, nghiêm ngặt và trẻ em là số 1 mà, sao có thể xảy ra thế này. Nhìn gương mặt cháu thất thần, buồn bã với thương tích khủng khiếp như thế, thật không cầm lòng được anh Phi ơi.... thôi thì share đến anh, có ai đó giúp được cháu và gia đình không ?
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi meque » T.Hai Tháng 3 02, 2015 7:18 pm

Chị khỏe không? HN tiến bộ và ngoan chứ chị?

Tết ở nhà cái laptop hư khg online chúc tết chị được, đầu năm đi làm em bị té xe mọi việc phải nhờ chồng gánh.

Lâu rồi không thấy chị cập nhật về HN em cũng trông.

Con gái em thì tết đến giờ biết nói khi muốn ngồi bô rồi. Mẹ đỡ vất vả 1 phần.

Hẹn chị thư sau.
meque
 
Bài viết: 115
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 17, 2014 7:23 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Ba Tháng 3 03, 2015 12:48 am

Chào Tú,
Mẹ con em ăn Tết có vui không ? Con có tiến bộ, mẹ đỡ cực là mừng rồi em, cứ thế mà tiến nhé.
HN dạo này cũng up and down hoài, khi vui, khi không, do hạn chế ngôn ngữ nói nên còn rất nhiều khó khăn em ah.
Có lúc HN cũng cho mẹ vài niềm vui, dù rất nhỏ, cũng giúp mẹ được bớt đi phiền não.
Chị mến chúc em và gia đình may mắn trong năm mới, riêng con thì mau mau tiến bộ như lòng ba mẹ mong đợi nhé !
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi meque » T.Tư Tháng 3 18, 2015 6:04 pm

Đã là lần thứ 4 em trả lời chị mà bị mất khi bấm chấp nhận.

Tết rồi các con vui, khỏe nên ba mẹ cũng vui theo.

Con em cũng up and down và rất chậm. Con càng lớn nỗi buồn, nỗi lo càng tăng chị à.

Chị giữ gìn sức khỏe chị nhé
meque
 
Bài viết: 115
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 17, 2014 7:23 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 3 18, 2015 8:03 pm

Me que,
Mỗi lần viết post xong, em cứ copy sẵn rồi hãy gửi, phòng khi có trục trặc em dán lại rồi gửi, khỏi phải ngồi type lại em nhé.
Cám ơn em, thời gian trôi qua nhanh hơn chúng ta nghĩ, tâm lý sợ "thời gian" nên thấy con cứ lớn dần, ai nuôi con cũng mong con mau lớn, chị em mình thì ngược lại không mong con mau lớn chỉ mong con mau tiến bộ mà thôi.
Nhân gian lắm nỗi ưu phiền, em nhỉ !
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 3 25, 2015 12:39 am

Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 3 25, 2015 1:57 am

Nguồn : https://www.autismspeaks.org/blog/2015/ ... igh-school

Ten Ways to Build Independence from Preschool to High School

This is a post by Autism Response Team Senior Coordinator Emily Mulligan. For resources and information, contact the Autism Response Team at familyservices@autismspeaks.org or by phone at 888-288-4762 (en Espanol 888-772-9050)

On how you can help your child with autism increase their independence at home, at school, and in the community no matter their age. By introducing these skills early and building block by block, you can help your loved one with autism gain the tools that will allow them to be more independent throughout their lives.

Early Childhood and Preschool Age

1. Strengthen Communication
Some individuals with autism may have communication challenges and difficulty learning to use spoken language. If your child struggles with spoken language, a critical step for increasing independence is strengthening their ability to communicate by building skills and providing tools to help express preferences, desires, and feelings. Consider introducing Alternative/Augmentative Communication (AAC) and visual supports. Common types of AAC include picture exchange communication systems (PECS), speech output devices (such as DynaVox, iPad, etc.) and sign language.

For more information on AAC, technology and communication visit Autism Speaks Technology Central and click here to find out how to get an AAC Technology assessment for your child.

2. Introduce a Visual Schedule
Children with autism often do well with pictures and visuals. In particular, visual schedules provide a way to help understand what to expect throughout the day. Using a schedule with your child can help them transition from activity to activity with less prompting, lets your child select certain activities themselves, and choose when to complete them. When you first introduce a schedule, your child may need some cues to follow it. Review each item on the schedule with your child, and then remind them to check their schedule before every transition. Over time, they will be able to complete this task with increasing independence, practice decision making and pursue the activities that interest them.

You can learn more about using visual supports by downloading the ATN/AIR-P Visual Supports and Autism Spectrum Disorder Tool Kit.

3. Work on Self-Care Skills
This is a good age to introduce self-care activities into your child’s routine. Brushing teeth, combing hair, and other activities of daily living (ADLs) are important life skills, and introducing them as early as possible can allow your child to master them down the line. Make sure to include these things on your child’s schedule so they get used to having them as part of the daily routine.

School Age
4. Teach Your Child to Ask for a Break
Make sure your child has a way to request a break – add a “Break” button on their communication device, a picture in their PECS book, etc. Identify an area that is quiet where your child can go when feeling overwhelmed. Alternatively, consider offering headphones or other tools to help regulate sensory input. Although it may seem like a simple thing, knowing how to ask for a break can allow your child to regain control over themselves and their environment.

5. Work on Household Chores
Having your child complete household chores can teach them responsibility, get them involved in family routines and impart useful skills to take with them as they get older. If you think your child may have trouble understanding how to complete a whole chore, you can consider using a task analysis. This is a method that involves breaking down large tasks into smaller steps. Be sure to model the steps yourself or provide prompts if your child has trouble at first! Also, try using My Job Chart: a great tool to help both kids and adults learn to complete tasks and manage time.

Middle School – Beginning of Adolescence
6. Practice Money Skills
Learning how to use money is a very important skill that can help your child become independent when out and about in the community. No matter what abilities your child currently has, there are ways that he or she can begin to learn money skills. At school, consider adding money skills to your child’s IEP and when you are with your child in a store or supermarket, allow them to hand over the money to the cashier. Step by step, you can teach them each part of this process. They can then begin using their skills in many different settings in the community.

7. Teach Community Safety Skills
Safety is a big concern for many families, so here are a few steps you can take to teach community safety. Teach and practice travel training including pedestrian safety, identifying signs and other important safety markers; and becoming familiar with public transportation. The GET Going pocket guide has many useful tips to help individuals with autism navigate public transportation. Consider having your child carry an ID card which can be very helpful to provide their name, a brief explanation of their autism, and a contact person. You can find examples of ID cards and other great safety materials available in our Resource Library.

8. Build Leisure Skills
Being able to engage in independent leisure and recreation is something that will serve your child well throughout their life. Many people with autism have special interests in one or two subjects; it can help to translate those interests into age appropriate recreational activities. Our Resource Guide contains activities that your child can get involved with in your community; including team sports, swim lessons, martial arts, music groups, and more.

For more information about participation in youth and community organizations, see our Leading the Way: Autism-Friendly Youth Organizations guide.

9. Teach Self-Care During Adolescence
Entering adolescence and beginning puberty can bring many changes for a teen with autism, so this is an important time to introduce many hygiene and self-care skills. Getting your teens into the habit of self-care will set them up for success and allow them to become much more independent as they approach adulthood. Visual aids can be really useful to help your teen complete their personal hygiene routine each day. Consider making a checklist of activities to help them keep track of what to do, and post it in the bathroom. This can include items such as showering, washing face, putting on deodorant, and brushing hair. To stay organized, you can put together a hygiene “kit” to keep everything your teen needs in one place.

For additional help with puberty and teens, see these resources:
The section on Health and Puberty from our Transition Tool Kit.
Teen with Autism Needs Help with Hygiene & Appropriate Behavior Part 1
Teen with Autism Gets Help with Hygiene & Appropriate Behavior: Part 2

High School Age
10. Work on Vocational Skills
Starting at age 14, your child should have some vocational skills included on their IEP. No matter what abilities your child currently has, there are a variety of activities they can sample to see which jobs and vocations could be a good fit in the future. Make a list of their strengths, skills, and interests and use them to guide the type of vocational activities that are included as objectives.

This is also a time to start planning for the future. Consider all of the ways up to this point that you have been fostering your child’s independence: communication abilities, self-care, interests and activities, and goals for the future. What programs and supports will your child need after high school? The Community-based Skills Assessment (CSA) can help you answer this question and evaluate your child’s current skills and abilities to create an individualized transition plan.

For additional help, download our Transition Tool Kit here.

Xin tạm dịch như sau (anh/chị/em có thấy sai sót xin giúp sửa dùm, cám ơn ah !)

Mười cách để xây dựng tính độc lập cho trẻ từ tuổi mầm non đến trung học

Đây là một bài viết bởi Điều phối viên cao cấp Emily Mulligan của nhóm Autism Response.
Theo nguồn và thông tin, vui lòng liên lạc với nhóm Autism Response tại familyservices@autismspeaks.org hoặc qua điện thoại số: 888-288-4762 (en Espanol 888-772-9050)
Về cách bạn có thể giúp trẻ tự kỷ tăng tính độc lập của trẻ ở nhà, ở trường và trong cộng đồng không bị giới hạn về độ tuổi của trẻ. Bằng việc giới thiệu những kỹ năng sớm và xây dựng khối theo khối, bạn có thể giúp đỡ đứa con yêu của bạn có tự kỷ được các lợi ích mà sẽ cho phép trẻ có tính độc lập hơn trong suốt cuộc đời của trẻ.

Tuổi trẻ thơ và mầm non

1. Tăng cường truyền thông:
Một số cá nhân tự kỷ có thể có những thách thức trong giao tiếp và khó khăn học sử dụng ngôn ngữ nói. Nếu con của bạn đang đấu tranh với ngôn ngữ nói, một bước then chốt cho tăng tính độc lập là tăng cường khả năng giao tiếp bằng việc xây dựng khả năng và cung cấp công cụ nhằm giúp đỡ bày tỏ sở thích, ước muốn và cảm xúc của trẻ. Hãy xem giới thiệu về giao tiếp chọn lựa / tăng dần (AAC) và các hỗ trợ thị giác. Loại phổ biến của AAC bao gồm trao đổi giao tiếp bằng hình ảnh (PECS), các thiết bị phát âm (như DynaVox, iPad, v…v…) và ngôn ngữ ký hiệu.

Để biết thêm thông tin về AAC, công nghệ và truyền thông xin đến trung tâm Autism Speaks và bấm vào đây để tìm hiểu làm thế nào để có được bài thẩm định bằng phương pháp AAC cho con của bạn.

2. Giới thiệu thời khóa biểu hình ảnh:
Trẻ em có rối loạn tự kỷ thường đáp ứng tốt với hình ảnh và những gì trẻ nhìn thấy. Đặc biệt, thời khóa biểu hình ảnh cho ra cách giúp trẻ hiểu được những gì có thể xảy ra trong ngày. Sử dụng thời khóa biểu có thể giúp trẻ chuyển từ hoạt động này đến hoạt động khác mà không phải nhắc nhiều, hãy cho con bạn tự chọn một vài hoạt động nào đó và chọn để làm hoàn thành hoạt động đó. Khi bạn giới thiệu cho trẻ thời khóa biểu lần đầu tiên, con bạn có thể cần một số gợi ý để làm theo. Cùng xem lại từng hình ảnh trên thời khóa biểu với con bạn và nhắc nhở trẻ kiểm tra lại thời khóa biểu trước từng bước chuyển đổi hoạt động. Lâu dần, trẻ sẽ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình cùng với tính độc lập ngày càng tăng, thực hành trong thực tế và theo đuổi các hoạt động khiến cho trẻ cảm thấy thích thú.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng hỗ trợ trực quan bằng cách tải về các ATN / AIR-P trực quan Hỗ trợ và Autism Spectrum Disorder Tool Kit.

3. Làm việc về các kỹ năng tự chăm sóc:
Đây là độ tuổi tốt để giới thiệu các hoạt động tự chăm sóc để tạo cho trẻ thói quen. Đánh răng, chải tóc, và các hoạt động khác của cuộc sống hàng ngày (ADLs) là những kỹ năng sống quan trọng, và giới thiệu cho trẻ càng sớm càng tốt có thể cho phép con của bạn rành rẽ các kỹ năng. Hãy bảo đảm rằng các hoat động này nằm trong thời khóa biểu của con bạn để trẻ quen dần và xem như là 1 phần của thói quen hàng ngày.

Tuổi học đường

4. Dạy trẻ của bạn yêu cầu nghỉ ngơi :
Hãy chắc chắn rằng con bạn có một cách để yêu cầu được nghỉ ngơi - thêm một nút "Nghỉ" trong các hình dùng cho giao tiếp, một hình ảnh trong cuốn hình PECS của trẻ, v…v… Đinh ra 1 khu vực yên tĩnh để trẻ có thể đến đó khi trẻ cảm thấy quá tãi. Ngoài ra, có thể cho trẻ sử dụng tai nghe hay 1 dụng cụ khác nhằm giúp trẻ điều hòa thính giác. Mặc dù nghe có vẽ đơn giản, nhưng biết cách yêu cầu nghỉ ngơi có thể cho phép con của bạn có thể tự kiểm soát bản thân mình trở lại và môi trường của trẻ.

5. Làm việc vặt trong nhà:
Yêu cầu con làm việc vặt trong nhà có thể dạy cho trẻ trách nhiệm, cho trẻ tham gia vào lề lối gia đình và truyền đạt kỹ năng hữu ích cần cho trẻ khi lớn lên. Nếu bạn nghĩ rằng con của bạn có thể có khó khăn để hiểu làm thế nào hoàn tất được việc vặt, thì bạn có thể xem xét đến sử dụng cách phân tích công việc. Đây là một phương pháp chia nhỏ các mục tiêu thực hiện thành các bước nhỏ hơn. Bạn hãy làm mẫu trước các bước và làm cho con học theo ngay khi trẻ có khó khăn đầu tiên ! Cũng thử sử dụng Bảng công việc của tôi: một công cụ tuyệt vời để giúp cả trẻ em và người lớn học hoàn thiện các mục tiêu và quản lý thời gian.

Trung học – Tuổi vị thành niên

6. Thực hành kỹ năng sử dụng tiền tệ :
Học cách sử dụng tiền bạc là một kỹ năng rất quan trọng có thể giúp con bạn trở nên độc lập khi ra ngoài và trong cộng đồng. Vẫn có nhiều cách để các trẻ có thể bắt đầu học kỹ năng sử dụng tiền bạc mà không ảnh hưởng gì cho dù trẻ đang có các khả năng khác. Xem xét thêm vào kỹ năng sử dụng tiền bạc ở trường của con (mình không hiểu IEP là gì nên chỉ dịch thoáng) của con bạn và khi bạn cùng con đến cửa hang hay hoặc siêu thị, hãy cho phép con trả tiền cho nhân viên thu ngân. Bạn có thể dạy con từng phần, từng bước một trong tiến trình này. Sau đó, trẻ có thể bắt đầu sử dụng các kỹ năng của mình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cộng đồng.

7. Dạy kỹ năng an toàn cộng đồng:
An toàn là một mối quan tâm lớn đối với nhiều gia đình, vì vậy đây là một vài bước bạn có thể dùng dạy an toàn cộng đồng. Dạy và đào tạo thực hành du lịch bao gồm an toàn cho người đi bộ, nhận dạng các bảng hiệu đi đường và dấu hiệu an toàn quan trọng khác; và trở nên quen thuộc với giao thông công cộng. Hãy cân nhắc đến việc cho con của bạn mang theo trong người thẻ ID là cái có thể rất hữu ích để cung cấp tên, một vài giải thích ngắn về tình trạng rối loạn tự kỷ của con và thông tin liên lạc với gia đình. Bạn có thể tìm thấy ví dụ về thẻ ID và tài liệu về an toàn tuyệt vời khác có sẵn trong thư viện nguồn của chúng tôi.

8. Xây dựng Kỹ Năng Giải trí
Để có thể tham gia vào vui chơi giải trí độc lập là một điều sẽ giúp cho con bạn tốt trong suốt cuộc đời của trẻ. Nhiều người có chứng tự kỷ có 1 vài thích thú đặc biệt trong một hoặc hai đề tài nào đó; Có những thích thú tùy thuộc vào độ tuổi tương đương với những hoạt động vui chơi. Tài liệu hướng dẫn của chúng tôi bao gồm các hoạt động mà con bạn có thể tham gia trong cộng đồng; bao gồm các đội thể thao, các bài học bơi lội, võ thuật, nhóm nhạc, và nhiều hơn nữa.

Để biết thêm thông tin về việc tham gia các tổ chức thanh niên và cộng đồng, vui lòng tham khảo Leading the Way: Autism-Friendly Youth Organizations guide.

9. Dạy kỹ năng tự chăm sóc trong tuổi thiếu niên :
Bước vào tuổi vị thành niên và bắt đầu tuổi dậy thì có thể có nhiều thay đổi cho một thiếu niên có chứng tự kỷ, vì vậy đây là thời điểm quan trọng để giới thiệu nhiều kỹ năng vệ sinh và tự chăm sóc. Hướng dẫn cho thiếu niên của bạn có các thói quen tự chăm sóc sẽ giúp chúng có được thành công và giúp trẻ trở nên độc lập hơn khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Phương pháp nghe nhìn theo hình mẫu thực sự hữu ích cho thiếu niên làm được vệ sinh cá nhân hằng ngày. Làm một bảng liệt kê ra các hoạt động để giúp thiếu niên theo dõi cần làm những gì và hãy để bảng liệt kê đó trong phòng tắm. Bảng này liệt kê bao gồm các hạng mục như tắm, rửa mặt, sử dụng lăn khử mùi, và chải tóc. Bạn hãy để cùng với bảng liệt kê một bộ đồ dùng vệ sinh mà con bạn cần sử dụng ở cùng một nơi để cháu thực hiện ngăn nắp.

Có thể xem them từ các nguồn sau đây để giúp cho trẻ thiếu niên ở tuổi dậy thì :
Phần về sức khỏe và tuổi dậy thì từ Tool Kit Transition.
Thiếu niên có rối loạn tự kỷ với nhu cầu vệ sinh & các ứng xử tương đương Part 1
Thiếu niên có rối loạn tự kỷ được trợ giúp tự vệ sinh & các ứng xử tương đương: Phần 2

Tuổi Trung Học :

10. Kỹ năng hướng nghiệp:
Bắt đầu từ lúc 14 tuổi, con bạn cần phải có một số kỹ năng nghề nghiệp bao gồm IEP. Cho dù con bạn đang có những kỹ năng nào đi nữa, thì vẫn cần có một loạt các hoạt động khác nhau mà họ có thể làm thử để xem công việc nào và nghề nghiệp nào là tốt và phù hợp cho tương lai. Hãy lập một danh sách các điểm mạnh, kỹ năng mối quan tâm và sử dụng bảng danh sách này để hướng dẫn các loại hình hoạt động dạy nghề được bao gồm như là mục tiêu.

Đây cũng là thời điểm để bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy xem xét tất cả các cách có thể đạt được mục tiêu này mà bạn đang khuyến khích con mình có được tính độc lập: khả năng giao tiếp, tự chăm sóc, vui chơi và các hoạt động, và mục tiêu cho tương lai. Những chương trình và hỗ trợ nào con bạn sẽ cần sau trung học? Kỹ năng đánh giá dựa vào cộng đồng (CSA) có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này và đánh giá các kỹ năng và khả năng hiện tại của con bạn để thiết lập một kế hoạch chuyển tiếp cá nhân.

Để được trợ giúp thêm, tải Kit Tool chuyển của chúng tôi ở đây.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách.

cron