Có Nên Ép Người Tự Kỷ Phải Mắt Nhìn Mắt Không?
Tác giả: Rozella Stewart
Trích: http://www.iidc.indiana.edu/irca/Sensor ... ntact.html, 02.11.09
Dịch: Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh, Ngôn Ngữ Trị Liệu, concuame.com
Khi nào và ở đâu những học sinh trong phổ tự kỷ nên được đòi hỏi phải mắt nhìn mắt là một vấn đề nhiều tranh cãi. Chúng ta có thể bối rối về vấn nạn này khi làm việc với những học sinh khác nhau - thường là rất khác nhau – trong phổ tự kỷ.
Một số người tự kỷ chủ động tránh nhìn mắt và có vẻ lẫn lộn hay lo âu khi phải nhìn. Một số người khác có vẻ mắt nhìn mắt khá sớm nhưng sau đó cho biết họ thực sự là nhìn vào vật gì đó đang làm họ thích thú (như hình ảnh của họ phản chiếu trên kính đeo mắt của người đối diện). Khi được nhắc “nhìn tôi này,” một số người nhìn theo kiểu làm cho người bị nhìn thấy như bị săm soi hơn là nhìn để chuyện trò. Một số dần dà học cách nhìn mắt và cách đọc ý nghĩa đơn giản mà họ phải hiểu qua kinh nghiệm với những gì xảy ra cho họ khi ánh mắt ai đó có ý nghĩa nhất định.
Những bà mẹ thường báo cáo rằng thành viên tự kỷ trong nhà nhìn mắt mẹ và, vì đã có kinh nghiệm với một số lối nhìn nhất định, đoán trước điều sắp xảy ra. Một số bà mẹ cho biết qua những giao tế như thế họ trao đổi những thong điệp tình cảm xã hội có ý nghĩa và hỗ tương. Có những người tự kỷ dần dần học để nghĩ về những mong đợi xã hội chung quanh kỹ năng nhìn mắt và cố gắng để sử dụng kỹ năng ấy thường xuyên. Nhiều người có vẻ thông thạo hơn với kỹ năng nhìn mắt như mà sự thoải mái và trình độ trong những tình thế xã hội tăng lên. Có người cho biết khả năng mắt nhìn mắt của họ dựa vào khung cảnh. Thí dụ, khi một cá nhân đang thoải mái và thấy mình có trình độ, người ấy có thể chịu đựng những trao đổi ánh mắt như thế. Khi ở vào những tình huống phức tạp, mù mờ, quá tải và âu lo, cũng một người đó có thể công khai tránh nhìn mắt. Có người vẫn mắt nhìn mắt từ khi còn nhỏ; rất khó để xác định độ ít nhiều mà những cá nhân này có thể đọc ra những thông điệp xã hội tế nhị thường được gửi qua ánh mắt. Nhiều người ngày càng có vẻ trở nên thoải mái hơn với giao tế mắt, cũng như khá hơn khi đọc một số thông điệp này. Một số ít người lại cho biết rằng giao tế mắt chưa bao giờ là cách hữu dụng để họ nhận hay gửi cho nhau những thông điệp mà cả người gửi lẫn người nhận đều hiểu.
Số ít người khác thấy tự tin về khả năng đọc những thông điệp gửi trong ánh mắt của nhiều người khác nhau trong cuộc sống của họ.
Để xác định chúng ta đang ở đâu giữa cuộc tranh cãi còn tiếp diễn này, có lẽ cũng có lý nếu xem lại mục đích của chúng ta là gì khi mong đợi hay “đòi hỏi” giao tế mắt. Khi đã xác định mục đích, chúng ta cần cân nhắc xem những mục đích ấy có phục vụ tốt nhất các kỹ thuật mà chúng ta đang sử dụng không.
Các nhà giáo dục đã được huấn luyện rằng việc gợi được chú ý của học sinh [chú thích từ người dịch: từ individuals được tạm dịch là học sinh để bản dịch rõ ý hơn] trước khi giảng dậy và hướng chú ý ấy về những công tác là yếu tố chủ yếu khi lối hành xử của các em cho thấy mức chú ý của các em đang giảm đi. Để đạt mục tiêu này, giáo viên thường nỗ lực lần đầu để gợi chú ý bằng cách nhắc “nhìn tôi đây.” Giáo viên cũng thường giả sử rằng họ có sự chú ý của học sinh khi họ “nhận được mắt nhìn” của học sinh, và rằng những học sinh không làm thế thì không thể đang chú ý. Vì thế, khi học sinh có tự kỷ có vẻ tránh nhìn mắt giáo viên và những ai các em đang giao tiếp, kỹ thuật được chọn cách tự nhiên nhất và thường được theo đuổi cách kiên trì nhất là lời nhắc “hãy nhìn tôi.” Nếu một học sinh trong phổ tự kỷ thất bại để đáp ứng [lời nhắc ấy] trong thời gian hợp lý, lời nhắc ấy sẽ được lập lại mạnh hơn. Nếu em học sinh vẫn không nhìn giáo viên như được yêu cầu, những diễn giải sai lầm về lý do vì sao em không “cộng tác” có thể đổ thêm dầu vào ngọn lửa của cuộc tranh giành quyền lực vô ích, cuộc tranh giành quyền lực chỉ làm phẫn nộ thêm những ai đang liên đới và sau đó cản trở khả năng đáp ứng của học sinh có tự kỷ. Việc đòi hỏi mắt nhìn mắt có phải một phương thức khôn ngoan để được chú ý hay không tùy thuộc vào cả em học sinh tự kỷ lẫn tình thế chung quanh lời nhắc [của giáo viên].
Đôi khi việc mời một học sinh “giữ mắt nhìn mắt” trở thành ưu tiên cao trong đề mục của huấn luyện “cộng tác và làm theo yêu cầu.” Những chương trình giáo huấn được cá nhân hóa thường có những mục tiêu như “sẽ mắt nhìn mắt khi được yêu cầu 80% thời gian.” Một số mục tiêu có vẻ được viết trong giả sử rằng học sinh trong phổ tự kỷ có đủ tầm hiểu biết về ước lệ của xã hội để có thể định giá thường xuyên xem nơi nào, khi nào và với ai thì mắt nhìn mắt là thích hợp và đúng mong đợi và/hay rằng các em luôn luôn có thể khởi đầu cách hỗ tương cũng như duy trì theo chọn lựa của mình những lần mắt nhìn mắt trong các tình thế xã hội.Thí dụ, hãy xét về một mục tiêu được đề ra, “sẽ tăng độ mắt nhìn mắt khi hiện diện trong các tình thế xã hội với bạn bè. Học sinh sẽ giữ mắt nhìn mắt x lần trong mỗi 10 phút khi tham gia những sinh hoạt chung.” Các vị viết và theo đuổi những mục tiêu như thế có thể cũng ngây thơ trong hiểu biết về giao tiếp với các học sinh có tự kỷ y như những học sinh tự kỷ đang ngây thơ trong hiểu biết và cách vận dụng những ước lệ xã hội. Chúng ta cần phải tái xét những giả sử làm nền cho các kỹ thuật hướng dẫn, để định rõ mục đích mà chúng ta hy vọng đạt đến, và để ,một cách không thiên vị, thẩm định xem kết quả chúng ta mong đợi có khả dĩ không. Trong khi nỗ lực tối đa hóa những hành xử để thích ứng nơi những học sinh trong phổ tự kỷ, chúng ta cũng phải thích ứng khi những đáp ứng đựơc quan sát thấy chỉ ra rõ ràng rằng các mục đích của chúng ta đang không được đạt đến.
Rất đông những người tự kỷ “có khả năng cao” đã mô tả những khó khăn với kỹ năng mắt nhìn mắt. Một trong những giải thích ngộ nghĩnh đã được chia xẻ trong bữa ăn trưa với một người đàn ông thông minh, có học, 45 tuổi mang hội chứng Asperger. Với kết hợp của lối nói giễu cợt, chút hài hước và kêu gọi được thông cảm, ông nói đến khó khăn của ông khi thực hiện mắt nhìn mắt, nhưng trực tiếp hơn, khó khăn với sự mong đợi rằng ông “đọc” và đáp ứng với những thông điệp tình cảm xã hội tế nhị gửi qua ánh mắt. Kết luận, ông nói, “Nếu bạn nhất định là tôi phải nhìn mắt bạn, khi tôi nhìn xong tôi có thể nói cho bạn nghe đồng tử của bạn đã thay đổi bao nhiêu mili mét vào lúc tôi nhìn mắt bạn.”
Nhiều học sinh có tự kỷ diễn tả những khó khăn tương tự, nếu không phải trong những phương thế mang tính phân tích. Một số chia xẻ bộc trực nỗi bực tức với những ai cứ ép họ phải mắt nhìn mắt khi mà chính những người [đòi hỏi] này lại biểu lộ nỗi ngây ngô liên quan đến các bất thường về giác quan, vận động, xã hội và tình cảm đang ảnh hưởng khả năng định hướng và hiểu môi trường cũng như những mong đợi [dành cho mình]. Những cá nhân trong phổ tự kỷ có khó khăn đọc những dấu chỉ xã hội rõ ràng nhất. Họ gặp những khó khăn đặc biệt với việc đọc những cử điệu, kể cả những thông điệp gửi qua ánh mắt. Thêm vào khó khăn chú ý và diễn giải thông tin ẩn chứa trong khung cảnh ấy, một số có khó khăn lớn khi phải chú ý và phối hợp hai nguồn giác quan cùng lúc. Thí dụ, các giáo viên thông minh thường thấy rằng học sinh có tự kỷ của mình “thường nhìn ra cửa sổ, và có vẻ chẳng chú ý gì, nhưng lại có thể báo lại với tôi tất cả những gì tôi đã nói.” Có vẻ như học sinh được mô tả có khó khăn với phối hợp nghe và nhìn, và có thể, với nhận và thẩm định thông tin đến từ nhiều kênh giác quan. Hay… em biết đâu có thể phối hợp nhìn/nghe trong nhiều tình thế nhưng lại không thể trong những tình thế khác. Những nhà giáo dục tương đối không quen lắm với tự kỷ thường bối rối một cách có thể thông cảm được vì những bằng chứng không thống nhất trong mẫu đáp ứng của một cá nhân [có tự kỷ]. có vẻ như người ta tự nhiên mà nghiêng về chuẩn xác rằng, “nếu em này có thể làm điều này trong tình thế này, tôi biết em có thể làm điều ấy trong những tình thế khác…”
Thực ra, phong cách học tập của những học sinh trong phổ tự kỷ, cũng như các học sinh khác, vô cùng khác biệt tùy vào bài vở. Chúng ta, những người trưởng thành, thường coi là những bài vở không tương tự như là chúng tương tự hay ngay cả giống nhau. Khi quá trình học tập (thay đổi trong cá nhân) diễn ra, những bài vở cho sau, dù có vẻ tương tự, lại chẳng bao giờ giống nhau. Quá trình học được thiết lập trên những gì đã học và mỗi thử thách thành công xảy ra trong phạm vi của thay đổi – như đã từng diễn ra. Mỗi bài vở sau được đồng hóa trong phạm vi của tầm độ thoải mái, giá trị, thái độ, và/hoặc khả năng hành vi bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm trong quá khứ. Mỗi bài vởi mới, dù có vẻ tương tự với chúng ta, lại được nhận thức như thử thách mới với học sinh có tự kỷ. Có nhiều lý do vì sao chúng ta đơn giản không thể giả sử rằng vì một cá nhân trong phổ tự kỷ đã làm điều gì đó một tháng trước, một tuần trước, hay ngay hôm qua, sẽ có thể làm như thế hôm nay. “Bước nhảy của niềm tin” này, đối nghịch với những nỗ lực để hiểu hơn những khó khăn có thể có mà người [có tự kỷ] đối diện, thường biểu trưng thái độ [của chúng ta] về khả năng của người [tự kỷ] nhằm thực hiện mắt nhìn mắt một cách tự ý hay “theo yêu cầu.”
Việc tìm hiểu xem những người tự kỷ đón nhận, lưu giữ, phối hợp, dự tính và thực hiện những đáp ứng trong hành vi, cũng như điều gì có thể tước đi khỏi quá trình này, và cách họ nhận thức những hành động của người khác, là việc liên quan đến cả nghệ thuật lẫn khoa học. Nếu chúng ta may mắn, (và, hy vọng là, những người có kỹ năng làm cho việc học tập dễ dàng hơn cũng may mắn), các nỗ lực giảng dậy ảnh hưởng trên hành vi nếu có thể điều chỉnh cho những bài vở liên đới và mong đợi dễ dàng hơn so với lần ra bài hay mong đợi đầu tiên. Hãy nghĩ đến một học sinh nhìn ra cửa sổ với vẻ chia trí rõ rang (nếu không phải là đang “bắt dê của thiên hạ”) nhưng sau đó lại biểu tỏ cho thấy em biết những điều chính yếu về những gì đang xảy ra và thực sự đã ghi nhớ được lời giảng. Có nét nhanh nhẹn và quen thuộc với thong tin âm thanh mà em đã có và đang thành công với nỗ lực lớn lao, em có thể (hoặc không) giữ giao tiếp mắt trong tình thế ấy trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, chuyện em có với được điều gì ý nghĩa trong lúc giao tiếp ấy hay không là câu hỏi hơn cả một vấn nạn biểu trưng. Chúng ta không biết em thấy gì; chúng ta có lẽ nên đặt nghi vấn rằng những thông điệp mà em đọc thấy, nếu có đọc thấy bất kỳ thông điệp nào, có thể rất khác biệt với những gì chúng ta nghĩ là mình gửi đi.
Jean-Paul Bovee là người thanh niên 30 tuổi có “khả năng cao” được chẩn đoán có tự kỷ khi lên 3 tuổi rưỡi. Anh đã từng mô tả về khó khăn của mình với việc giao tiếp mắt trong những ngôn từ đã vang lại nơi nhiều cá nhân khác có cùng rối loạn:
“Mắt nhìn mắt là điều mà tôi luôn luôn gặp khó khăn. Nó không đến một cách tự nhiên với tôi và tôi không thấy sự cần thiết phải giữ mắt nhìn mắt trong mọi thời điểm, đặc biệt với những ai tôi không quen. Mọi áp lực để làm điều đó khiến tôi càng âu lo, cứng nhắc và sợ hãi. Thực hiện điều đó cũng có nghĩa là tôi có thể đọc thông điệp từ mắt người khác. Đừng tin như thế nhé! Tôi có thể nhìn vào mắt người ta và không thể hiểu người ta đang muốn nói gì với mình…
… khi còn nhỏ, khả năng nhìn mắt của tôi còn tệ hơn bây giờ nhiều. Những ai không có tự kỷ có thể không hiểu vì sao tôi lại chẳng nhìn mắt họ… chỉ vì tôi không nhìn mắt bạn không có nghĩa là tôi không nghe bạn hay không chú ý đến bạn. Tôi có thể tập trung chú tâm hơn nếu cùng lúc ấy tôi không phải nhìn mắt ai. Tôi nói với người ta, “Bạn có một chọn lựa. Bạn muốn một cuộc chuyện trò hay bạn muốn mắt nhìn mắt? Bạn sẽ không có cả hai trừ khi tôi thoải mái với bạn và không phải chú tâm quá sức về vụ mắt nhìn mắt.”
Khi thiết kế những kỹ thuật nhắm vào sự tập trung và gìn giữ sự tập trung này đối với những ai trong phổ tự kỷ, chúng ta cần xét đến những phương cách cá nhân mà họ nhận và thẩm định thông tin. Chúng ta cần nhận ra những mong đợi có tính ước lệ của xã hội thực ra có thể làm trở ngại quá trình học tập đối với một số cá nhân. Hướng dẫn họ tập trung và tham gia vào bài vở nào lien quan đến những sinh hoạt sử dụng tay trực tiếp thường có hiệu quả hơn là cố gắng gợi chú ý qua giao tiếp mắt và rồi mong đợi rằng họ có thể mau chóng đưa chú ý sang những kích thích của bài vở. Khi nào, ở đâu, và với ai, hay có nên ép đặt giao tiếp mắt đối với những ai trong phổ tự kỷ vẫn là đề tài đầy tranh cãi. Nhưng… sự cần thiết phải xác định lại những mục đích chúng ta ước muốn đạt đến thông qua bài giảng dậy và mong đợi của chúng ta, và để thẩm định xem (thong qua phản đáp của người có phổ tự kỷ) những mục đích này có rõ ràng không. Mắt nhìn mắt là hình thức giao tiếp mang tính xã giao, gần như thân tình. Khi nào, ở đâu và vì sao phải ép đặt họ phải tham gia trong quá trình trao đổi [mắt] ấy là câu hỏi, nếu phải trả lời khôn ngoan, đòi hỏi một cuộc điều nghiên luôn tiếp diễn, sự thong hiểu, và nét uyển chuyển nơi những người giao tiếp với những ai trải qua thử thách tương tự với phổ tự kỷ.
Nguồn:
Bovee, J.P. (1999). My experiences with autism and how it related to "Theory of Mind" - Part 1. Advocate, 32(5), 18-19.
Stuart, R. (2000). Should we insist on eye contact with people who have autism spectrum disorders. The Reporter, 5(3), 7-12.
ConCủaMẹ.com