Những bài viết/dịch của chuyên gia Tường Anh

Có Nên Ép Người Tự Kỷ Phải Mắt Nhìn Mắt Không?

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 04, 2009 2:11 pm

Có Nên Ép Người Tự Kỷ Phải Mắt Nhìn Mắt Không?

Tác giả: Rozella Stewart
Trích: http://www.iidc.indiana.edu/irca/Sensor ... ntact.html, 02.11.09
Dịch: Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh, Ngôn Ngữ Trị Liệu, concuame.com


Khi nào và ở đâu những học sinh trong phổ tự kỷ nên được đòi hỏi phải mắt nhìn mắt là một vấn đề nhiều tranh cãi. Chúng ta có thể bối rối về vấn nạn này khi làm việc với những học sinh khác nhau - thường là rất khác nhau – trong phổ tự kỷ.

Một số người tự kỷ chủ động tránh nhìn mắt và có vẻ lẫn lộn hay lo âu khi phải nhìn. Một số người khác có vẻ mắt nhìn mắt khá sớm nhưng sau đó cho biết họ thực sự là nhìn vào vật gì đó đang làm họ thích thú (như hình ảnh của họ phản chiếu trên kính đeo mắt của người đối diện). Khi được nhắc “nhìn tôi này,” một số người nhìn theo kiểu làm cho người bị nhìn thấy như bị săm soi hơn là nhìn để chuyện trò. Một số dần dà học cách nhìn mắt và cách đọc ý nghĩa đơn giản mà họ phải hiểu qua kinh nghiệm với những gì xảy ra cho họ khi ánh mắt ai đó có ý nghĩa nhất định.

Những bà mẹ thường báo cáo rằng thành viên tự kỷ trong nhà nhìn mắt mẹ và, vì đã có kinh nghiệm với một số lối nhìn nhất định, đoán trước điều sắp xảy ra. Một số bà mẹ cho biết qua những giao tế như thế họ trao đổi những thong điệp tình cảm xã hội có ý nghĩa và hỗ tương. Có những người tự kỷ dần dần học để nghĩ về những mong đợi xã hội chung quanh kỹ năng nhìn mắt và cố gắng để sử dụng kỹ năng ấy thường xuyên. Nhiều người có vẻ thông thạo hơn với kỹ năng nhìn mắt như mà sự thoải mái và trình độ trong những tình thế xã hội tăng lên. Có người cho biết khả năng mắt nhìn mắt của họ dựa vào khung cảnh. Thí dụ, khi một cá nhân đang thoải mái và thấy mình có trình độ, người ấy có thể chịu đựng những trao đổi ánh mắt như thế. Khi ở vào những tình huống phức tạp, mù mờ, quá tải và âu lo, cũng một người đó có thể công khai tránh nhìn mắt. Có người vẫn mắt nhìn mắt từ khi còn nhỏ; rất khó để xác định độ ít nhiều mà những cá nhân này có thể đọc ra những thông điệp xã hội tế nhị thường được gửi qua ánh mắt. Nhiều người ngày càng có vẻ trở nên thoải mái hơn với giao tế mắt, cũng như khá hơn khi đọc một số thông điệp này. Một số ít người lại cho biết rằng giao tế mắt chưa bao giờ là cách hữu dụng để họ nhận hay gửi cho nhau những thông điệp mà cả người gửi lẫn người nhận đều hiểu.
Số ít người khác thấy tự tin về khả năng đọc những thông điệp gửi trong ánh mắt của nhiều người khác nhau trong cuộc sống của họ.

Để xác định chúng ta đang ở đâu giữa cuộc tranh cãi còn tiếp diễn này, có lẽ cũng có lý nếu xem lại mục đích của chúng ta là gì khi mong đợi hay “đòi hỏi” giao tế mắt. Khi đã xác định mục đích, chúng ta cần cân nhắc xem những mục đích ấy có phục vụ tốt nhất các kỹ thuật mà chúng ta đang sử dụng không.

Các nhà giáo dục đã được huấn luyện rằng việc gợi được chú ý của học sinh [chú thích từ người dịch: từ individuals được tạm dịch là học sinh để bản dịch rõ ý hơn] trước khi giảng dậy và hướng chú ý ấy về những công tác là yếu tố chủ yếu khi lối hành xử của các em cho thấy mức chú ý của các em đang giảm đi. Để đạt mục tiêu này, giáo viên thường nỗ lực lần đầu để gợi chú ý bằng cách nhắc “nhìn tôi đây.” Giáo viên cũng thường giả sử rằng họ có sự chú ý của học sinh khi họ “nhận được mắt nhìn” của học sinh, và rằng những học sinh không làm thế thì không thể đang chú ý. Vì thế, khi học sinh có tự kỷ có vẻ tránh nhìn mắt giáo viên và những ai các em đang giao tiếp, kỹ thuật được chọn cách tự nhiên nhất và thường được theo đuổi cách kiên trì nhất là lời nhắc “hãy nhìn tôi.” Nếu một học sinh trong phổ tự kỷ thất bại để đáp ứng [lời nhắc ấy] trong thời gian hợp lý, lời nhắc ấy sẽ được lập lại mạnh hơn. Nếu em học sinh vẫn không nhìn giáo viên như được yêu cầu, những diễn giải sai lầm về lý do vì sao em không “cộng tác” có thể đổ thêm dầu vào ngọn lửa của cuộc tranh giành quyền lực vô ích, cuộc tranh giành quyền lực chỉ làm phẫn nộ thêm những ai đang liên đới và sau đó cản trở khả năng đáp ứng của học sinh có tự kỷ. Việc đòi hỏi mắt nhìn mắt có phải một phương thức khôn ngoan để được chú ý hay không tùy thuộc vào cả em học sinh tự kỷ lẫn tình thế chung quanh lời nhắc [của giáo viên].

Đôi khi việc mời một học sinh “giữ mắt nhìn mắt” trở thành ưu tiên cao trong đề mục của huấn luyện “cộng tác và làm theo yêu cầu.” Những chương trình giáo huấn được cá nhân hóa thường có những mục tiêu như “sẽ mắt nhìn mắt khi được yêu cầu 80% thời gian.” Một số mục tiêu có vẻ được viết trong giả sử rằng học sinh trong phổ tự kỷ có đủ tầm hiểu biết về ước lệ của xã hội để có thể định giá thường xuyên xem nơi nào, khi nào và với ai thì mắt nhìn mắt là thích hợp và đúng mong đợi và/hay rằng các em luôn luôn có thể khởi đầu cách hỗ tương cũng như duy trì theo chọn lựa của mình những lần mắt nhìn mắt trong các tình thế xã hội.Thí dụ, hãy xét về một mục tiêu được đề ra, “sẽ tăng độ mắt nhìn mắt khi hiện diện trong các tình thế xã hội với bạn bè. Học sinh sẽ giữ mắt nhìn mắt x lần trong mỗi 10 phút khi tham gia những sinh hoạt chung.” Các vị viết và theo đuổi những mục tiêu như thế có thể cũng ngây thơ trong hiểu biết về giao tiếp với các học sinh có tự kỷ y như những học sinh tự kỷ đang ngây thơ trong hiểu biết và cách vận dụng những ước lệ xã hội. Chúng ta cần phải tái xét những giả sử làm nền cho các kỹ thuật hướng dẫn, để định rõ mục đích mà chúng ta hy vọng đạt đến, và để ,một cách không thiên vị, thẩm định xem kết quả chúng ta mong đợi có khả dĩ không. Trong khi nỗ lực tối đa hóa những hành xử để thích ứng nơi những học sinh trong phổ tự kỷ, chúng ta cũng phải thích ứng khi những đáp ứng đựơc quan sát thấy chỉ ra rõ ràng rằng các mục đích của chúng ta đang không được đạt đến.

Rất đông những người tự kỷ “có khả năng cao” đã mô tả những khó khăn với kỹ năng mắt nhìn mắt. Một trong những giải thích ngộ nghĩnh đã được chia xẻ trong bữa ăn trưa với một người đàn ông thông minh, có học, 45 tuổi mang hội chứng Asperger. Với kết hợp của lối nói giễu cợt, chút hài hước và kêu gọi được thông cảm, ông nói đến khó khăn của ông khi thực hiện mắt nhìn mắt, nhưng trực tiếp hơn, khó khăn với sự mong đợi rằng ông “đọc” và đáp ứng với những thông điệp tình cảm xã hội tế nhị gửi qua ánh mắt. Kết luận, ông nói, “Nếu bạn nhất định là tôi phải nhìn mắt bạn, khi tôi nhìn xong tôi có thể nói cho bạn nghe đồng tử của bạn đã thay đổi bao nhiêu mili mét vào lúc tôi nhìn mắt bạn.”

Nhiều học sinh có tự kỷ diễn tả những khó khăn tương tự, nếu không phải trong những phương thế mang tính phân tích. Một số chia xẻ bộc trực nỗi bực tức với những ai cứ ép họ phải mắt nhìn mắt khi mà chính những người [đòi hỏi] này lại biểu lộ nỗi ngây ngô liên quan đến các bất thường về giác quan, vận động, xã hội và tình cảm đang ảnh hưởng khả năng định hướng và hiểu môi trường cũng như những mong đợi [dành cho mình]. Những cá nhân trong phổ tự kỷ có khó khăn đọc những dấu chỉ xã hội rõ ràng nhất. Họ gặp những khó khăn đặc biệt với việc đọc những cử điệu, kể cả những thông điệp gửi qua ánh mắt. Thêm vào khó khăn chú ý và diễn giải thông tin ẩn chứa trong khung cảnh ấy, một số có khó khăn lớn khi phải chú ý và phối hợp hai nguồn giác quan cùng lúc. Thí dụ, các giáo viên thông minh thường thấy rằng học sinh có tự kỷ của mình “thường nhìn ra cửa sổ, và có vẻ chẳng chú ý gì, nhưng lại có thể báo lại với tôi tất cả những gì tôi đã nói.” Có vẻ như học sinh được mô tả có khó khăn với phối hợp nghe và nhìn, và có thể, với nhận và thẩm định thông tin đến từ nhiều kênh giác quan. Hay… em biết đâu có thể phối hợp nhìn/nghe trong nhiều tình thế nhưng lại không thể trong những tình thế khác. Những nhà giáo dục tương đối không quen lắm với tự kỷ thường bối rối một cách có thể thông cảm được vì những bằng chứng không thống nhất trong mẫu đáp ứng của một cá nhân [có tự kỷ]. có vẻ như người ta tự nhiên mà nghiêng về chuẩn xác rằng, “nếu em này có thể làm điều này trong tình thế này, tôi biết em có thể làm điều ấy trong những tình thế khác…”

Thực ra, phong cách học tập của những học sinh trong phổ tự kỷ, cũng như các học sinh khác, vô cùng khác biệt tùy vào bài vở. Chúng ta, những người trưởng thành, thường coi là những bài vở không tương tự như là chúng tương tự hay ngay cả giống nhau. Khi quá trình học tập (thay đổi trong cá nhân) diễn ra, những bài vở cho sau, dù có vẻ tương tự, lại chẳng bao giờ giống nhau. Quá trình học được thiết lập trên những gì đã học và mỗi thử thách thành công xảy ra trong phạm vi của thay đổi – như đã từng diễn ra. Mỗi bài vở sau được đồng hóa trong phạm vi của tầm độ thoải mái, giá trị, thái độ, và/hoặc khả năng hành vi bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm trong quá khứ. Mỗi bài vởi mới, dù có vẻ tương tự với chúng ta, lại được nhận thức như thử thách mới với học sinh có tự kỷ. Có nhiều lý do vì sao chúng ta đơn giản không thể giả sử rằng vì một cá nhân trong phổ tự kỷ đã làm điều gì đó một tháng trước, một tuần trước, hay ngay hôm qua, sẽ có thể làm như thế hôm nay. “Bước nhảy của niềm tin” này, đối nghịch với những nỗ lực để hiểu hơn những khó khăn có thể có mà người [có tự kỷ] đối diện, thường biểu trưng thái độ [của chúng ta] về khả năng của người [tự kỷ] nhằm thực hiện mắt nhìn mắt một cách tự ý hay “theo yêu cầu.”

Việc tìm hiểu xem những người tự kỷ đón nhận, lưu giữ, phối hợp, dự tính và thực hiện những đáp ứng trong hành vi, cũng như điều gì có thể tước đi khỏi quá trình này, và cách họ nhận thức những hành động của người khác, là việc liên quan đến cả nghệ thuật lẫn khoa học. Nếu chúng ta may mắn, (và, hy vọng là, những người có kỹ năng làm cho việc học tập dễ dàng hơn cũng may mắn), các nỗ lực giảng dậy ảnh hưởng trên hành vi nếu có thể điều chỉnh cho những bài vở liên đới và mong đợi dễ dàng hơn so với lần ra bài hay mong đợi đầu tiên. Hãy nghĩ đến một học sinh nhìn ra cửa sổ với vẻ chia trí rõ rang (nếu không phải là đang “bắt dê của thiên hạ”) nhưng sau đó lại biểu tỏ cho thấy em biết những điều chính yếu về những gì đang xảy ra và thực sự đã ghi nhớ được lời giảng. Có nét nhanh nhẹn và quen thuộc với thong tin âm thanh mà em đã có và đang thành công với nỗ lực lớn lao, em có thể (hoặc không) giữ giao tiếp mắt trong tình thế ấy trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, chuyện em có với được điều gì ý nghĩa trong lúc giao tiếp ấy hay không là câu hỏi hơn cả một vấn nạn biểu trưng. Chúng ta không biết em thấy gì; chúng ta có lẽ nên đặt nghi vấn rằng những thông điệp mà em đọc thấy, nếu có đọc thấy bất kỳ thông điệp nào, có thể rất khác biệt với những gì chúng ta nghĩ là mình gửi đi.

Jean-Paul Bovee là người thanh niên 30 tuổi có “khả năng cao” được chẩn đoán có tự kỷ khi lên 3 tuổi rưỡi. Anh đã từng mô tả về khó khăn của mình với việc giao tiếp mắt trong những ngôn từ đã vang lại nơi nhiều cá nhân khác có cùng rối loạn:

“Mắt nhìn mắt là điều mà tôi luôn luôn gặp khó khăn. Nó không đến một cách tự nhiên với tôi và tôi không thấy sự cần thiết phải giữ mắt nhìn mắt trong mọi thời điểm, đặc biệt với những ai tôi không quen. Mọi áp lực để làm điều đó khiến tôi càng âu lo, cứng nhắc và sợ hãi. Thực hiện điều đó cũng có nghĩa là tôi có thể đọc thông điệp từ mắt người khác. Đừng tin như thế nhé! Tôi có thể nhìn vào mắt người ta và không thể hiểu người ta đang muốn nói gì với mình…

… khi còn nhỏ, khả năng nhìn mắt của tôi còn tệ hơn bây giờ nhiều. Những ai không có tự kỷ có thể không hiểu vì sao tôi lại chẳng nhìn mắt họ… chỉ vì tôi không nhìn mắt bạn không có nghĩa là tôi không nghe bạn hay không chú ý đến bạn. Tôi có thể tập trung chú tâm hơn nếu cùng lúc ấy tôi không phải nhìn mắt ai. Tôi nói với người ta, “Bạn có một chọn lựa. Bạn muốn một cuộc chuyện trò hay bạn muốn mắt nhìn mắt? Bạn sẽ không có cả hai trừ khi tôi thoải mái với bạn và không phải chú tâm quá sức về vụ mắt nhìn mắt.”

Khi thiết kế những kỹ thuật nhắm vào sự tập trung và gìn giữ sự tập trung này đối với những ai trong phổ tự kỷ, chúng ta cần xét đến những phương cách cá nhân mà họ nhận và thẩm định thông tin. Chúng ta cần nhận ra những mong đợi có tính ước lệ của xã hội thực ra có thể làm trở ngại quá trình học tập đối với một số cá nhân. Hướng dẫn họ tập trung và tham gia vào bài vở nào lien quan đến những sinh hoạt sử dụng tay trực tiếp thường có hiệu quả hơn là cố gắng gợi chú ý qua giao tiếp mắt và rồi mong đợi rằng họ có thể mau chóng đưa chú ý sang những kích thích của bài vở. Khi nào, ở đâu, và với ai, hay có nên ép đặt giao tiếp mắt đối với những ai trong phổ tự kỷ vẫn là đề tài đầy tranh cãi. Nhưng… sự cần thiết phải xác định lại những mục đích chúng ta ước muốn đạt đến thông qua bài giảng dậy và mong đợi của chúng ta, và để thẩm định xem (thong qua phản đáp của người có phổ tự kỷ) những mục đích này có rõ ràng không. Mắt nhìn mắt là hình thức giao tiếp mang tính xã giao, gần như thân tình. Khi nào, ở đâu và vì sao phải ép đặt họ phải tham gia trong quá trình trao đổi [mắt] ấy là câu hỏi, nếu phải trả lời khôn ngoan, đòi hỏi một cuộc điều nghiên luôn tiếp diễn, sự thong hiểu, và nét uyển chuyển nơi những người giao tiếp với những ai trải qua thử thách tương tự với phổ tự kỷ.

Nguồn:
Bovee, J.P. (1999). My experiences with autism and how it related to "Theory of Mind" - Part 1. Advocate, 32(5), 18-19.
Stuart, R. (2000). Should we insist on eye contact with people who have autism spectrum disorders. The Reporter, 5(3), 7-12.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Điều Hòa Giác Quan - Những Điều Cần Chú Ý

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 04, 2009 2:17 pm

Điều Hòa Giác Quan - Những Điều Cần Chú Ý

Tác giả: Kim Davis và Melissa Dubie
Trích: http://www.iidc.indiana.edu/irca/Sensor ... grate.html, 01.31.2009
Dịch: Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh, Ngôn Ngữ Trị Liệu, concuame.com


Thẩm định giác quan là “quá trình qua đó chúng ta nhận vào thông điệp qua giác quan từ cơ thể và môi trường. Kế tiếp chúng ta diễn dịch những thông điệp này và sắp xếp những phản hồi có mục đích của chúng ta. Quá trình này diễn ra khi thông tin các giác quan được gửi qua lại giữa hệ thần kinh trung ương với thần kinh trong não và cột sống, và hệ thần kinh ngoại với thần kinh bên ngoài hệ thần kinh trung ương” (Kranozwitz, 2004). Những thu nhận giác quan đang xảy ra thường xuyên với mỗi chúng ta khi chúng ta đi qua những nỗ lực hàng ngày và chúng ta phản hồi cho phù hợp. Chúng ta nhận tất cả những gì gửi đến qua giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và cảm giác, và qua các giác quan trung uơng như sờ chạm, di động và trọng lực, và vị trí cơ thể. Mỗi giác quan hoạt động riêng biệt và hỗ tương để gửi đến chúng ta thông tin về môi trường và về cơ thể chúng ta trong mỗi môi trường.

Để hiểu cách thức những giác quan làm việc với nhau thế nào, hãy tưởng tượng là tất cả những gì xảy ra trong cơ thể chúng ta một cách tự động (nếu hệ thần kinh trung ương ổn định) khi chúng ta đơn giản bước lên cầu thang với ly cà phê sáng trong tay. Bằng mắt chúng ta thấy cầu thang và bắt đầu nhấc chân lên, quá trình này liện hệ đến nhiều giác quan. Mùi vị cà phê được nhận thấy và chúng ta cẩn thận để không làm đổ khi chúng ta đi lên. Chúng ta có thể nghe thấy tiếng đồng nghiệp, cảm thấy y phục của mình, đụng vào lan can, hay thấy giọt cà phê đổ ra tay, và dù vậy chúng ta vẫn tiếp tục nâng sức nặng của mình để nhấc chân này rồi chân kia hầu tiếp tục lên thang. Mỗi giác quan được gọi vào cuộc và mỗi giác quan đều cần thiết để hoàn tất sinh hoạt này. Nơi mọi thứ chúng ta làm, những thông tin luôn được gửi đến và diễn dịch bằng cơ chế của chúng ta để cho phép chúng ta tiếp tục đến thành công.

Với một số người, đặc biệt những ai trong phổ tự kỷ, có thể có khuyết năng hay khó khăn trong quá trình thẩm định giác quan. Đây là “sự bất khả trong việc phản hồi thích hợp với những kinh nghiệm bình thường, và xảy ra khi hệ thần kinh trung ương thẩm định những cảm giác một cách không hiệu quả” (Kranowitz, 2003). Không có nguyên nhân rõ ràng nào gây khuyết năng thẩm định giác quan này, nhưng nó gây ra những nhận thức lầm lẫn to lớn ở những ai yểm trợ những cá nhân [có tự kỷ] này. Trẻ em trong phổ tự kỷ thường xuyên kinh nghiệm sự bất khả khi phản hồi “thích hợp” và bị xem như có hành vi cư xử đầy thử thách hoặc bị ám ảnh. Căn bản là mức độ và chiều sâu của [thông tin] đi vào và [phản hồi] đi ra không xứng hợp. Thí dụ của việc bị quá tải có thể giống như những mô tả dưới đây trong nhiều lãnh vực khác nhau:

Hình ảnh đi vào
Nhìn chăm chăm vào những gì xoay vòng.Xoay chính thân thể mình. Quay ngược hướng với giáo viên khi giáo viên đang giảng bài.Xin được đeo kính mát trong nhà.Phòng riêng hết sức gọn hoặc hết sức bừa bãi (thí dụ, biết một vật bị di dời dù di dời rất ít). Đánh mất nơi vừa đọc.Không có giao tiếp mắt hoặc nhìn xuyên qua mặt người đối diện.Khó khăn tìm món đồ chơi ưa thích trên chiếc kệ nhiều đồ đạc.Quay hay nghiêng đầu khi đọc sách.Định lượng sai về khoảng cách không gian nên hay đụng vào người và vật.
Âm thanh đi vào
Che tai khi nghe còi cứu hỏa hoặc khi lớp ồn ào.Bỏ chạy khỏi nơi ồn ào.Than phiền về tiếng động trong và ngoài cửa sổ (tiếng máy cắt cỏ, máy xấy tóc, tiếng côn trùng trên cửa sổ, tiếng bạn viết trên giấy).Che tai khi ở trong phòng quán ăn hoặc không thể vào phòng thể dục khi có nhiều người ở đó.Đòi bố bỏ “Rain X” [hóa chất chùi kính] lên kính xe để không phải sử dụng quạt nước khi trời mưa. Ậm ừ hoặc hát một mình.Đòi hỏi chỉ một người được nói trong bàn ăn.Nói to hon các bạn khác trong lớp.Đòi nghe nhạc rất lớn hay không có nhạc gì hết trong xe hơi.Bỏ chạy khỏi phòng vệ sinh khi giật nước.
Sờ chạm đi vào
Xuội tay ra phía sau khi sắp được người lớn bế lên, hoặc giật tay lại khi bị nắm tay.Luôn dựa vào người lớn, hay nằm giữa khung giường và nệm.Tránh chạm những bề mặt cảm xúc nhất định (vải, thảm).Thích sờ chạm những bề mặt cảm xúc nhất định khác (vớ da người của phụ nữ).Không thích tay chân bị bẩn (sờ phải cát, kem, sơn).Sờ mọi thứ trong tầm nhìn.Tránh bị đụng chạm ở mặt, tóc, hay đầu (chải đầu, cắt tóc)Không phản ứng với đau đớn như đứt tay, chích, bầm, hay gẫy xương.Có thể tự cắn mình.Phản ứng tiêu cực khi bị gọi từ phía sau.Mặc quần ngắn dù trời rất lạnh.
Vị giác và Thính giác
Vị giácKhông ăn một số món nhất định (có bề mặt cảm xúc hay có mùi) hoặc ăn những món có vị nặng (chanh, tương ớt).Nôn ọe khi được yêu cầu ăn những món không thích.Liếm hoặc nếm đồ chơi hay playdough (một loại chất dẻo có màu)Thính giácCó thể chê “hôi” khi người khác xài nước hoa nồng hay khi ngửi được mùi hành tây trong thức ăn của họ.Ở chiều ngược lại, học sinh có thể ngửi thấy mọi thứ em đụng phải để định hướng và trở nên thoải mái với sự vật ấy.Thở bằng miệng hay vì mũi.Không đến một số môi trường nhất định (nông trại, sở thú, cửa hàng bán cá). Không sợ ngửi mùi phân hay tã dơ của chính mình.Không dùng nhà vệ sinh ở trường.
Proprioceptive Input(Khó khăn diễn dịch cảm nhận từ bắp thịt, gân, khớp)
Kéo, xoắn, hay nhai đồ vật (áo, kẹo cao su, bút chì).Thường bẻ đồ chơi hay làm bạn đau dù không có ý đó.Dựa, vấp, đụng hay va vào đồ vật. Đi sát vào tường để sờ tường.Quá nhiều sức ấn khi viết (viết đi viết lại cho đến khi thủng giấy).Pulls, twists, or chew on things (i.e. shirt, gum, pencil).Frequently breaks toys or hurts classmates when didn’t mean to.Leans, bumps, trips or crashes into objects.Walks along touching walls.Too much pressure when writing (i.e. writes letter over and over again until puts a hole in paper).Cố tình té hay đụng vào đồ vật.Đứng quá sát khi nói chuyện với ai.Đi cứng nhắc và không phối hợp [nhịp nhàng]Kéo ngón tay hoặc bẻ khớp tay.
Vestibular Input(Quá nhậy cảm hoặc không hề có cảm giác về thăng bằng và cảm giác di động)
Có vẻ thích “cảm giác mạnh” (nhảy xuống từ trên cao, lái xe nhanh)Có vẻ quá cẩn trọng hay ngần ngại với liều lĩnhKhó phối hợp chuyển động của mắtKhó ngồi yênThường dựa đầu vào cánh tayThích nằm hơn ngồi thẳngThấy say xe khi đi xe, thuyền, xe lửa, máy bay, thang máy hay thang cuốn.Cầm bút và kéo quá chặt hay quá lỏng.Thích treo ngược người.Dễ mất thăng bằng khi lái xe đạp hay leo cầu thang.

Những mô tả trên không phải là vấn nạn về hành vi, nhưng những thử thách trong thẩm định cảm giác có thể được đáp ứng qua những hoạt động cảm giác lẫn trong ngày và trong giờ trị liệu tâm vận động.

Một nguồn cảm giác sẽ cung cấp hỗn hợp cần thiết về thông tin cảm giác hầu “cho ăn hay cấp dinh dưỡng” cho hệ thần kinh của trẻ. Khi hệ thần kinh của trẻ cảm thấy có tổ chức, hệ này dễ đạt đến sự chú tâm tốt nhất vào bài vở và việc thực hiện các sinh hoạt. Hệ thần kinh của một số bé không thẩm định cảm giác nhận được một cách hiệu quả và điều này góp vào những vấn đề về hành vi và tình cảm. Nguồn cảm giác có thể cung cấp và điều chỉnh những cảm giác nhận được để giúp đáp ứng nhu cầu của các em. Nhiều sinh hoạt hàng ngày có thể cung cấp nguồn cảm giác nhận được, tuy vậy với một số em, như các em trong phổ tự kỷ, cần nguồn cảm giác này được cá nhân hóa và cần nhận mỗi ngày. Paula Aquilla (2004) nói “Nguồn cảm giác ấy có thể gồm:
Sinh hoạt được ấn định vào những thời điểm nhất định trong ngày;
Nguồn cảm giác được cung cấp qua thói lệ của mỗi ngày hay sinh hoạt;
Nguồn cảm giác tạo ra trong môi trường;
Nguồn cảm giác cung cấp qua những trò chơi giải trí; hay
Nguồn cảm giác từ việc tương tác với người khác.”

Sau đây là một số gợi ý trong mỗi lãnh vực có thể sử dụng như “nguồn cảm giác.”


Hình ảnh
Giới hạn lượng hình ảnh treo trên tường, trần nhàTrữ những vật để chơi (manipulatives) trong hộp.Sắp xếp và dán tên đồ vật để có thể tìm ra.Dán hình lên nắp hộp, thùng với học sinh yếu trí nhớ hình ảnh.Dùng mẫu hình để dậy đồ vật tọa lạc ở đâu (bàn, phòng).Dán dẫy số lên bàn học.Cho giấy viết có hang kẻ ngang hay dọc để giúp các em viết chữ có khoảng cách.Giữ cho lượng thông tin hình ảnh trên bài vở tối thiểu.Dùng đèn bàn thay vì đèn nê ông từ trên trần.Dùng loại màn hình sờ được thay vì chuột cho máy tính.Cho phép học sinh ngồi quay lưng lại với giáo viên (nhìn vào tường).Có học sinh ghi nốt và sử dụng nốt của bạn.
Âm thanh
Tối giản những yêu cầu bằng lời nói.Dùng đồ bịt tai hay ống nghe.Cho phép học sinh được có giờ nghe nhạc (cổ điển hay Dixie).Dùng nhiều hình ảnh hay chữ viết.Dùng những câu chuyện xã hội về điều gì có thể xảy ra hay âm thanh nào có thể vang lên trong phòng.Giúp học sinh bớt nhậy cảm với nơi nào đó bằng cách dần dần hòa nhập em vào qua nhiều lần đến thăm nơi ấy.
Sờ chạm
Khi học sinh cho biết những sờ chạm làm em đau và né tránh, hãy công nhận nỗi đau của em và thôi sờ chạm.Thử những loại y phục thoải mái (cô tông, giặt nhiều lần, không có nhãn hiệu).Tạo dễ dàng cho các em sử dụng được những món đồ chơi bằng tay (những gì mềm, dẻo, có bề mặt cảm xúc).Cho phép học sinh ngồi trên ghế bao đậu.Thảo luận thêm với chuyên viên tâm vận động để có thêm gợi ý (áo khoác nặng, muỗng nĩa, bàn chải [ý nói những loại bàn chải rất mềm để chải trên tay, lưng… hầu cung cấp cảm giác cho các em]).
Vị giác và Xúc giác
Vị giácKhi thưởng học sinh thức ăn hay cho các em nấu ăn, hãy dùng loại thức ăn mà các em đã thích. Khóa cẩn thận những gì có chất độc.Thảo luận với chuyên viên dinh dưỡng về chế độ ăn.Thính giácChuẩn bị đèn thơm, nến, kem dưỡng da, xà bong nước, bút màu có mùi thơm hay hình dán có mùi thơm để giúp các em bình tĩnh.Xin nhớ nếu bạn có vật gì đó có mùi thơm, học sinh cũng có thể phản ứng ngược với mùi đặc biệt đó.Giữ khăn lay tay sẵn sàng để sử dụng. Dùng dầu thơm thật giới hạn.Cẩn thận khi dùng xà bông hay thuốc tẩy – Dùng loại không mùi.
Proprioceptive Ideas
Cho học sinh tham gia những trò chơi đứng lên ngồi xuống (nhảy dây, dập banh, nhảy trampoline [xem hình trampoline trong bài về Tâm vận động]) để đánh thức các em.Cử động trước và sau (xích đu, ghế đu) có thể giúp các em bình tĩnh.Dùng banh giảm áp lực hay những món đồ chơi chơi trong tay.Cho phép các em nhau những gì dòn, dèo (kẹo cao su trong tủ đá, kẹo dẻo, kẹo cứng, cà rốt).Thiết lập một góc trong phòng nơi các em có thể dậm chân.Không bao giờ lấy đi giờ thể dục hay giờ ra chơi (các em cần áp lực sâu như chạy, đi chạy).
Vestibular Ideas
Thiết kế những hoạt động cần sức (khiêng ghế xuống phòng máy tính, mang rác ra ngoài vào buổi trưa, khiêng chồng tự điển xuống thư viện)Di chuyển chậm từ những vị trí quá khác nhau (từ ngồi dưới đất đến đứng lên).Giảm độ nhanh chuyển động của chính mình.Dùng dây cột hai chân trứơc của bàn.Cho các em ngồi lên banh hay nệm có thể lúc lắc.Cho các em nghỉ xả hơi thường xuyên trong ngày. Cho các em nhảy trampoline.Dùng giấy dán hay tem để phân biệt trái phải.Chơi những trò chơi có di chuyển theo nhịp.Khuyến khích các em sử dụng tay nào thuận. Chơi ngựa xoay, đi xe trên không, treo ngược cơ thể, thể thao, bơi lội, xoáy xích của xích đu rồi lại xả ra, trượt ván, trượt nước.

Nguồn cảm giác có thể làm nhiều điều cho một trẻ qua một thời gian nhất định. “Nó có thể trấn an một em học sinh quá tải kích thích hay hiếu động, tăng mức hoạt động của trẻ thiếu kích thích hay thụ động, ngăn ngừa những phản ứng không thoải mái, giảm hành vi tìm kiếm cảm giác, tăng mức hiệu quả công việc và an ủi trẻ, dậy trẻ những kỹ năng tự điều hòa.” Công việc này cần thời gian và không thể được thực hiện chỉ với chuyên viên Tâm vận động; nó phải là kết hợp nỗ lực giữa gia đình, học đường, trị liệu, và tất cả những ai liên hệ yểm trợ một cá nhân trong phổ tự kỷ có rối loạn cảm giác. Nguồn cảm giác là và nên là kế hoạch tích cực. Nó cần và nên được thay đổi khi trẻ có những thay đổi trong đời sống. Không ai có đời sống cố định khi nói đến sở thích và ưu tiên. Mỗi người lớn lên, trưởng thành, và thay đổi. Vì thế, sẽ là khôn ngoan để tiếp tục quan sát xem trẻ phản ứng thế nào với môi trường. Những điều chỉnh và hòa hợp được tạo ra trong mỗi môi trường, mỗi hoạt động có thể hỗ trợ cho trẻ đạt đến trạng thái bình tĩnh hơn, qua đó trẻ có thể học tập dễ dàng hơn và tham gia nhiều hơn và sinh hoạt hàng ngày.

References

Gillingham, G. (1995). Autism: Handle with care! Alberta, Canada: Tacit Publishing Inc.
Henry, D., Wheeler, T. (2001). Tool chest for teachers, parents, and students: A handbook to facilitate self-regulation. USA: Henry OT Services, Inc.
Kranowitz, C. (2003). The out-of-sync child has fun. New York City, NY:Berkley Publishing Group.
Kranowitz, C., Aquilla, P. (2004). Awakening: A workshop for parents & professionals caring for children with sensory processing disorders. Indianapolis, IN: Sensory Resources.
Kranowitz, C., Szklut, S., Balzer-Martin, L., Haber, E., Sava, D. (2001). Answers to questions teachers ask about sensory integration. Las Vegas, NV: Sensory Resources.
Yack, E., Aquilla, P., Sutton, S. (2002). Building bridges through sensory integration (2nd edition). Las Vegas, NV: Sensory Resources.
Davis, K. & Dubie, M. (2004) Sensory integration: Tips to consider. The Reporter 9(3), 3-8.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Dấu Hiệu Báo Động của SPD

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 04, 2009 2:22 pm

Dấu Hiệu Báo Động của SPD

Nguồn: Sensational Kids: Hope and Help for Children With Sensory Processing Disorder (SPD) by Lucy Jane Miller, PhD, OTR
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, ConCuaMe.com


Phụ huynh là những nguời trường thành có vị trí tốt nhất để biết khi nào con mình có khó khăn về cảm giác, nhưng thường ra thì quan sát của họ không đuợc đếm xỉa đến vì họ “chỉ là phụ huynh.” Nếu người cung cấp dịch vụ y tế của gia đình không quen thuộc với SPD, những dấu hiệu cảnh báo phụ huynh có thể bị bỏ qua, diễn dịch sai lầm, hay gạt đi. Phụ huynh còn có thể bị la vì đã quá lo âu hoặc có thể được trấn an rằng trẻ “chỉ chậm tí chút” hay “đang qua một thời đoạn” hay “đang biểu tỏ bản tính.” Trẻ có thể bị định bệnh sai lầm và được chữa vì một rối loạn khác quan thuộc với bác sĩ của trẻ hơn là vì thủ phạm chính: rối loạn điều hòa cảm giác.

Khi gặp các gia đình thong qua Hội SPD tại Trung Tâm STAR ở Denver, hay trong những buổi hội thảo mà tôi hướng dẫn, bậc phụ huynh thường gần như tuyệt vọng vì họ đã cố gắng nhưng thất bại trong việc thuyết phục một ai đó rằng có những dấu hiệu báo động đang gây phiền nhiễu cho đời sống của trẻ trong những phương cách căn bản… (Họ) biết có điều gì đó không lành nhưng họ bị hà hiếp, thấy tức giận, và hoàn toàn bị làm cho mất can đảm bởi chẳng ai tin họ.

Dấu hiệu báo động Nếu thấy nhiều biểu hiện dưới đây nơi con bạn, hãy tìm bản đầy đủ trong thư viện của Hội SPD.

Trẻ sơ sinh và chập chững
____ Khó khăn khi ăn và ngủ
____ Không chịu đi với ai ngoài mẹ
____ Bực bội khi được mặc áo quần cho; không thoải mái khi mặc
____ Ít khi chơi với đồ chơi
____ Không thích ôm ấp, cong ưỡn người khi bị ôm
____ Không thể tự trấn an mình
____ Thân mình mềm oặt hay quá cứng nhắc, vận động phát triển chậm

Trẻ mẫu giáo
____ Quá nhậy cảm với sờ chạm, âm thanh, mùi vị, và người khác
____ Khó làm bạn
____ Khó khăn khi ăn uống, mặc áo quần, ngủ nghê, và/hoặc đi vệ sinh
____ Vụng về; vận động kém; yếu đuối
____ Di chuyển liên tục; thường đến sát mặt người khác
____ Bùng nổ thường xuyên và kéo dàiTrẻ tiễu học
____ Quá nhậy cảm với sờ chạm, âm thanh, mùi vị, và người khác
____ Dễ chia trí, tay chân không yên, thích cựa quậy; hung hăng
____ Dễ bị quá tải bởi kích thích
____ Khó khăn khi viết chữ hay trong những vận động khác
____ Khó kết bạn
____ Không biết đau đớn là gì, không biết người chung quanhThanh niên và người trưởng thành
____ Quá nhậy cảm với sờ chạm, âm thanh, mùi vị, và người khác
____ Thiếu tự trọng; sợ thất bại trong công tác mới
____ Mệt mỏi và chậm chạp
____ Lúc nào cũng di chuyển; bốc đồng; dễ chia trí
____ Để việc chưa hoàn tất
____ Vụng về, chậm chạp, vận động yếu, viết chữ khó khăn
____ Khó tập trung
____ Khó tập trung ở chỗ làm việc hay trong hội họp

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Phân Loại SPD

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 04, 2009 2:23 pm

Phân Loại SPD

Nguồn: Lucy Jane Miller, PhD, OTR, executive director of the SPD Foundation
Sharon Cermak, EdD, OTR/L, professor, Boston University
Shelly Lane, PhD, OTR/L, professor, Virginia Commonwealth University

Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, concuame.com

Lời người dịch: Cùng Nhau Vượt Khó vẫn sử dụng cụm từ Rối loạn Khả Năng Điều Hòa Cảm Giác để bắt được tầm hiểu chung mà phụ huynh tại Việt Nam đang sử dụng, dựa trên bản dịch của các chuyên gia ở Hà Nội. Thực sự, trẻ có rối loạn này không chỉ khó khăn với cảm giác, mà còn có khó khăn với xúc giác, vị giác, thị giác và thính giác. Chúng tôi giới thiệu bài viết này để đề cập đến một cụm từ khác chính xác hơn: Rối Loạn Khả Năng Điều Hòa Ngũ Quan.

Khi ngành điều hòa cảm giác trưởng thành và các nhà nghiên cứu đã biết thêm về tình trạng này, nhiều người nhận ra rằng đã đến lúc phải gạn lọc chuyên từ. Dù các chuyên viên trị liệu tâm vận động thường hiểu nhau khi dùng chữ “sensory integration dysfunction” (đôi khi viết tắt là DSI), các bác sĩ và chuyên viên y khoa khác không quen thuộc với nguyên lý, thẩm định và can thiệp của SI [sensory integration điều hòa cảm giác] lại hay thiếu đi sự hiểu biết đồng nhất và có thể nhìn vào những chữ này theo khóe nhìn sinh học của thần kinh.

Vì các bác sĩ chịu trách nhiệm săn sóc trẻ toàn diện và trong nhiều trường hợp đã gửi giới thiệu đến dịch vụ trị liệu tâm vận động, loại trị liệu cần được định bệnh, việc dùng chuyên từ thẩm định thống nhầt cho SI trong hướng nhìn của các bác sĩ có lẽ là điều thích hợp. Cùng lúc, vì lượng bài vở dồi dào liên quan đến SI trong trị liệu tâm vận động và can thiệp, việc tiếp tục sử dụng chữ SI là điều thích hợp để giữ lấy thêng tin đã và đang được phổ biến liên quan đến khung giới thiệu [reference] trong ngành trị liệu tâm vận động.

Vì thế, chúng tôi đề nghị cập nhật những xếp loại thẩm định với định danh Sensory Processing Disorder [Rối loạn Thẩm Định Ngũ Giác] như từ chung nhất trong đó có nhiều hình thức của loại rối loạn này, kể cả ba nhóm định bệnh chính (âm thanh, phân định, và ngũ giác), và các phân loại nhỏ trong bảng sau đây.


Mô tả chi tiết

Tiến sĩ A. Jean Ayres, nhà nghiên cứ tiên phong trong lãnh vực này, đã sáng tạo chữ Sensory Integration Dysfunction. Bà dùng từ này trong suốt cuộc đời làm việc của mình (từ 1954 đến 1988) nhằm mô tả những hành vi bất thường về giao tế, tình cảm, vận động lien hệ đến khả năng yếu kém trong việc điều hòa những kích thích ngũ quan.

Tiến sĩ Ayres chọn từ này vì hai lý do. Thứ nhất, nó liên đới đến mô hình giả thuyết của bà, [giả thuyết cho rằng có một bất thường về thần kinh nằm ẩn trong khả năng chuyển thành công những thông tin từ ngũ quan giữa ngũ quan và não bộ. Thứ nhì, từ này dẫn đến mô hình can thiệp mà bà chủ xướng, [mô hình] dùng kích thích cảm giác trong một giác quan để ảnh hưởng lên hành xử nơi một giác quan khác (thí dụ, dùng áp lực ép để giảm độ đáp ứng quá đáng trong lãnh vực sờ chạm). Trong quá trình can thiệp – là trị liệu tâm vận động dùng khung điều hòa cảm giác làm chủ đạo - những sinh hoạt có hai hay nhiều hơn những giác quan liên đới hiện được sử dụng nhiều. Thường ra, hoạt động của một hay nhiều giác quan (hay việc cung cấp kích thích trên một hay nhiều giác quan) hỗ trợ trẻ khi trẻ có đáp ứng thích ứng với những tình thế thử thách liên quan đến một giác quan. Đáp ứng thích ứng là khi trẻ tham gia trong các hoạt động có độ khó gia tăng và vẫn phản ứng thành công.

Qua nhiều năm, trong thực hành, chữ gốc “sensory integration” đã được dùng thường là trong bốn cách. Nó được dùng để chỉ:

Một chủ thuyết (chủ thuyết điều hòa giác quan)
Một định bệnh (dựa trên thẩm định điều hòa ngũ quan)
Một mẫu mực hành xử thực tế (khả năng điều hòa ngũ quan nơi người bình thường)
Một phương pháp can thiệp (can thiệp về điều hòa ngũ quan)


Xin lưu ý, không có đại ý nào trên đây lien quan đến ý nghĩa về sinh học của thần kinh trong cụm từ điều hòa ngũ giác, là quá trình của thần kinh chỉ có thể được đo lường nếu sử dụng phương pháp đo và ghi hình (như EEG). Thường được coi là điều hòa ngũ quan, công dụng của từ dựa trên sự kết hợp của nhiều dấu hiệu từ nhiều nguồn giác quan trên a) một thần kinh, hay b) hệ thần kinh. Địa điềm mà những kếp hợp nhiều nguồn giác quan này xảy ra nằm ở nhiều vùng của não bộ, kể cả vỏ não.

Chúng tôi chọn lựa từ Sensory Processing Disorder [Rối Loạn Khả Năng Thẩm Định Giác Quan] vì hai lý do. Thứ nhất, bài vở trong ngành thường dùng từ này để mô tả những bệnh nhân có khó khăn trong biệc nhận, diễn giải, và đáp ứng thích hợp với kích thích trên giác quan. Thứ nhì, từ “process” [thẩm định] mô tả phương pháp chúng ta làm điều gì đó, thường là liên quan tới nhiều bước để dẫn đến một kết quả. Chúng tôi đề nghị rằng từ “process” nằm trong cụm từ Sensory Processing Disorder diễn tả được một chuỗi bước đã bị cản trợ do hậu quả của rối loạn trong việc nhận thông tin và diễn dịch chúng. Trong rối loạn này, những hành vi khác thường xảy ra trong “quá trình thẩm định” những kích thích từ giác quan và đáp ứng. Ở thời điểm này, chúng tôi tin rằng Sensory Processing Disorder tiếp tục là định danh có hiệu quả đối với những cuộc hội thảo về tình trạng của trẻ khi các chuyên viên điều trị thảo luận cùng các chuyên gia liên đới.

Kết luận, chúng tôi đề nghị:

- Tình trạng này được gọi là Sensory Processing Disorder.
- Việc chữa trị được gọi là Trị Liệu tâm vận động với phương pháp điều hòa ngũ quan.
- Chủ thuyết này được gọi là “Chủ thuyết điều hòa ngũ quan dựa trên công trình của Tiến Sĩ A. Jean Ayres.

Sharon Cermak, EdD, OTR/L, professor, Boston University
Shelly Lane, PhD, OTR/L, professor, Virginia Commonwealth University

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Rối Loạn Điều Hòa Giác Quan

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 04, 2009 2:25 pm

Rối Loạn Điều Hòa Giác Quan

Nguồn: Sensation Kids: Hope and Help for Children with Sensory Processing Disorders, (New York: Perigee, 2006)
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, concuame.com


Thẩm định giác quan (cũng được gọi là “điều hòa giác quan” hay SI) là danh từ chỉ phương cách mà hệ thần kinh nhận thông tin từ các giác quan và chuyển chúng thành cử động thích hợp và những hành vi đáp ứng. Dù là cắn miếng bánh mì, lái xe đạp, hay đọc sách, việc hoàn tất thành công những sinh hoạt này đòi hỏi quá trình thẩm định cảm giác hay “điều hòa cảm giác.”

Rối loạn điều hòa giác quan (SPD, trước kia được biết là “rối loạn chức năng điều hòa cảm giác”) là tình trạng tồn tại khi những dấu hiệu xúc giác không được xếp loại thành những đáp ứng thích hợp. Chuyên viên điều trị tâm vận động đi đầu, và cũng là nhà khoa học về thần kinh A. Jean Ayres, tiến sĩ, so sánh SPD với loại kẹt xe trong hệ thần kinh, ngăn cản những phần nhất định trong não riêng về việc nhận thông tin cần thiết nhằm diễn dịch những thông tin cảm giác một cách chính xác. Một cá nhân có SPD sẽ thấy khó khăn khi thẩm định và hành động trên những thông tin nhận được qua giác quan, gây ra những thử thách trong việc thực hiện biết bao nhiêu những công việc hàng ngày. Thái độ vụng về chân tay, hành vi không thích hợp, lo âu, trầm cảm, học yếu, và những ảnh hưởng khác có thể xuất hiện nếu rối loạn này không được chữa trị hiệu quả.

Những nghiên cứu do Hội SPD cho thấy trong 20 trẻ em, có 1 em trải qua những biểu hiện của SPD ở mức nghiêm trọng khiến ảnh hưởng khả năng tham gia đầy đủ trong cuộc sống. Những biểu hiện của SPD, như của hầu hết cả rối loạn khác, xảy ra trong phổ của mức nghiêm trọng. Trong khi phần lớn chúng ta thỉnh thoảng mới có những khó khăn về thẩm định cảm giác, các trẻ em và người lớn có SPD, những khó khăn này lại thường xuyên, và chúng cản trở cuộc sống hàng ngày.

SPD có dáng vẻ thế nào

SPD có thể ảnh hưởng chúng ta chỉ trên một giác quan – thí dụ, chỉ cảm giác hay chỉ thị giác hay chỉ chuyển động - hoặc trên nhiều giác quan. Một cá nhân có SPD có thể đáp ứng quá mức với cảm giác và thấy quần áo, việc đụng chạm thể lý, ánh sáng, âm thanh, thức ăn, hay những cảm giác khác là không chịu đựng được. Người khác có thể phản ứng quá nhẹ và chẳng có phản ứng nào hoặc có rất ít trước những kích thích, ngay cả nỗi đau đớn hay độ nóng lạnh cao. Ở những trẻ em mà thông tin cảm giác ở bắp thịt hoặc khớp xương rối loạn, dáng đứng và vận động tinh sẽ bị ảnh hưởng. Đây là những “em bé mềm oặt” hay làm cha mẹ có con lần đầu lo lắng. Cũng có những trẻ khác biểu hiện việc thích cảm giác liên tục. Những em này thường bị thẩm định lầm – và bị cho uống thuốc lầm – là Rối Loạn Thiếu Chú Ý Năng Động.

SPD thường thấy nơi trẻ em, nhưng người trưởng thành không được chữa trị cũng trải qua những biểu hiện và tiếp tục bị ảnh hưởng đến hậu quả họ không diễn dịch chính xác và thích hợp được những thông tin cảm giác.

Những “người trưởng thành nhậy cảm” này có thể có khó khăn khi thực hiện những thói lệ và sinh hoạt liên quan đến việc làm, quan hệ thân tình, và thư giãn. Vì người trưởng thành có SPD phải đấu tranh cả đời, họ cũng hay trầm cảm, thất bại, tự cô lập, và/hoặc những ảnh hưởng phụ khác.

Đáng buồn, việc thẩm định sai cũng thường xảy ra vì nhiều chuyên gia y tế không được huấn luyện để nhận ra những khó khăn về cảm giác. Hội SPD lập ra để nghiên cứu những khó khăn này, cũng để huấn luyện công chúng và chuyên gia về biểu hiện và phương pháp chữa trị, cũng như để yểm trợ những ai đang có SPD và các thử thách về cảm giác khác liên hệ đến những tình trạng này.

Nguyên nhân của SPD

Nguyên nhân chính xác của SPD – cũng như những nguyên nhân của Thiếu Chú Ý Năng Động và nhiều rối loạn thần kinh khác – chưa được định danh. Tuy nhiên, những nghiên cứu đầu tiên đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đầu.

Điều gì đã gây SPD là câu hỏi cho mỗi phụ huynh của các em có SPD. Nhiều người lo ngại rằng cách nào đó họ có lỗi trong những khó khăn cảm giác của con. Phụ huynh muốn biết: “Có phải tôi đã làm điều gì đó?”

Nguyên nhân của SPD nằm trong chủ đề mà các nhà nghiên cứu ở Hội SPD và các hội liên hệ đang tìm hiểu. Những nghiên cứu tiên phong cho thấy SPD thường là di truyền. Nếu vậy, nguyên nhân của SPD đã được ghi mã trong gen của trẻ. Những khó khăn trong thời kỳ mang thai và sinh sản cũng có ảnh hưởng, và yếu tố di truyền có thể liên quan. Dĩ nhiên, cũng như rối loạn về phát triển hoặc/và hành vi khác, nguyên nhân của SPD rất có thể là kết quả của các yếu tố về cả môi trường và di truyền. Chỉ khi có thêm nhiều nghiên cứu mới có thể xác định vai trò của mỗi yếu tố.

Những ảnh hưởng tình cảm và những ảnh hưởng khác của SPD

Trẻ em có SPD thường có những vấn đề về vận động và các khả năng khác cần thiết cho việc học tập thành công. Kết quả, chúng thường tự cô lập mình và chịu đựng nỗi thiếu tự trọng cũng như những khó khăn về tình cảm và giao tế khác.

Những khó khăn này đẩy trẻ em có SPD vào thế nhiều rủi ro gặp khó khăn về học tập, tình cảm, và giao tế, kể cả việc thiếu khả năng làm bạn hay làm thành viên của nhóm, yếu khả năng hiểu mình, học yếu, bị gọi là vụng về, không hợp tác, gây hấn, gây phiền nhiễu, hoặc “không kiểm soát được.” Lo âu, trầm cảm, hung hăng, hay những hành vi khác có thể đi kèm. Cha mẹ có thể bị đổ lỗi trước những hành vi của con cái bởi những người không biết về “những khiếm khuyết ẩn” của trẻ. Phương pháp chữa trị thành công đã có, nhưng còn nhiều quá những trẻ em có biểu hiện nhưng bị thẩm định sai lầm và không được chữa trị thích hợp. Khi SPD không được chữa trị và kéo dài vào tuổi trưởng thành, chúng gây ra việc không thể thành công trong hôn nhân, công việc, và môi trường xã hội.

SPD được chữa trị thế nào

Phần lớn có SPD cũng thông minh như bạn bè cùng tuổi. Nhiều em còn thông minh xuất sắc. Bộ não của các em đơn giản chỉ nối tiếp khác chúng ta. Các em cần được dậy những phương cách để đáp ứng với quá trình thẩm định cảm giác, và các em cần những sinh hoạt vui chơi thích hợp với những nhu cầu về điều hòa cảm giác.

Một khi những trẻ em có SPD được thẩm định chính xác, các em sẽ hưởng lợi từ những chương trình chữa trị về tâm vận động với cách thức điều hòa cảm giác. Khi được thực hiện bởi một chuyên viên điều trị được huấn luyện tốt, điều trị khả năng nghe hay những phương thức chữa trị khác có thể được cộng góp hữu hiệu.

Chữa trị tâm vận động với phương thức điều hòa giác quan thường diễn ra trong môi trường nhiều kích thích giác quan, đôi khi được gọi là “Phòng tâm vận động.” Qua những giờ điều trị tâm vận động, một điều trị viên sẽ hướng dẫn trẻ qua những sinh hoạt vui, những sinh hoạt này đã được sắp xếp sao cho trẻ thường xuyên được thách thức nhưng lại luôn thành công.

Mục đích của điều trị tâm vận động là tạo ra những phản ứng thích hợp với giác quan trong những phương cách sinh động, ý nghĩa và vui tươi sao cho trẻ có thể hành xử trong thái độ thích hợp. Lâu dần, những đáp ứng thích hợp sẽ được tổng quát hóa vào môi trường ngoài phòng điều trị, kể cả gia đình, học đường và cộng đồng rộng lớn hơn. Phương pháp chữa trị tâm vận động hiệu quả như thế sẽ cho phép trẻ có SPD tham gia trong những sinh hoạt bình thường của tuổi thơ, như chơi đùa với bạn bè, thích đi học, ăn uống, ăn mặc và ngủ nghê.

Lý tưởng thì phương pháp trị liệu tâm vận động dành cho SPD là phương pháp lấy gia đình làm tâm. Cha mẹ phải góp tay và làm việc với điều trị viên để học thêm về những thử thách liên quan đến cảm giác, cùng các phương thức thực hiện các sinh hoạt chữa trị (còn được gọi là “bữa ăn cảm giác”) tại nhà và tại những nơi khác. Điều trị viên của trẻ có thể gợi ý cho giáo viên và mọi người trong gia đình nào giao tiếp với trẻ thường xuyên. Các gia đình có cơ hội bày tỏ những gì họ mong muốn là ưu tiên trong chữa trị.

Chữa trị dành cho SPD giúp phụ huynh và những người khác đang sống và làm việc với trẻ nhậy cảm để hiểu rằng SPD là có thật, ngay cả khi chúng “ẩn.” Với nguồn bảo đảm này, các phương pháp này trở thành yểm trợ cho trẻ tại trường học và trong cộng đồng.

Nguồn: Sensation Kids: Hope and Help for Children with Sensory Processing Disorders, (New York: Perigee, 2006)
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, concuame.com


ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Giảm Thói Quen Lập Lại Câu Hỏi

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 04, 2009 2:31 pm

Những Kỹ Thuật [Hỗ Trợ] Ngắn và Dài Hạn Nhằm Giảm Thói Quen Lập Lại Câu Hỏi

Tác giả: Beverly Vicker
Trích: http://www.iidc.indiana.edu/irca/commun ... rmstr.html, 1/1/2009
Dịch: Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh, Ngôn Ngữ Trị Liệu, concuame.com


Thành viên trong gia đình và các nhà chuyên môn thường lấn cấn không biết làm gì khi một cá nhân bắt đầu hỏi đi hỏi lại những câu hỏi của mình. Cũng như hầu hết những vấn nạn khác liên quan đến những cá nhân trong phổ tự kỷ, câu trả lời không đơn giản và gọn nhẹ. Thay vào đó, nó tùy thuộc vào tình thế liên hệ đến sự ứng dụng của những câu hỏi bị lập lại ấy.

Những câu hỏi lập đi lập lại (CHLĐLL) có thể phục vụ nhiều chức năng đối với người tự kỷ, Asperger, hay các rối loạn phát triển lan tỏa khác. Điều mù mờ là cùng một câu hỏi có thể phục vụ cho những chức năng khác nhau trong thời điểm khác nhau và do đó đòi hỏi những kỹ thuật [chữa trị] khác nhau. Khả năng “đọc” một tình thế tùy thuộc vào mức quen thuộc của người đang trò chuyện với người tự kỷ và những gì họ biết về hành vi xã hội cũng như lập lại của người tự kỷ này. Những chọn lựa kỹ thuật dựa trên những đoán định đúng đắn về chức năng hay mục đích thực của câu hỏi bị lập lại. Bài viết này liệt kê cả kỹ thuật ngắn hạn và dài hạn bắt nguồn từ mục đích truyền thông của câu hỏi bị lập lại. Mối kết nối sẽ rõ hơn khi người đọc xem về chức năng truyền thông khả dĩ trong phần kế tiếp và liên đới chúng với chọn lựa kỹ thuật.

question.GIF
question.GIF (2.93 KiB) Đã xem 7970 lần.


Chức năng hay Lý Do Khả Dĩ của Thói Quen Lập Lại Câu Hỏi:

Bất khả hay khó khăn khi truyền đạt tư tưởng hiệu quả qua lời nói.
Khó khăn không biết gợi chuyện và tiếp tục trò chuyện.
Thiếu những kỹ thuật khác để gợi chú ý bằng phương cách tích cực.
Muốn có thông tin.
Muốn xác định lại.
Muốn tránh tình thế đang trở nên nhàm chán hay không vui thú.
Mong muốn được giao tế.
Muốn có kiểm soát đối với tình thế và/hoặc thử duy trì giao tế hỗ tương trong tầm hiểu của mình.
Thích thú với những câu trả lời có thể đoán trước.
Ước muốn bày tỏ kiến thức hay năng lực qua nội dung câu hỏi.
Có vấn đề với khả năng chuẩn bị vận động - khả năng khiến những lời nói mới trở nên khó thành lời trong tình thế xúc động.


Những Kỹ Thuật Khả Dĩ để Huấn Luyện Khả Năng Thích Nghi

Kỹ Thuật Dài Hạn – sử dụng dưa trên chức năng của câu hỏi. Giới thiệu một cách nhân tăng truyền thông có thể hiệu quả như hệ thống chính hay phụ. Chọn lựa gồm có bảng truyền thông phụ hay bộ thẻ phụ.

Dùng hệ soạn sẵn để giới thiệu những kỹ năng trò chuyện tốt hơn; tập luyện với nhiều lời soạn và tình thế.

Dùng sổ ghi chủ đề để đề nghị các chủ đề khác khi thảo luận với những người khác nhau.

Cung cấp thông tin bằng hình ảnh để giảm mức âu lo (bảng thời khóa biểu, bảng sinh hoạt).

Nếu câu hỏi phản ảnh thái độ tránh né công việc, hãy phân tích môi trường và thời khóa biểu rồi thay đổi theo thứ tự.

Cugn cấp tình thế thay thế tích cực để người trong phổ tự kỷ có thể sử dụng kiến thức đặc biệt của họ. Những ai hiểu biết nhiều về xe, hãy giúp họ sáng tạo một cuốn sách để có thể cho người khác chiêm ngưỡng.

Kỹ Thuật Ngắn Hạn – dùng tùy vào chức năng của câu hỏi.

Lái họ đến với những tài liệu nhân tăng truyền thong hay cuốn sổ chủ đề để giúp họ gợi chuyện hay đổi chủ đề.

Dùng hình ảnh hay lời nói nhắc họ những gì họ đã tập luyện trong phần tập với câu soạn sẵn mà thích hợp với tình thế này.

Định ra một giới hạn số lần lập lại câu hỏi hay lượng thời gian tương tác và chia xẻ thông tin với người tự kỷ. Cho họ biết khi nào bạn có thời gian để nói chuyện về một chủ đề khác và đưa vào thời khóa biểu của họ.

đề nghị một sinh hoạt để thay thế hầu cho cơ hội tương tác được duy trì, nhưng chú tâm đã đổi từ nỗ lực trò chuyện sang điều gì đó có quan tâm của cả hai và ít áp lực hơn.

Dùng bản dò để nếu câu hỏi có phản ảnh nỗi lo âu của họ về thời khóa biểu, họ vẫn có thể tự lập gạch bỏ từng sự kiện cho đến khi sinh hoạt ấy xảy ra.
____ Vào xe lúc 6g30
____ Lái 30 phút đến khu thương mại
____ Mua đĩa CD

Viết câu trả lời lên giấy khi câu hỏi được trả lời lần thứ nhất. Hướng dẫn trở lại câu trả lời này nếu câu hỏi lại được lập lại và giả sử là chức năng tìm kiếm thông tin không thay đổi.

Nói với họ rằng bạn đã cho họ biết thông tin ấy rồi (thí dụ,những câu trả lời cho câu hỏi của họ) nhưng bạn sẵn sàng thảo luận chủ đề A, B, hay C rồi để cho họ chọn.


Tác giả: Beverly Vicker
Trích: http://www.iidc.indiana.edu/irca/commun ... rmstr.html, 1/1/2009
Dịch: Thạc sĩ Nguyễn Hà Tường Anh, Ngôn Ngữ Trị Liệu, concuame.com


ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Chơi Đùa Trong Đời Sống Trẻ Tự Kỷ

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 04, 2009 2:36 pm

Chơi Đùa Trong Đời Sống Trẻ Tự Kỷ

Tác giả: Kim Davis
Nguồn: http://www.iidc.indiana.edu, Feb 11, 2009
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, ConCuaMe.com


Chơi đùa là điều chủ yếu trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Chơi đùa ảnh hưởng trên những lãnh vực nhận thức, ngôn ngữ và giao tế của cuộc đời bất kỳ trẻ em nào. Vì những cá nhân có TK gặp khó khăn trong lãnh vực ngôn ngữ và tương tác xã hội, có những thử thách quanh việc các em “chơi đùa” ngay cả trong những tình huống tốt nhất. Không phải các em có TK không chơi đùa, mà là cách các em tương tác với môi trường, sự vật và người chung quanh thường không tương ứng hay thích hợp với cách của các trẻ khác. Chơi với đồ chơi hay sự vật có thể không khác lắm và không thay đổi, lối chơi thích ứng và dựa vào trí tưởng tượng có thể thiếu, diễn tả quan tâm trong vật dụng chơi hay con người có thể khó khăn, và tương tác xã hội có thể vắng mặt. Vì lối các em chơi với đồ chơi/vật dụng và thiếu khả năng gợi chuyện, các em thường cô độc và tự cô lập mình khỏi bạn bè. Xin nhớ rằng dù nhiều trẻ có TK thích chơi một mình, thường tránh né những tình huống xã hội, điều đó không có nghĩa cácc em không quan tâm đến những lãnh vực giao tế quanh việc chơi với bạn. Đó chỉ là biểu hiện của những thử thách từ rối loạn TK liên quan đến giao tế và trò chuyện. Khuyết tật của các em cản trợ khả năng chơi đùa khi bạn bè chơi đùa, nó không nhất thiết can thiệp vào ý các em thích chơi hay giao tiếp cùng bạn!

childbeach.jpg
childbeach.jpg (34.17 KiB) Đã xem 7922 lần.


Những ai hỗ trợ những trẻ này tại nhà hay tại nhà trẻ có thể giúp tạo them cơ hội chơi cho các em. Việc hỗ trợ ấy cần thời gian và nỗ lực vì những khuôn mẫu chơi đùa của các em không thay đổi qua đêm. Lòng kiên nhẫn và quyết tâm rất cần thiết. Khi trẻ còn nhỏ, hãy cho trẻ những đồ vật hấp dẫn để nhìn, nghe, và sờ chạm (kích thích ngũ quan) cũng như bạn sẽ cho bất kỳ trẻ nào. Khi lớn lên, có thể sẽ có nhềiu yếu tố để tạo cơ hội chơi đùa.

Pamela Wolfberg, trong cuốn Play and Imagination in Children with Autism, thảo luận nhiều điều cần chú ý để khuyến khích các em chơi đùa qua ý niệm Nhóm Chơi Đùa của bà. Bà dựa những quan sát của mình trên nền tảng các nghiên cứu mà cá nhân bà đã thực hiện trong thời gian dài. Trong Nhóm Chơi Đùa, “trẻ em có Tk tham gia những sinh hoạt vui chơi cùng các trẻ bình thường về khả năng giao tế trong khi có hỗ trợ của một người trưởng thành.” Vai trò của người trưởng thành này là hướng dẫn hay điều hợp. Họ quan sát và diễn dịch rồi hướng dẫn phần tham gia bằng cách giúp trẻ có TK và bạn chơi đùa trong những hoạt động ngày càng tăng mức tương tác.” Những phương pháp để đạt đến mục đích này là theo dõi những cách rủ bạn cùng chơi, hỗ trợ đựơc cung cấp ít dần trong sinh hoạt chơi, và hướng dẫn cách tương tác bằng cách diễn giải những cử chỉ bằng lời và không lời của trẻ có TK để bạn trẻ hiểu, và khuyến khích tương tác.

Wolfberg nhấn mạnh rằng môi trường chơi đùa ảnh hưởng đển nhóm. Khung cảnh cần tự nhiên, đều hòa, hay chọn nơi trẻ có nhiều khả năng thường chơi. Nơi chọn phải được sắp xếp theo số trẻ tham dự, kích cỡ phòng, cách trang trí phòng, và cách các em lấy được đồ chơi. Ranh giới rõ ràng là rất hữu dụng. Đồ chơi cần thích hợp với tuổi và đa dạng trong độ phức tạp và cách sử dụng. Bạn chơi của trẻ cần quen thuộc và gặp nhau thường xuyên một thời gian để phát triển tình thân cũng như độ hiểu biết cần thiết để cùng chơi. Việc các em cùng chia sở thích sẽ là hữu dụng nhất. Cuối cùng, Wolfberg đề nghị rằng những thời khóa biểu và thói lệ thống nhất sẽ thăng tiến khả năng chơi đùa của các em.

Trẻ có TK nên được cung cấp cùng cơ hội để chơi đùa như những trẻ khác. Điều phụ trội mà các em cần để thấy thích thú trong việc chơi đùa, cũng như để trưởng thành sẽ là sự sẵn lòng của người lớn (và bạn bè), những người yểm trợ các em hầu các em có thể đáp ứng, hiểu, và luôn mời các em tham gia trong những cuộc giao tế. Can thiệp sớm có thể là một cách chắc chắn để thăng tiến sở thích trong nhiều hình loại môi trường và cá nhân. Nó cũng giúp tránh điều hay thấy nhất nơi trẻ có TK: các em đứng một mình nhìn bạn chơi, không biết làm thế nào để nhập vào đám đông. Can thiệp do người trưởng thành thực hiện dành cho trẻ ở tuổi thơ có thể thay đổi khuôn mẫu này, và hỗ trợ để các em bắt đầu hiểu và thích chơi với nhau.

Tác giả: Kim Davis
Nguồn: http://www.iidc.indiana.edu, Feb 11, 2009
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, ConCuaMe.com


ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Giúp Trẻ Có TK Có Giấc Ngủ Ngon

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 04, 2009 2:52 pm

Giúp Trẻ Có TK Có Giấc Ngủ Ngon

Nguồn: http://www.webmd.com
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, ConCuaMe.com


Trong vài tháng đầu đời, trẻ dễ dàng đi vào chu kỳ ngủ và thức giấc. Các em dần dần bớt giờ ngủ trưa và bắt đầu ngủ lâu hơn vào buổi tối. Nhưng một số em tiếp tục khó ngủ và không ngủ qua đêm, và khó khăn này kéo dài mãi sau khi các em đã đến tuổi đi học.

Rối loạn giấc ngủ có thể thấy thường hơn nơi các em có TK. Các nhà nghiên cứu phỏng chừng rằng có từ 40% đến 80% trẻ có TK gặp khó khăn với giấc ngủ. Vấn nạn lớn nhất về giấc ngủ nơi các em gồm có:

- Khó ngủ
- Giờ giấc ngủ không thống nhất
- Ngủ không yên, ngủ không sâu
- Thức dậy sớm

Thiếu ngủ ban đêm có thể ảnh hưởng không chỉ trẻ, và mọi người trong gia đình. Nếu bạn có đôi mắt thâm quầng sau nhiều đêm thức với con, có nhiều cách can thiệp và trợ giúp giấc ngủ có thể giúp bạn.

sleeping.GIF
sleeping.GIF (7.28 KiB) Đã xem 7919 lần.


Điều gì gây rối loạn giấc ngủ nơi trẻ có TK?

Các nhà nghiên cứu không biết rõ vì sao trẻ có TK gặp khó khăn với giấc ngủ, nhưng họ có nhiều giả thuyết. Giả thuyết đầu tiên liên đới đến các dấu chỉ giao tế. Người ta biết lúc nào nên đi ngủ vào buổi tối là nhờ ở chu kỳ bình thường của bóng tối và ánh sang. Nhưng họ cũng dùng các cử chỉ xã hội. Để tạo melatonin, cơ thể cần amino acid mang tên tryptophan, [chất mà] nghiên cứu đã chứng minh là có thể cao hơn hay thấp hơn mức bình thường nơi trẻ có TK. Thông thường, hàm lượng melatonin lên cao để đáp ứng với bóng đêm và hạ xuống ở những giờ ban ngày. Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ có TK không tiết ra hàm lượng melatonin ở những thời khắc thích hợp trong ngày. Thay vào đó, các em lại có lượng melatonin cao ban ngày và thấp ban đêm. Một lý do khác khiến trẻ có Tk có thể khó ngủ hoặc hay thức giấc vào ban đêm có thể là tính nhậy cảm với kích thích từ môi trường như sờ chạm và âm thanh. Trong khi đại đa số trẻ em tiếp tục ngủ say khi mẹ chúng mở cửa phòng mà đắp mền cho chúng, trẻ có TK lại có thể thức giấc ngay lập tức.

Lo âu có thể là một tình trạng khác ảnh hưởng ngược với giấc ngủ. Trẻ có TK có khuynh hướng bị âu lô nhiều hơn bạn bè.

Việc khó ngủ có tác hại gì?

Không ngủ ngon ban đêm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của trẻ. Nghiên cứu cho thấy nơi trẻ TK, có liên hệ giữa thiếu ngủ và những điều sau đây:

-Hung hăng
-Trầm cảm
-Năng động
-Ngày càng ứng xử tệ đi
-Khó chịu
-Khả năng học và hiểu yếu

Nhưng con của bạn không phải là đứa trẻ duy nhất bị ảnh hưởng. Nếu con không ngủ, có lẽ bạn cũng không ngủ được. Một nghiên cứu cho thấy cha mẹ của trẻ có TK ngủ ít, ngủ không sâu, và thức giấc sớm hơn cha mẹ của trẻ không có TK.

Làm sao tôi biết con tôi có rối loạn giấc ngủ không?

Mỗi trẻ cần một lượng khác nhau đôi chút cho giấc ngủ. Thông thường, đây là những lượng ngủ cần cho trẻ em theo tuổi:

Từ 1 – 3: 12 – 14 tiếng một ngày
Từ 3 – 6: 10 – 12 tiếng một ngày
Từ 7 – 12: 10 – 11 tiếng một ngày

Nếu con bạn thường khó ngủ và thức giấc liên tục trong đêm, đó có thể là dấu hiện của rối loạn giấc ngủ. Để biết chính xác, xin làm hẹn với bác sĩ của con bạn. Bác sĩ có thể giới thiệu con bạn đến chuyên gia về giấc ngủ.

Việc giữ một lịch ghi giờ trẻ ngủ torng một tuần và Bạn có thể trình bày với bác sĩ giờ giấc ngủ của con để tính xem con bạn ngủ bao lâu, và ngủ lúc nào.

Tôi có thể làm gì để giúp con tôi ngủ tốt hơn?

Thuốc ngủ thường được dùng như phương cách cuối cùng. Có nhiều thay đổi trong đời sống và các phương cách hỗ trợ tự nhiên có thể tăng chất lượng và thời lượng của giấc ngủ nơi trẻ có TK:

Tránh cho các em tiêu thụ những chất kích thích như cà phê hay đường trước khi đi ngủ.
Thiết lập thói quen đi ngủ: tắm cho con, đọc truyện, và cho con vào giường cùng giờ mỗi ngày.
Giúp con giãn xã trước khi đi ngủ bằng cách đọc cuốn truyện, xoa nhẹ lưng con, hay mở nhạc nhẹ. Tránh tivi, video games, hay những sinh hoạt kích động trứơc giờ ngủ.
Tránh những hấp dẫn về ngũ quan trong đêm, treo màn cửa dầy trên cửa sổ để chắn ánh sáng, để thảm thật dầy, đừng cho cửa kêu kẽo kẹt.
Hỏi xem bác sĩ có muốn cho con bạn melatonin trước khi đi ngủ không. Lượng phụ trội thường được dùng như hỗ trợ cho giấc ngủ đối với những ai bị trái giờ ngủ vì du lịch (jet lag). Nó có thể giúp bình thường hóa chu kỳ ngủ-thức nơi trẻ có TK đang chịu đựng những khó khăn về giấc ngủ, và nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng loại thuốc này vô hại và lại hiệu quả.

Hãy thử trị liệu đèn sang. Để trẻ ngập tràn trong ánh sáng vào ban ngày có thể giúp trẻ điều hòa lượng melatonin mà cơ thể tiết ra.

Nguồn: http://www.webmd.com
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, ConCuaMe.com


ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Rối Loạn Bất Tuân (ODD)

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 04, 2009 2:56 pm

Rối Loạn Bất Tuân (ODD)

Nguồn: http://www.aacap.org, Feb 14, 2009
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, ConCuaMe.com


Mỗi đứa trẻ đều không vâng lời ở một lúc nào đó, đặc biệt khi chúng mệt, đói, bị áp lực hay tức giận. Chúng có thể lý luận, cãi lại, không vâng lời, thách thức cha mẹ, giáo viên, và những người lớn khác. Hành vi không vâng lời thường là một phần của phát triển nơi trẻ từ hai đến ba tuổi và tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, những hành vi công khai không cộng tác và đầy chống đối trở thành một quan ngại nghiêm trọng khi chúng trở nên thường xuyên và thống nhất đến nối chúng nổi bật khi so sánh với trẻ khác cùng tuổi, cùng độ phát triển, đặc biệt là khi những hành vi này ảnh hưởng đến đời sống xã hội, gia đình và học vấn của trẻ.

Nơi trẻ có Rối loạn Bất Tuân (Oppositional Defiant Disorder – ODD), có một khuôn mẫu của thái độ không cộng tác, bất tuân và chống đối đối với những ai có thẩm quyền - những hành vi này can thiệp nghiêm trọng đến hành xử hàng ngày của trẻ. Biểu hiện của ODD có thể gồm:

· thường xuyên bùng nổ
· cãi cọ nhiều với người lớn
· bất tuân một cách chủ ý và không đồng thuận với những yêu cầu cũng như luật lệ của người lớn
· chủ ý làm phiền hay chọc giận người khác
· đổ lỗi cho người khác về những lỗi lầm và hành xử không thích ứng của mình
· thường khó chịu và dễ thấy bị làm phiền
· thô lỗ với lời nói đầy ghét bỏ khi nổi giận
· hay trả thù

Những biểu hiện này thường được thấy trong nhiều tình huống, nhưng có thể ở nhà và ở trường nhiều hơn. Từ 5 đến 15% các em học sinh có rối loạn ODD. Nguyên nhân của ODD chưa rõ rang, nhưng nhiều phụ huynh cho biết đứa con có ODD của họ thường cứng nhắc và đòi hỏi hơn những anh chị em của chúng từ lúc còn rất nhỏ. Những yếu tố sinh học và môi trường có thể đóng vai trò nào đó. Một trẻ có biểu hiện ODD cần được khám thẩm định kỹ càng. Rất quan trọng để tìm ra những rối loạn khác nếu có; thí dụ hội chứng thiếu chú ý năng động, khuyết tật học tập, rối loạn về tâm tính (trầm cảm, bipolar) và rối loạn âu lo. Có thể sẽ khó khăn để cải thiện những biểu hiện của ODD nếu không chữa trị những rối loạn cùng xuất hiện. Một số trẻ ODD có thể tiếp tục phát triển loại rối loạn về hành vi.

jenifer-on-desertwood.GIF
jenifer-on-desertwood.GIF (26.1 KiB) Đã xem 7961 lần.


Việc chữa trị ODD gồm có: Chương Trình Huấn Luyện Phụ Huynh để giúp các em điều chế lối hành xử, Tâm Lý Trị Liệu Cá Nhân để giúp điều chế sự giận dữ, Tâm Lý Trị Liệu Gia Đình để thăng tiến mối giao cảm, Trị Liệu Hành vi để hỗ trợ khả năng giải quyết vấn nạn, giảm mức tiêu cực, và Huấn Luyện Giao Tế để tăng mức uyển chuyển và độ chịu đựng trước bạn bè. Một em bé có ODD có thể trở thành khó khăn nhiều cho cha mẹ. Những phụ huynh này cần hỗ trợ và cần thông cảm.

Phụ huynh có thể giúp con em có ODD bằng những cách sau:

· Luôn luôn xây dựng từ những gì tích cực, khen ngợi và thưởng nếu trẻ bày tỏ sự uyển chuyến hay cộng tác.
· Rời khỏi hiện trường nếu bạn sắp sửa khiến cho cuộc đối đầu thành xấu hơn, mà không phải tốt hơn. Đây cũng là mô hình tốt cho con của bạn. Hãy hỗ trợ con nếu con quyết định rời khỏi hiện trường để tránh phản ứng quá mức.
· Hãy chọn mục tiêu. Vì trẻ có ODD thường gặp khó khăn khi phải tránh né những cuộc thử thách quyền lực, hãy lập bản ưu tiên cho những gì bạn muốn con thực hiện. Nếu bạn phạt con phải vào phòng riêng vì đã ứng xử bất xứng, đừng mất thời gian cãi cọ. Hãy nói “thời gian bị phạt của con sẽ bắt đầu khi nào con vào tới phòng.”
· Hãy lập những giới hạn thích hợp với tuổi của con và có lý để làm hình phạt hầu bạn có thể theo đuổi đến cùng. [Thí dụ, phạt con 1 năm không xem tivi là không thể làm được. Phạt con không được ăn tối là không nên. Phạt bé 2 tuổi phải quỳ 20 phút là không nên.]
· Hãy giữ cho mình những sở thích mà không chỉ chú trọng quá vào trẻ có ODD, hầu bạn có thể thấy việc giúp con hành xử không lấy hết thời gian và năng lượng của bạn. Hãy làm việc cùng với những người lớn khác (giáo viên, tâm lý gia, người phối ngẫu).
· Giải quyết áp lực của chính bạn bằng cách giãn xả và tập thể dục. Môn thiền nên được sử dụng nếu cần.
· Nhiều trẻ có ODD sẽ đáp ứng với những phương pháp tích cực của cha mẹ. cha mẹ có thể than khảo với bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ gia đình để giới thiệu con đến bác sĩ tâm thần chuyên về trẻ em và vị thành niên, nhưng người có thể định bệnh và chữa trị ODD cũng như những triệu chứng đồng xuất hiện khác.

Nguồn: http://www.aacap.org, Feb 14, 2009
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, ConCuaMe.com


ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Chứng Khó Ngủ Ở Trẻ Tự Kỷ

Gửi bàigửi bởi admin » T.Năm Tháng 3 05, 2009 11:13 pm

Chứng Khó Ngủ Ở Trẻ Tự Kỷ

Nguồn: http://www.about.com, Feb 24, 2009
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, ConCuaMe.com


Nhiều trẻ có TK bị rối loạn giấc ngủ. Những khó khăn về giấc ngủ thường thấy nơi trẻ em và người lớn có tự kỷ dù những có ở cấp độ hiểu biết nào. Trẻ em có tự kỷ mất nhiều giờ mới ngủ được, đi ngủ trễ hơn, hay thức giấc vào ban đêm, thức dậy sớm hơn vào buổi sáng, và ngủ ít hơn các trẻ phát triển bình thường. Một số em có TK còn biểu hiệnn chu kỳ thức suốt 24 tiếng. Những biểu hiện này đem lại thử thách cho người chăm sóc các em. việc khó ngủ cũng khiến gia đình chịu áp lực và có thể thành ảnh hưởng nghiêm trọng trong lối vận hành hang ngày cũng như chất lượng sống của trẻ có TK.

Trong một số trường hợp, phụ huyn báo cáo rằng việc khó ngủ này cứ tiếp diễn liên tục hơn là thỉnh thoáng. Việc khó ngủ thường bắt đầu ở năm đầu tiên hay năm thứ nhì của cuộc đời. Phụ huynh mô tả những khó khăn như không chịu vào giường, vào giường mà âu lo, giờ ngủ/thức trễ đi, thức dậy ban đêm, bị ác mộng, bị sợ bóng đêm, mộng du, ngáy, đái dầm, thức giấc sớm, và buồn ngủ vào ban ngày. Chứng mất ngủ giai đoạn khởi đầu và trung đoạn đều xảy ra ở một số em có TK đã từng bị khó ngủ, trong khi chứng mất ngủ kinh nhiên không xảy ra ở các em bị khiếm khuyết khả năng ngôn ngữ.

Melatonin như thuốc ngủ
Có một số bằng chứng cho thấy việc tiết ra chất metonin nơi trẻ có TK bị sai lạc. Melatonin đã thành công trong việc hỗ trợ giờ ngủ/thức của các em có TK cũng như các em có những khuyết tật phát triển khác, và cả những em khỏe mạnh có khó khăn về giờ giấc ngủ/thức. Một nghiên cứu mới đây cho thấy hàm lượng melatonin được kiểm soát sẽ thăng tiến giấc ngủ cho một nhóm 25 em có TK, và rằng sự thăng tiến này được tiếp diễn trong những lần tái khám ở 1 đến 2 năm sau đó. Một em bé và một thanh niên có TK bị mất ngủ nghiêm trọng đã được báo cáo là đáp ứng tốt mà không có phản ứng ngược nào đối với melatonin, loại thuốc đôi khi được dùng để chữa chứng mất ngủ ở thiếu nhi.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu hiệu quả của melatonin đối với chứng mất ngủ ở trẻ em trong phổ TK. Nhiều nghiên cứu tìm ra rằng trẻ em có TK không tạo ra lượng melatonin cần thiết trong cơ thể. Dù melatonin là kích thích tố, chất này có thể mua ở dược phòng mà không cần toa bác sĩ với những liều lượng khác nhau như vitamin bổ trợ. Một số phụ huynh của các em có TK cho con uống melatonin bổ trợ này để giúp các em ngủ và cũng để chữa tính khó chịu liên hệ đến TK. Nhiều em đã cải tiến được giấc ngủ. Đặc biệt, nếu phụ huynh được huấn luyện về hành vi để giúp các em ngủ tốt, mức tiến bộ trong việc ngủ nghỉ không thể hữu hiệu nếu chỉ có melatonin. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trong Tạp Chí Thần Kinh Nhi Khoa rằng melatonin được định là phương pháp an toàn cho chứng mất ngủ qua những nghiên cứu về trẻ em.

Chữa trị chứng khó ngủ

Có rất ít thông tin về các loại thuốc mà bác sĩ phải cấp toa dành để chữa chứng khó ngủ nơi trẻ em có TK hay các loại rối loạn phát triển khác. Phụ huynh có thể giúp các em bằng cách thiết lập giờ ngủ/thức, tuân thủ đúng các thói quen khi đi ngủ, và sử dụng các biệp pháp huấn luyện hành xử khác. Các cuộc hội thảo giáo dục cho phụ huynh, cùng những hỗ trợ như thời khóa biểu bằng hình hay bản đánh dấu (checklist), sẽ giúp phát triển giới hạn tự nhiên về giờ đi ngủ/thức giấc nơi trẻ em có TK.

Trong một số trường hợp, có thể có một nguyên nhân đích xác như chứng nghẹt thở, (thường xảy ra do phần thịt mềm ở sau cổ rơi xuống và đóng lại trong khi ngủ) hay chứng dâng trào thực quản (khi bắp thịt ở cuối thực quản không đóng đúng cách khiến những gì trong bao tử trào lên và làm tổn thương thực quản); [lúc đó] cần có khám chẩn và chữa trị. Khi không có một nguyên nhân y khoa nào, can thiệp về hành xử trong đó có cả những phương cách giúp ngủ thanh thản, bớt giờ thức ban ngày, thói quen đi ngủ tích cực và các biện pháp thưởng phạt thường là vô cùng hữu dụng.

Chứng khó ngủ có thể làm những rối loạn tệ hơn. Khó chịu hơn, những biểu hiện giống và khác nhau cho thấy rối loạn tâm tính nơi tuổi thiếu niên có thể ráp theo tình trạng thiếu ngủ, đi cùng giờ học sớm. Những gì có vẻ là hội chứng thiếu chú ý/hiếu động hoặc khuyết tập học tập nơi một em bé tiểu học có thể là hậu quả của rối loạn thở - thiếu ngủ. Việc chữa trị thành công sẽ giúp gỉai tỏa hay chấm dứng những biểu hiện này. Trong một số trường hợp, những tình trạng hay biểu hiện khác, như động kinh, trầm cảm, âu lo, bùng nổ, việc cho uống thuốc có thể hữu dụng.

Nguồn: http://www.about.com, Feb 24, 2009
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, ConCuaMe.com


ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách.

cron