Những bài viết/dịch của chuyên gia Tường Anh

Đồ Chơi Cho Các Cậu Bé TK

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 11, 2009 7:49 pm

Đồ Chơi Cho Các Cậu Bé TK
Tác giả: Gray Miller
Lược dịch: Nguyễn Tường Anh
Trích từ autism.lovetoknow.com


Thật may mắn là cộng đồng các gia đình có trẻ TK đã hình thành nhiều hệ thống hỗ trợ trên internet, và đã có những thảo luận, đề nghị về loại đồ chơi nào được chọn, loại nào không hay, cũng như loại nào quá tệ.

Đồ chơi vui
Khi cố ý chỉ chọn những món đồ chơi cho mục đích đào luyện khả năng, cũng rất quan trọng để nhớ rằng ý niệm tổng quan ở đây là đồ chơi để bé vui, và nên tránh áp lực.
Những món như Ông Khoai Tây (xem hình, coutersy of http://www.tomatohead.seesaa.net) có thể không quá mức phát triển của bé. Tuy nhiên, trẻ con học hỏi thông qua việc đùa chơi và món đồ chơi đặc biệt này dậy được rất nhiều:
· thức ăn
· các bộ phận trên mặt
· các cơ phận trên than thể
· quần áo
· thứ tự
· bắt chước

Những đồ chơi mà bé thích thường là có ích cho bé. Việc khuyến khích bé chơi chung và làm mẫu cách chơi thích hợp cũng là những gì phụ trội đặc biệt của trò chơi này.

(Lời người dịch: Ông (hay bà) Khoai Tây, Mr. Potatohead, là củ khoai tây bằng nhựa, có nhiều bộ mắt mũi, tóc tai, tay chân, quần áo… có thể tháo rời và ráp lại dễ dàng. Kích cỡ của Ông Khoai Tây chỉ cao khoảng 20cm, rất nhẹ).

Đồ chơi điều trị
Đồ chơi cho vui là lý tưởng vì chúng tối đa hóa những biện pháp can thiệp chữa trị. Thường ra các món đồ chơi hàng ngày của bé có thể dùng được trong nhiều chương trình chữa trị TK, những chương trình được phối hợp bởi một nhóm các nhà chuyên môn, trong đó có chuyên viên NNTL và giáo viên. Việc hỏi ý những nhà chuyên môn này xem đâu là món đồ chơi tốt nhất cho bé, những món có thể đóng góp tích cực cho phương pháp chữa trị, chính là cách tuyệt vời để đầu tư thích hợp vào phòng chơi và phòng chữa trị. Một số món được nhiều phụ huynh cho là có ích gồm:
· Trò chơi ghép đôi – có nhiều loại trò chơi ghép đôi (xem hình, coutersy of http://www.liveandlearn.com). Những trò này dậy khả năng tìm món có cùng kiểu dáng và trí nhớ ngắn hạn. Một số loại còn dậy cả xếp loại và phân loại.
(Lời người dịch: trò chơi ghép đôi thường thấy là những bộ hình màu sắc gồm bộ đôi giống nhau.Với các bé còn thơ, bạn bầy khoảng ba bốn bộ, và giúp bé chọn những hình giống nhau. Với các bé lớn hơn, hình được úp xuống, xoa đều, rồi sắp theo hàng ngay ngắn. Bé sẽ chọn một hình, lật lên xem rồi lại úp xuống. Bé phải nhớ vị trí của hình và nội dung hình để tiếp tục lật mà tìm ra hình giống như thế).
· Trò chơi vận động thô – Dù đó là chiếc kệ đồ chơi có kìm búa, hay xích đu, hay cả một khoảng không gian do nệm hơi thổi lên (những gì ở lớp TK nào cũng có), phát triển vận động thô luôn được chọn để giúp bé học. Nhiều nhà giáo dục đã khiến bé chú tâm hơn bằng cách cho phép bé di chuyển, bóp banh, hay đơn giản là viết bài ở nơi nào khác ngoài hình thức cổ điển viết ở bàn học. Những kỹ thuật này có thể tìm thấy ở nhiều đồ chơi và trò chơi đòi hỏi di chuyển.
· Môi trường giác quan - Cảm giác thể lý phần lớn liên đới đến những lãnh vực tích cực và tiêu cực của trẻ TK. Nhiều phụ huynh đã mua bình khô/ướt (loại bình chứa xẹp có thể đựng nước cho bé chơi) và bỏ trong đó gạo hay đậu. Các bé TK sẽ có thể kiểm soát được hàm lượng cảm giác mà các bé nhận được - từ việc thò cả cánh tay vào bình đến việc săm soi từng hạt gạo, hạt đậu .

Trò chơi để xẻ chia
Một lãnh vực khác của việc chơi đồ chơi là khả năng tạo cơ hội tương tác với bạn bè, cả bạn TK lẫn không TK. Khi đồ chơi lẽ ra là để chơi chung, có những món mà các cậu bé TK bị hấp dẫn rất mạnh: Thomas the Tank Engine (xem hình, coutersy of http://www.mikogiocattoli.com). Có đầy đủ từ video, hoạt hình trên tivi, xe lửa đồ chơi cùng đầy đủ trạm, đường rầy…, món đồ chơi này là một bộ về xe lửa, làm bằng gỗ hay nhựa, có gắn nam châm để các toa xe có thể được tháo ra, gắn lại.
Bản chất của bộ xe lửa này có thể là một phần lý do vì sao nó trở thành hấp dẫn với các cậu bé TK tuổi nhỏ. Bà Dana Pellebon nói về cậu Cobain, con trai 4 tuổi của bà: “Cháu thích bất kỳ món gì có thứ tự. Với cháu, và với nhiều bé TK khác, bộ xe lửa Thomas thật là hay vì các bé có thể xếp chúng dài dài với nhau, và chúng sẽ nằm chính xác như các bé muốn…”
Mà chưa hẳn là thế - Bà Pellbon cũng cho biết bé Cobain đôi lúc cũng phát điên với những thanh đường rầy - nhưng có vẻ món đồ chơi này rất phổ thông và là một trong những món có ích nhất cho các cậu bé TK.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Đồ Chơi Cho Các Cậu Bé TK

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 11, 2009 7:59 pm

Đồ Chơi Cho Các Cậu Bé TK
Tác giả: Gray Miller
Lược dịch: Nguyễn Tường Anh
Trích từ autism.lovetoknow.com

hinh1.JPG

Thật may mắn là cộng đồng các gia đình có trẻ TK đã hình thành nhiều hệ thống hỗ trợ trên internet, và đã có những thảo luận, đề nghị về loại đồ chơi nào được chọn, loại nào không hay, cũng như loại nào quá tệ.

Đồ chơi vui
Khi cố ý chỉ chọn những món đồ chơi cho mục đích đào luyện khả năng, cũng rất quan trọng để nhớ rằng ý niệm tổng quan ở đây là đồ chơi để bé vui, và nên tránh áp lực.
hinh2.JPG

Những món như Ông Khoai Tây (xem hình, coutersy of http://www.tomatohead.seesaa.net) có thể không quá mức phát triển của bé. Tuy nhiên, trẻ con học hỏi thông qua việc đùa chơi và món đồ chơi đặc biệt này dậy được rất nhiều:
· thức ăn
· các bộ phận trên mặt
· các cơ phận trên than thể
· quần áo
· thứ tự
· bắt chước

Những đồ chơi mà bé thích thường là có ích cho bé. Việc khuyến khích bé chơi chung và làm mẫu cách chơi thích hợp cũng là những gì phụ trội đặc biệt của trò chơi này.
(Lời người dịch: Ông (hay bà) Khoai Tây, Mr. Potatohead, là củ khoai tây bằng nhựa, có nhiều bộ mắt mũi, tóc tai, tay chân, quần áo… có thể tháo rời và ráp lại dễ dàng. Kích cỡ của Ông Khoai Tây chỉ cao khoảng 20cm, rất nhẹ).

Đồ chơi điều trị
Đồ chơi cho vui là lý tưởng vì chúng tối đa hóa những biện pháp can thiệp chữa trị. Thường ra các món đồ chơi hàng ngày của bé có thể dùng được trong nhiều chương trình chữa trị TK, những chương trình được phối hợp bởi một nhóm các nhà chuyên môn, trong đó có chuyên viên NNTL và giáo viên. Việc hỏi ý những nhà chuyên môn này xem đâu là món đồ chơi tốt nhất cho bé, những món có thể đóng góp tích cực cho phương pháp chữa trị, chính là cách tuyệt vời để đầu tư thích hợp vào phòng chơi và phòng chữa trị. Một số món được nhiều phụ huynh cho là có ích gồm:
· Trò chơi ghép đôi –
hinh3.JPG
có nhiều loại trò chơi ghép đôi (xem hình, coutersy of http://www.liveandlearn.com). Những trò này dậy khả năng tìm món có cùng kiểu dáng và trí nhớ ngắn hạn. Một số loại còn dậy cả xếp loại và phân loại.
(Lời người dịch: trò chơi ghép đôi thường thấy là những bộ hình màu sắc gồm bộ đôi giống nhau.Với các bé còn thơ, bạn bầy khoảng ba bốn bộ, và giúp bé chọn những hình giống nhau. Với các bé lớn hơn, hình được úp xuống, xoa đều, rồi sắp theo hàng ngay ngắn. Bé sẽ chọn một hình, lật lên xem rồi lại úp xuống. Bé phải nhớ vị trí của hình và nội dung hình để tiếp tục lật mà tìm ra hình giống như thế).
· Trò chơi vận động thô – Dù đó là chiếc kệ đồ chơi có kìm búa, hay xích đu, hay cả một khoảng không gian do nệm hơi thổi lên (những gì ở lớp TK nào cũng có), phát triển vận động thô luôn được chọn để giúp bé học. Nhiều nhà giáo dục đã khiến bé chú tâm hơn bằng cách cho phép bé di chuyển, bóp banh, hay đơn giản là viết bài ở nơi nào khác ngoài hình thức cổ điển viết ở bàn học. Những kỹ thuật này có thể tìm thấy ở nhiều đồ chơi và trò chơi đòi hỏi di chuyển.
· Môi trường giác quan - Cảm giác thể lý phần lớn liên đới đến những lãnh vực tích cực và tiêu cực của trẻ TK. Nhiều phụ huynh đã mua bình khô/ướt (loại bình chứa xẹp có thể đựng nước cho bé chơi) và bỏ trong đó gạo hay đậu. Các bé TK sẽ có thể kiểm soát được hàm lượng cảm giác mà các bé nhận được - từ việc thò cả cánh tay vào bình đến việc săm soi từng hạt gạo, hạt đậu .

Trò chơi để xẻ chia
Một lãnh vực khác của việc chơi đồ chơi là khả năng tạo cơ hội tương tác với bạn bè, cả bạn TK lẫn không TK. Khi đồ chơi lẽ ra là để chơi chung, có những món mà các cậu bé TK bị hấp dẫn rất mạnh: Thomas the Tank Engine (xem hình, coutersy of http://www.mikogiocattoli.com). Có đầy đủ từ video, hoạt hình trên tivi, xe lửa đồ chơi cùng đầy đủ trạm, đường rầy…, món đồ chơi này là một bộ về xe lửa, làm bằng gỗ hay nhựa, có gắn nam châm để các toa xe có thể được tháo ra, gắn lại.
Bản chất của bộ xe lửa này có thể là một phần lý do vì sao nó trở thành hấp dẫn với các cậu bé TK tuổi nhỏ. Bà Dana Pellebon nói về cậu Cobain, con trai 4 tuổi của bà: “Cháu thích bất kỳ món gì có thứ tự. Với cháu, và với nhiều bé TK khác, bộ xe lửa Thomas thật là hay vì các bé có thể xếp chúng dài dài với nhau, và chúng sẽ nằm chính xác như các bé muốn…”
Mà chưa hẳn là thế - Bà Pellbon cũng cho biết bé Cobain đôi lúc cũng phát điên với những thanh đường rầy - nhưng có vẻ món đồ chơi này rất phổ thông và là một trong những món có ích nhất cho các cậu bé TK.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Đồ Chơi Ngoài Trời Cho Trẻ TK

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 11, 2009 8:05 pm

Đồ Chơi Ngoài Trời Cho Trẻ TK

Tác giả: Melinda Secor
Lược dịch: Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh
Trích từ autism.lovetoknow.com

hinh4.JPG
hinh4.JPG (12.75 KiB) Đã xem 7740 lần.


Khi đồ chơi ngoài trời làm các em vui thú, chúng cũng còn mang lại lợi ích lớn. Từ trò chơi cò cò đơn giản đến những dụng cụ sân chơi phức tạp, đồ chơi ngoài trời cũng là cơ hội đào luyện các khả năng cần thiết nơi các em TK, giúp các em tiến bước đến nhiều mục tiêu huấn luyện khác nhau.

Khả năng vận động
Phát triển khả năng vận động là lãnh vực phát triển chậm hay phát triển không đều nơi các bé TK. Vật lý trị liệu thường đựơc sử dụng để hỗ trợ các khả năng vận động. Tuy nhiên, các kỹ thuật học từ các chuyên viên vật lý trị liệu cần được bám từ đầu đến khi có hiệu quả. Những món đồ chơi ngoài trời, nhắm đến khả năng vận động, có thể là dụng cụ tốt để đào luyện những gì bé học từ các buổi vật lý trị liệu. Các món cần bé trèo có thể tập cho bé khả năng vận động thô. Chơi thảy Frisbee có thể dậy bé phối hợp tay và mắt. Chơi bò trong lều túi khuyến khích bé bò nhằm vận động bắp thịt và phối hợp tứ chi.

Kích thích giác quan
hinh5.JPG
hinh5.JPG (13.35 KiB) Đã xem 7769 lần.

Những hoạt động ngoài trời có thể đóng vai trò quan trọng trong trị liệu điều hòa cảm giác. Được sử dụng chủ yếu bởi các chuyên viên Tâm Vận Động nhằm giải quyết vấn nạn giác quan nơi trẻ TK, các phương pháp điều hòa cảm giác được dùng để tăng khả năng của não khi thẩm định các thông tin về giác quan. Trong vô số những đồ chơi ngoài trời có thể có lợi cho các bé rối loạn điều hòa cảm giác, có xích đu, vòng quay (xem hình), những món bé ngồi lên mà quay, chơi cát, và lưới nhảy.

Khả năng giao tế
Chơi đùa ngoài trời có thể sử dụng để hỗ trợ phát triển khả năng giao tế và bày tỏ. Những khiếm khuyết trong các khả năng này là biểu hiện chính của phổ tự kỷ. Khi các chuyển động kích thích trung tâm tiếng nói của não, trò chơi ngoài trời có lợi trong việc tăng tiến khả năng bày tỏ. Đồ chơi và dụng cụ sân chơi có thể khuyến khích bé hợp tác mà chơi, và tạo môi trường thư giãn cho bé học, thực tập và quan sát khả năng giao tế. Biết chờ đến luợt và cộng tác với bạn có thể, cũng như khả năng bắt chước, được dậy trong các trò như khúc côn cầu, đá banh, cò cò. Dụng cụ sân chơi có thể mời gọi được bé chơi chung với bạn, đặc biệt là những dụng cụ này rất có ích cho những bé hay lo âu sợ hãi trước trò chơi nhóm và hay trốn tránh.

Hỗ trợ cảm xúc và hành vi
Nhiều trẻ em TK diễn tả sự lo âu hoặc bị kích thích quá bằng cách phá phách, thực hiện những hành vi lập lại hoặc thái độ bạo lực. Những em khác lại trở nên vô cùng hiếu động, không thể ngồi yên dù chỉ một thời gian rất vắn. Các môn chơi ngoài trời có thể giúp đối diện với những vấn nạn này. Trẻ em nhiều năng lượng quá có thể tìm ra nơi giải thoát qua các trò như đạp xe đạp, bơi lội, trèo, hơn là có hành vi bất xứng. Trẻ em lo âu thường lại tìm thấy thư giãn bằng những món có chuyển động như phi ngựa, hay những món để các em ngồi lên mà di chuyển (xem hình, coutersy of http://www.backtobasictoys.com), hoặc xích đu.
hinh6.JPG
hinh6.JPG (3.02 KiB) Đã xem 7746 lần.



Những món đồ chơi được biến chế
Đồ chơi ngoài trời cho trẻ TK được chế tạo với chủ ý cho những em thiếu nhi cần giúp đỡ đặc biệt, được biến chế để thích hợp với nhiều mức độ phát triển cũng như khả năng thể lý. Thí dụ, bé nào không biết bám giữ, xích đu sẽ có dây cài để giữ an toàn. Dụng cụ sân chơi cũng được biến chế tương tự như cầu tuột, ống bò, cầu… Nhiều dụng cụ khác còn có bề mặt sờ chạm khác nhau để thích hợp với nhu cầu cảm giác của bé. Một số dụng cụ khác có âm thanh, có đèn cho những bé thích kích thích thị giác và thính giác.

Chỉ để bé vui
Ngoài những ích lợi mang tính điều trị và sức khỏe tổng quát mà các món đồ chơi ngoài trời mang lại, chúng còn làm bé vui thú. Những hoạt động trong ngày của bé đã thật bận rộn, thời khóa biểu chặt chẽ giữa những giờ điều trị… Khoảng thời gian chơi tự do sẽ mang lại cho bé những giây phút thư thái sau những giờ khắc mệt mỏi, căng thẳng và bận rộn.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Sinh Hoạt Cho Trẻ TK

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 11, 2009 8:10 pm

Sinh Hoạt Cho Trẻ TK
Viết bởi Susie McGee, L
Lược dịch bởi Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh,
Trích từ http://autism.lovetoknow.com


hinh7.JPG
hinh7.JPG (6.02 KiB) Đã xem 7752 lần.

Đan xen những sinh hoạt vào thời khóa biểu hàng ngày của trẻ tự kỷ là điều thiết yếu để một bé TK phát triển về cả trí lẫn sức.

Những điều cần để ý khi soạn thảo các hoạt động cho trẻ TK
Trẻ TK thích những sinh hoạt mang tính thách thức mà lại vui để các em có thể tham gia mỗi ngày. Nhưng các em có cần phải tham gia tất cả mọi hoạt động mà các trẻ khác chơi hay không? Dĩ nhiên là không, tuy nhiên có nhiều lắm những hoạt động mà các em thích. Trước khi mong đợi con mình xông vào tham gia với bạn bè, hãy chú ý những điểm sau đây:
· Những ai tham gia – Những ai sẽ tham gia trong sinh hoạt này? Đó có thể là cả lớp, là một hay hai học sinh khác, hay đây là sinh hoạt cá nhân? Nếu bạn muốn thấy nhiều học sinh cùng chung tay với nhau, hãy chọn nhóm này cách cẩn trọng. Hãy tìm những cô bạn cậu bạn nào có thể và sẵn sang hỗ trợ bé TK. Bạn cũng phải quan sát mọi người đang tham gia, và để ý những em có thể làm khó dễ người bạn TK.
· Trình độ của sinh hoạt – Hình thái sinh hoạt nào bé sẽ thích tham gia? Bé có giỏi phối hợp tay chân không? Sinh hoạt này có sẽ đẩy bé vào thế bất lợi bên cạnh các bạn bè khác không? Sinh hoạt này có đòi hỏi những khả năng mà bé chưa có hay chưa kịp học không?
· Những vấn nạn lớn – Có vấn nạn nào lớn có thể xảy ra trong khi sinh hoạt không? Thí dụ, âm lượng có sẽ tăng quá không? Những âm thanh ồn ào hay làm khó trẻ TK. Khi sinh hoạt đang được thiết lập, mức gọn gàng cặn kẽ của sinh hoạt có làm phiền bé, hay khiến bé bị áp lực không? Việc đụng chạm thể lý có phải là yếu tố chính của trò chơi không? Nếu có, sinh hoạt này biết đâu sẽ gây rắc rối vì một số trẻ TK thường xấu hổ tránh né hoặc trở nên khó chịu vì việc đụng chạm thể lý trong thời gian dài.

Sinh hoạt cho trẻ TK phải vui và hấp dẫn, nhưng nếu chúng bắt đầu trở thành nguyên nhân khiến các em giận dữ, phúc lợi của sinh hoạt trở thành số zero.

Chọn sinh hoạt cho trẻ TK
Khi chọn, hãy để ý đến khả năng, sở thích của các em.
· Những hoạt động liên đới đến giác quan - Những trò chơi cần đến ngũ quan thường đựơc các em yêu thích. Bạn thử chơi trò thám tử với bé mà xem. Bạn mô tả một vật gì đó ở chung quanh, và xem bé có tìm ra đó là vật gì không, có gọi tên đựơc không.
· Nhạc và thơ - Trẻ con thường hát, thích thơ, và thích nghe những bài hát bài thơ ấy lập lại. Hãy chọn nhiều bài hát hay bài thơ để dậy cho bé, và lập lại mỗi ngày. Bạn cũng có thể kèm thêm cử động theo bài hát như nhảy, cò cò… theo nhịp điệu.
(Lời người dịch: bài đồng dao Vỗ tay vỗ tay bà cho ăn bánh… cùng những điệu vỗ tay, vỗ lên miệng, vỗ lên đầu… rất thích hợp ở đây).
· Thể dục thể thao – Tìm ra môn thể thao mà bé thích có thể là cánh cửa mở ra thế giới cho bé. Trong nhiều trường hợp, những môn thể thao mà người chơi đến gần nhau như đá banh có thể làm các em TK không thoải mái, nhưng những môn chơi riêng như golf, khúc côn cầu, hay ngay cả câu cá có thể được yêu thích.
· Nghệ thuật - Trẻ TK thích nghệ thuật. Các em biểu hiện điều này qua các môn đóng kịch, vẽ, hát, chơi nhạc cụ… Hãy khuyến khích khả năng này càng nhiều càng tốt..
hinh8.JPG
hinh8.JPG (7.1 KiB) Đã xem 7773 lần.


Cuối cùng, hãy nhận biết rằng một bé TK có thể không biết chính xác sở thích của mình là gì, vì thế mọi thứ tùy thuộc vào bạn để giới thiệu với bé nhiều lãnh vực sở thích. một khi bé đã tím ra một sở thích, bé sẽ không ngại gì mà nói với bạn rằng bé muốn được làm thế. Hãy khuyến khích bé, và tạo cơ hội cho bé cùng sinh hoạt với bạn bè. Đây là phương cách tuyệt diệu chẳng những chỉ khuyến khích bé thăng tiến một tài khéo mà còn là cơ hội cho bé học khả năng giao tế.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Đồ Chơi Thích Hợp Cho Trẻ Tự Kỷ

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 2 15, 2009 10:32 pm

Đồ Chơi Thích Hợp Cho Trẻ Tự Kỷ
Tác giả: Melinda Secor
Lược dịch: Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh, concuame.com
Trích từ autism.lovetoknow.com


Đồ chơi thích hợp cho trẻ TK có hai chức năng, vừa mang lại niềm vui vừa hỗ trợ quá trình phát triển những kỹ năng quan trọng. Trẻ TK thường cần hỗ trợ nhiều để học những kỹ năng mà các bạn cùng tuổi khác có vẻ học được mà không gặp khó khăn nào, và thời gian chơi đùa có thể là cơ hội để luyện them các kỹ năng ấy trong tình thế thư giãn, tách rời mọi áp lực của môi trường học hỏi chính thức. dĩ nhiên, không phải món đồ chơi nào cũng được chọn là có mục đích giáo dục. Mỗi trẻ cần những món khác nhau để vui, để thấy được vỗ về.
Chọn đồ chơi thích hợp

Muốn chọn đúng đồ chơi cho con, hãy để ý đến sở thích và bản tính riêng của bé. Nếu chủ ý huấn luyện khi bé chơi, hãy thẩm định những lãnh vực phát triển mà bé cần giúp đỡ. Đây là cách thích hợp để bắt đầu. Những mục tiêu trong kế hoạch chữa trị của bé cũng có thể là những gợi ý tốt để bạn biết bé đang cần được chú ý về khả năng nào nhất. Việc thảo luận những mục tiêu này với gia đình, với giáo viên hay điều trị viên của bé là hành động có ích.

Kỹ năng giao tế tương tác
Giao tế tương tác là kỹ năng mà trẻ TK thường cần hỗ trợ nhất. Những món đồ chơi đòi hỏi phải chơi chung là phương cách hữu hiệu để giúp bé phát triển những kỹ năng như chia chung, chờ đến lượt, bày tỏ ý muốn, và bắt chước. Các trò chơi có bảng (cờ triệu phú, cá ngựa…) cũng rất tốt cho các kỹ năng này, và chúng thích hợp với nhiều độ tuổi, từ mầm non đến tuổi vị thành niên. Với các bé còn thơ mới vừa bắt đầu học chia chung và chờ đến lượt, những trò chơi ngắn và đơn giản sẽ thích hợp hơn. Hãy chú ý dậy từng chút một để tránh làm bé tức giận.

Kích thích giác quan
Vấn đề giác quan rất thường thấy nơi trẻ TK, và giờ chơi đùa được sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu ấy bằng những món đồ chơi có thể giúp điều hòa nhiều giác quan. Những món đồ chơi có bề mặt sờ chạm thấy khác nhau có thể là khí cụ để các em tập giảm mức nhậy cảm với cảm giác. Các hộp chữ hay số có thể cộng góp cả giác quan lẫn cảm giác, cũng như hấp dẫn đủ để bé sắp xếp chúng theo loại, theo kích cỡ (một thói quen của đa số trẻ TK). Đồ chơi có âm thanh nhạc sẽ cho bé làm quen với thị giác của đèn, của màu sắc rực rỡ. Những video để bé hát theo sẽ rất tốt cho thính giác cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ.

Khả năng vận động
Vận động tinh là lãnh vực nhiều trẻ TK cần hỗ trợ. Chơi xếp hình (puzzles) là trò rất tuyệt để các em tập cử động ngón ntay, và nếu những bộ hình ấy có chủ đề giáo dục như mẫu tự, chữ, số, địa lý, v.v.. thì còn tuyệt vời hơn. Môn thủ công trở thành công cụ cho bé phát triển vận động tinh, cũng như khuyến khích trí sáng tao và tưởng tượng. Những cuốn sách có nam châm là chọn lựa xứng đáng, khiến bé phải sử dụng khả năng vận động tinh, cùng lúc luyện được cả khả năng đọc.
Vận động thô có thể được đào luyện nếu đồ chơi được chọn khéo. Những trái banh, lưới nhảy, xe đạp, dây nhảy dây… khiến bé vui, và lại tập được kỹ năng phối hợp tay chân và giữ thăng bằng. Những chuyển động này có khả năng kích thích trung tâm ngôn ngữ của não bộ, vì thế các món đồ chơi như trên có thể giúp bé vận động khả năng ngôn ngữ và truyền thông.

Chỉ vì…
Khi chọn đồ chơi thích hợp cho bé TK chính là cơ hội để bạn thêm vào chút nỗ lực nhắm đến những mục tiêu huấn luyện phát triển và giáo dục, mỗi bé cũng cần có vài món đồ chơi chỉ để vui mà thôi. Quan sát bé khi bé được tự do chọn đồ chơi là cách để bạn biết bé thích gì. Ghi chú những gì bé bị hấp dẫn khi bạn dẫn bé đi mua sắm, hay khi cùng bé xem quảng cáo trên tivi. Bé n ào thích thấy xây dựng, sắp xếp sẽ thích chơi đất sét nặn hay xếp hộp. Bé nào thấy sự đụng chạm thể lý hay đè ép làm mình thoải mái sẽ thích những con thú nhồi bông hoặc búp bê mềm mại để ôm ấp. Những bé hiếu động lại thích các món đồ chơi ngoài trời để sử dụng hết năng lượng qua những hoạt động thể lý. Những bé thụ động có thể thích sách truyện hay thí nghiệm khoa học. Nói chung, nếu bạn để ý đến sở thích của bé khi chọn, bạn sẽ tìm ra món đồ chơi thích hợp.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Dụng Cụ Truyền Thông

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 3 02, 2009 7:29 pm

Dụng Cụ Truyền Thông
Augmentative and Alternative Communication


Trích: http://www.asha.org,
Dịch: Nguyễn Tường Anh, Thạc sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, http://www.concuame.com

Lời người dịch: Một thiểu số những người có khiếm khuyết về giọng nói sử dụng những dụng cụ manng tên Augmentative and Alternative Communication (ACC) để chúng phát ra tiếng nói thay thế họ. Chúng tôi tạm dịch là dụng cụ truyền thông.

ACC là gì?


ACC gồm tất cả mọi hình thức bày tỏ tư tưởng (ngoài phương cách nói bằng lời) được dùng để bày tỏ ý kiến, nhu cầu, yêu cầu, và tư tưởng. Chúng ta ai cũng dùng ACC khi có những biểu cảm trên mặt hay qua cử chỉ, hay khi dùng dấu hiệu và hình ảnh, hay chữ viết.
Những cá nhân có khiếm khuyết nghiêm trọng về khả năng nói và ngôn ngữ dựa vào AAC để hỗ trợ cho tiếng nói đã có hoặc để thay thế tiếng nói không có khả năng vận hành. Những trợ giúp đặc biệt này, như bảng hình ảnh và dấu hiệu hay dụng cụ điện tử, hiện đang có bán để giúp một người diễn tả mình. Trợ giúp này có thể tăng tương tác xã hội, học vấn, và cảm giác thấy mình có giá trị.

Những người sử dụng AAC không thôi nói nếu họ có khả năng nói. Dụng cụ AAC chỉ dùng để hỗ trợ khả năng truyền thông của họ mà thôi.

Có những loại AAC nào?


Có rất nhiều loại AAC. AAC thường chia làm hai loại chính: hỗ trợ và không hỗ trợ.
Dụng cụ AAC tốt nhất cho một cá nhân bao gồm cả hai, hỗ trợ và không hỗ trợ, để hoạt động được trong nhiều tình thế khác nhau.

Dụng cụ không hỗ trợ không cài sẵn giọng nói hay ổ cứng. Một ai đó sẽ phải có mặt nếu muốn dụng cụ này hoạt động (nghĩa là chúng không hoạt động được qua điều khiển của điện thoại hay từ phòng này sang phòng kia). Thí dụ:

* cử chỉ
* tư thế của thân thể
* tiếng câm (sign language)
* bảng truyền thông
Bảng truyền thông có thể là chcữ viết, mẫu tự, số, hình, hay dấu hiệu đặc biệt.

Dụng cụ hỗ trợ là những dụng cụ điện tử có phát hay không phát tiếng nói. Những dụng cụ có tiếng nói được gọi là dụng cụ phát tiếng. Những dụng cụ này có thể trưng bày mẫu tự, chữ, mệnh đề, hay nhiều loại dấu hiệu, để cho phép người dùng sắp xếp thông điệp của mình. Những thông điệp này có thể do máy nói, hoặc in ra giấy. Nhiều loại có thể nối vào computer để người sử dụng truyền thông tư tưởng bằng chữ viết. Một số loại còn có thể được cài thảo trình để nói nhiều thứ tiếng khác.

Ai dùng AAC?


Có hơn 2 triệu người tại Hoa Kỳ đang sử dụng AAC vì có rối loạn nghiêm trọng về khả năng truyền thông khiến họ không thể nói được.
Khiếm khuyết của họ có thể ngắn hạn hay kéo dài, và có thể là bẩm sinh hay bị sau này, hoặc càng lúc tình trạng càng tệ. Nguyên nhân thường thấy nhất của những rối loạn nghiêm trọng về khả năng bày tỏ tư tưởng khiến bệnh nhân phải sử dụng AAC gồm:

1. Bẩm sinh: tự kỷ, cerebral palsy,chậm trí, khuyết tật thể lý
2. Bệnh mắc sau này: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, ung thư
3. Bệnh càng lúc càng tệ: ALS, Huntington disease, AIDS, bắp thịt mất khả năng

Làm sao để biết AAC có thích hợp không?


Chọn phương thức tốt nhất để truyền thông không thể đơn giản như lấy toa đi mua kính thuốc. Việc có sự hội chẩn của một nhóm chuyên viên là điều hết sức quan trọng hầu có thể tìm được loại dụng cụ đáp ứng được nhu cầu nhất.

Những thẩm định này có thể đến từ:

* bệnh viện
* phòng mạch tư
* học khu học chính
* chương trình chuyên môn

Một quá trình thẩm định nên có hội đồng chuyên viên làm việc cùng nhau. Ngoài người sử dụng và gia đình hay người chăm sóc, hội đồng này thường có:

* Chuyên viên ngôn ngữ trị liệu
* Bác sĩ
* Chuyên viên tâm vận động
* Chuyên viên vật lý trị liệu
* Cán sự xã hội
* Chuyên viên giáo dục
* Chuyên viên phục hồi chức năng
* Chuyên viên tâm lý
* Chuyên viên thị giác
* Cố vấn hướng nghiệp
* Người sử dụng và gia đình/hay người chăm sóc.

Các thành viên trong hội đồng sẽ thẩm định nhu cầu của bệnh nhân, cách truyền thông đang có, và cơ hội thành công khi dùng các loại AAC khác nhau. Ở những thời điểm sau đó, hội đồng có thể thay đổi ý kiến nếu nhu cầu của bệnh nhân thay đổi.

Sau khi đã đưa ra quyết định để chọn loại AAC, việc hội đồng này tiếp tục theo dõi là rất quan trọng. Đây có thể chỉ là một lần huấn luyện, hay đòi hỏi bệnh nhân phải theo chương trình trị liệu ngôn ngữ một thời gian nào đó ẻê chú trọng vào phát triển khả năng truyền thông bằng cách sử dụng dụng cụ đã chọn.

Các nhà chuyên môn cần hỗ trợ bệnh nhân và những người thường chuyện trò với họ học nhiều kỹ năng và kỹ thuật (thí dụ, ý nghĩa của tiếng câm, hay cách sử dụng dụng cụ).

Hết phần I

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Làm thế nào để sử dụng AAC?

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 3 02, 2009 7:31 pm

Làm thế nào để sử dụng AAC?

Có hai phương cách chính để sử dụng AAC. "Sử dụng" là cách một cá nhân thực hiện những chọn lựa trên bảng truyền thông hay dụng cụ phát tiếng.

Chọn lựa trực tiếp hoặc lướt qua là hai hình thức sử dụng.

* Chọn lựa trực tiếp: gồm có việc dùng ngón tay, bàn tay, ngón chân, hay một dụng cụ để chỉ như ánh đèn, cây gắn trên đầu, cây ngậm trong miệng... để chọn. Những cá nhân có khuyết tật thể lý nghiêm trọng có thể sử dụng bằng cách dùng công tắc. Công tắc này có thể được bật hay tắt bằng bộ phận cơ thể, làn hơi thôi, hay một cái nhíu mày.

* Xem qua: một hình thức liên đới đến công dụng của đèn trên dụng cụ, loại có thể chạy qua mỗi món và người sử dụng dùng một công tắc để ngưng ánh đèn nơi thứ mình muốn chọn. Một hình thức khác dùng mắt để lướt qua. Những hình thức này không đòi hỏi nhiều khả năng vận động nhưng lại cần người sử dụng có trí hiểu cao hơn hình thức chọn lựa trực tiếp.

AAC trình bày ngôn ngữ thế nào?

Có 3 phương thế căn bản để trình bày trong một máy AAC: hình mang nghĩa đơn, hệ thống abc, và hình.

* Hình mang nghĩa đơn: không đòi hỏi khả năng đọc chữ; các dấu hiệu đều chỉ là một hình đơn, nhưng một nhóm dấu hiệu lại gồm nhiều từ vựng (thí dụ, một em ba tuổi cần có 1,100 hình để phù hợp với vốn từ của mình); một số ý nghĩa của hình phải được dậy. Loại này ít được dùng nhất.
* Loại có mẫu tự: đòi hỏi khả năng đọc; dẫy dấu hiệu khá dài (hệ thống nào có thể đoán ra chữ sau khi người dùng đánh vào một hai mẫu tự đầu tiên sẽ giúp họ không phải đánh đến hết chữ).
* Loại có dấu hiệu: không đòi hỏi phải biết đọc chữ; dẫy dấu hiệu ngắn, thường là một hay hai dấu hiệu cho một chữ; dấu hiệu được cài nhỏ (đủ xuất hiện trên màn hình). Loại này được sử dụng nhiều nhất.

Phần lớn người sử dụng AAC có thể dùng nhiều hơn chỉ một cách để truyền thông.

Tôi nên hỏi chuyên viên ngôn ngữ trị liệu của tôi những gì?

Sau đây là những câu nên hỏi chuyên viên ngôn ngữ trị liệu trước cuộc thẩm định:
* Anh/Chị có thường cung cấp dịch vụ về lãnh vực này không?
* Anh/Chị đã làm việc trong lãnh vực này bao lâu? A/C có làm việc với ai có cùng khó khăn như tôi hay con tôi không?
* A/C có một hội đồng không? Trong hội đồng còn những ai?
* Sau khi thẩm định, A/C sẽ làm gì để kế hoạch này có hiệu quả? A/C có cập nhật phương cách chữa trị không?
* A/C đề nghị các phương cách truyền thông nào khác (thí dụ, cần chữa trị thêm, cử chỉ, tiếng câm)?
* Tôi có thể gặp và trao đổi thêm với những người khác đã dùng AAC ở đâu?
* A/C cần bao lâu mới có thể định thời điểm thẩm định? Chi phí thế nào? Cách chi trả ra sao?
* Nếu đã đề nghị một loại máy nào đó, A/C có thể giúp tìm nhà từ thiện chi trả không?
* Tôi có thể xem dụng cụ này trước không? Nếu không, tôi có thể xem ở đâu?
Sau đây là những câu hỏi sau thẩm định:
* Có những phương cách nào được đề nghị?
* Phương cách nào có thể cung cấp nhiều hình thức truyền thông? Mệnh đề? Hay diễn tả cảm xúc? Hỏi và lấy thông tin? Trò chuyện với bạn bè và người thân? Viết chữ?
* Trên bảng truyền thông hay dụng cụ sẽ có loại dấu hiệu nào (chữ, hình, từ hay mệnh đề)?
* Dụng cụ ấy có uyển chuyển đủ để sử dụng được trong nhiều tình thế không?
* Có phải mua thêm công tắc hay dụng cụ gì đặc biệt nữa không?
* Dụng cụ ấy có thể được điều chỉnh khi mà khả năng và nhu cầu thay đổi không?
* Tại sao hội đồng chọn dụng cụ này?
* Những chuyên viên nào sẽ hỗ trợ kế hoạch huấn luyện, và bao lâu họ gặp tôi một lần?
* Tôi có thể nói chuyện với những ai đang sử dụng cùng loại dụng cụ không?

AAC và Lợi điểm khi có dịch vụ ngôn ngữ trị liệu

Chuyên viên NNTL làm gì khi cung cấp dịch vụ đến người sử dụng AAC?
Hiệp hội các Chuyên Viên Tiếng Nói, Ngôn Ngữ và Thính Thị Hoa Kỳ đã có nhiều tài liệu nói đến vai trò của một chuyên viên Tiếng Nói, Ngôn Ngữ và Thính Thị (gọi tắt là chuyên viên NNTL) đối với AAC. Những tài liệu này gồm:
* AAC: Kiến thức và Kỹ Năng Nhằm Cung Cấp Dịch Vụ
* Vai Trò và Trách Nhiệm của chuyên viên NNTL đối với AAC: tuyên bố về tư thế
* Vai trò và Trách Nhiệm của chuyên viên NNTL đối với AAC: báo cáo kỹ thuật

Hết phần II
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Những Quyết Định Về ACC

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 3 02, 2009 8:05 pm

Những Quyết Định Về ACC

Nguồn: http://www.asha.org ,
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh,Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, concuame.com


Mục đích: Truyền Thông

Thành công trong cuộc sống có thể trực tiếp lien hệ đến khả năng truyền thong. Khả năng truyền thông chủ yếu tăng khả năng của một cá nhân về học vấn, nghề nghiệp, và tính tự lập. Vì thế, rất quan trọng để mục đích của AAC phải là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất có thể. Bất kỳ điều gì kém hơn thế đều là biểu trưng của thái độ thương lượng trên nhân tính của một cá nhân.

Sự Quan Trọng của Ngôn Ngữ


Bước kế tiếp là quyết định làm thế nào để đạt mục tiêu trên. Với đa số, phương thế hữu hiệu nhất là nói một cách tự phát và tự nhiên (TPTN). Cách này cho phép một người nói bất kỳ điều gì họ muốn ở bất kỳ thời điểm nào. Đây là cách mà người sử dụng dùng chữ, ghép chữ và dùng những cụm từ quen.

Một phương cách kkhác là dùng câu soạn sẵn. Trong khi có những lợi điểm của loại câu soạn sẵn, chúng lại giới hạn điều muốn bày tỏ. Nếu điều muốn bày tỏ không được soạn sẵn, họ sẽ phải chọn câu mang ý nghĩa gần nhất (hay có không gần), và rồi có thể quyết định chẳng bày tỏ làm chi.

Sáu Điểm Hỗ Trợ TPTN

Trong phát triển ngôn ngữ bình thường, trẻ em bắt đầu nói từng chữ một hoặc hai ba chữ một mà không phải là nói nguyên câu. Khi phát triển hơn, các em áp dụng những luật ngữ pháp để diễn tả. AAC cũng dùng những luật tương tự.

Đại đa số các câu mà chúng ta dùng hàng ngày là những gì chúng ta chưa dùng bao giờ. Hơn nữa, những câu này chưa bao giờ có ai nói trong lịch sử con người. Nếu thế, làm sao chúng ta có thể trữ sẵn các câu nói mà một ai đó sẽ nói trong tương lai?

Việc quan sát quá trình truyền thong của một người dựa vào AAc có thể được thực hiện ở nhiều tình thế, trong đó có cả hội họp. Câu soạn sẵn hiếm khi được dùng trong mạch nói chuyện ở môi trường tự nhiên.

Những lời phát biểu của người dùng AAC cho biết rõ ràng là họ không thấy những câu soạn sẵn hữu dụng chút nào đối với phần lớn những gì họ muốn nói. Ray Peloquin không khác:
95% thời gian, tôi thấy mình phải đi soạn câu nói, và việc này mất thời gian.”

Mẫu thâu những lần trò chuyện của người dùng AAC cho thấy một bằng chứng mạnh mẽ. Trong nhiều tình thế, kể cả những tình thế trong phòng chữa trị hay cuộc trò chuyện tự nhiên, thong tin thâu được cho thấy các cá nhân truyền thông ở mức độ cao nhất đã dùng câu soạn sẵn trong ít hơn 2% của cuộc nói chuyện.

Trong một công trình nghiên cứu của Úc, bà Sue Balandin và bà Teresa Iacono đã yêu cầu các chuyên viên NNTL phỏng đoán những chủ đề có thể hữu dụng cho những nhân viên trong một xưởng làm vào giờ nghỉ xả hơi. Mức độ thành công rất kém, chỉ ít hơn 10%. Với những câu soạn sẵn dựa trên những chủ đề này, chúng rất ít liên quan đến các cuộc chuyện trò thực sự xảy ra.
Để tối đa hóa TNTP, số từ ngữ được chọn có tầm quan trọng lớn để thành công. Từ ngữ có thể được chia làm hai loại, chủ yếu và nhân rộng. Từ chủ yếu gồm có vài trăm chữ được sử dụng trong đại đa số các cuộc truyền thong. Từ nhân rộng gồm những chữ còn lại được sử dụng ít hơn. từ chủ yếu có thể có chức năng ý nghĩa, cho phép người sử dụng tiếp tục chuyện trò khi chọn chúng ở tốc độ tối đa. Từ ngữ cũng phải thống nhất với tuổi ngôn ngữ. Thí dụ, một em bé 3 tuổi phát triển bình thường cần có khoảng 1,100 chữ.

Ngôn Ngữ Có Trong AAC

Quyết định kế tiếp liên quan đến phương cách dùng để trình bày ngôn ngữ trong AAC. Có ba phương cách chính: hình mang nghĩa đơn, hệ abc, và hệ dấu hiệu mang ý nghĩa. Hình mang nghĩa đơn là một hình biểu trưng một chữ. Hệ abc gồm đánh vần, đoán chữ, và quy ước chữ. Hệ dấu hiệu mang ý nghĩa là hệ duy nhất dựa trên những icons có đa nghĩa.
Việc hiểu thấu những đóng góp của các hệ này rất quan trọng. Sau đây là bản tóm tắt:

acc-table.GIF
acc-table.GIF (7.34 KiB) Đã xem 7752 lần.


Hình mang nghĩa đơn không đòi hỏi khả năng văn chương. Qua bản chất, dẫy dấu hiệu này ngắn, chỉ là một hình thôi . Tuy nhiên, dẫy dấu hiệu này lại rất lớn nếu muốn có từ ngữ có nghĩa. Trở lại trường hợp một em bé ba tuổi phát triển bình thường, phải cần đến một dẫy 1,100 từ. Một bộ AAC có 50 nút bấm sẽ cần đến 22 trang hình mới có thể chứa hết số từ vựng này. Hơn nữa, hầu như những từ trong hệ từ chủ yếu không dễ gì biểu trưng bằng hình. Vì thế, ý nghĩa của hình phải được dậy. Muốn dậy cho người sử dụng nhớ nghĩa, ít nhất với những người có khả năng văn, phần lớn hình có chữ đi kèm.

Hệ abc
cần đến khả năng đọc. Dẫy dấu hiệu khá dài. Nhiều mẫu tự phải ghép lại mới mang được ý nghĩa đến người đối diện. Đây là điểm khó khăn cho ai không biết đọc viết.

Kỹ thuật dùng trọn chữ này cũng có khó khăn như hệ hình mang nghĩa đơn. Dẫy dấu hiệu rất lớn.
Hệ dấu hiệu có nghĩa không đòi hỏi khả năng đọc. Dẫy dấu hiệu ngắn, thường là từ một đến hai dấu hiệu cho một từ. Dấu hiệu được trình bầy nhỏ, vừa vào màn hình. Tuy nhiên, cũng như hệ hình mang nghĩa đơn, cần có huấn luyện.

Dùng nhiều hình thức là chọn lựa của nhiều người sử dụng AAC. Những ai có thể truyền thong giỏi nhất rất thống nhất ở điểm này. Thông tin ghi được cho thấy họ dùng hình thức dấu hiệu có nghĩa 90 đến 95%, trong khi 5 đến 10% còn lại thì chia giữa đánh vần và máy đoán chữ. Bằng chứng này cũng cho thấy họ rất ít hay không hề sử dụng hệ hình nghĩa đơn, hay câu soạn sẵn. Ngoài ra, có những bằng chứng khác cho thấy tốc độ của hệ dấu hiệu có nghĩa nhanh hơn độ 4 lần so với đánh vần. Chi tiết này giải thích vì sao người sử dụng chọn hệ dấu hiệu có nghĩa để nhắm đến phần trăm thành công cao hơn.

Kết Quả


Bước kế tiếp là xác định kết quả được mong đợi gồm những gì. Đo lường về kết quả gồm có những tiêu chí khách quan, thường đã được thiết lập trong thời gian khám thẩm định. Những đo lường này có thể được sử dụng để phán đoán độ hữu hiệu của dụng cụ lẫn dịch vụ. Nói cách khác, dụng cụ được chọn và những dịch vụ liên hệ cho phép người sử dụng truyền thông trong trường hợp nào? Hiện nay, những thảo trình đánh giá tự động cài trên dụng cụ đã cho phép chúng ta có bản phân tích về hiệu năng của dụng cụ.

Kết quả không thể có cho đến khi những phương pháp trình bày ngôn ngữ đựơc chọn. Các phương pháp trình bày ngôn ngữ xác định kết quả có khả dĩ hay không. Thí dụ, việc sử dụng hệ đoán chữ để với đến từ nới rộng không thể được đạt đến ở những dụng cụ chỉ sử dụng hệ hình mang nghĩa đơn. Thứ hai, độ phát triển ngôn ngữ hiện tại và khả năng truyền thong phải được phản ảnh trong kết quả mong đạt tới. Cuối cùng, kết quả phải phản ảnh sự gắn bó dài hạn với mục đích đã đặt ra của dụng cụ: truyền thông với một người nào đó ngoài chính mình.

Kỹ Thuật

Từ những quyết định nói trên, đã có thể có những tiêu chuẩn để tìm dụng cụ AAC thích hợp. Những tiêu chuẩn này gồm cả tốc độ mà người sử dụng có thể chọn dấu hiệu và nhịp độ truyền thong. Đo lường về những tiêu chuẩn này tính trong phần của giây. Ngoài ra, cũng phải tính đến phương cách thể lý khi chọn dấu hiệu; dạng diện của dấu hiệu đã chọn (hình được làm sáng lên hay câu được nói); cách thức di chuyển dụng cụ từ chỗ này sang chỗ kia (mang trên tay hay đeo trên xe lăn); vân vân.

Những tiêu chuẩn nào dựa trên chọn lựa của cá nhân người sử dụng mà không có ứng dụng nhiều trên phương thức trình bày dấu hiệu thì nên được tránh.

Phục Hồi Chức Năng

Đại đa số những ai sử dụng AAC đều nên có các dịch vụ từ chuyên viên Ngôn ngữ Trị Liệu và các chuyên viên khác. Những cách chữ trị dựa trên bằng chứng có sử dụng quan sát, thông tin, theo dõi, và đo lường tự động thường mang lại kết quả hữu hiệu nhất.


Hê't phần III

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

AAC: Ba Thập Kỷ Phát Triển và Trưởng Thành

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 3 02, 2009 8:07 pm

AAC: Ba Thập Kỷ Phát Triển và Trưởng Thành

Tác giả: Rose a. Sevcik và MaryAnn Romski
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh, Thạc sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ, concuame.com


Đã hơn ba thập kỷ đến nay, ngành y học/kỹ thuật mang tên Augmentative and Alternative Communication (AAC) đã đáp ứng nhu cầu truyền thông của những cá nhân không thể cậy dựa thường xuyên vào tiếng nói của mình để truyền thông. Bà Tracy Rackensperger, người đã viết trước chúng ta, từng lớn lên với AAC. Câu chuyện của bà gợi chú ý cho chúng ta về những phát triển trong phần cứng, phần mềm, và những chọn lựa về cách phát tiếng nói mà một người sử dụng AAC đối diện từ những năm của thập niên 1980 đến giờ. Khả năng của những dụng cụ này hiện đã tế nhị hơn, và như bà Rackensperger chỉ ra, độ rõ tiếng của những bộ phận phát tiến đã tiến bộ đáng kể. Cùng với những lợi điểm về kỹ thuật đã hỗ trợ AAC, có những phát triển trong lãnh vực kiến thức chuyên nghiệm có thể hỗ trợ những phương hướng mới trong quá trình quyết định và thẩm định và can thiệp.
Thí dụ, có những chuyên viên NNTL dùng AAC như phương cách cuối chỉ khi mọi nỗ lực để bệnh nhân nói bằng tiếng tự nhiên đều thất bại, và lầm tưởng là AAC sẽ mang giúp mang trở lại giọng tự nhiên. Các nghiên cứu gần đây cho thấy điều ngược lại. Dựa trên nhu cầu truyền thông của từng cá nhân, AAC có thể được sử dụng để hỗ trợ giọng nói đang có, như bà Rackensperger đã chỉ ra, và thay thế nếu giọng nói đã không còn vận hành được. Các nghiên cứu cũng cho thấy AAC có thể là một phần trong kế hoạch can thiệp về ngôn ngữ để phát triển khả năng tiếng nói và ngôn ngữ. Một số trẻ dùng AAC có thể phát triển giọng nói và khả năng sử dụng tiếng nói.
Định nghĩa
Hiệp Hội các Chuyên Viên Tiếng Nói, Ngôn Ngữ và Thính Thị (gọi tắt là chuyên viên Ngôn Ngữ Trị Liệu trong tiếng Việt, chú thích của ngừơi dịch), định nghĩa AAC là một lãnh vực điều trị nhằm bù đắp (tạm thời hay vĩnh viễn) những hư hoại và khuyết tật nơi các cá nhân có rối loạn nghiêm trọng về khả năng diễn tả (thí dụ, khuyết tật nghiêm trọng trong tiếng nói, ngôn ngữ và chữ viết). AAC tổng hợp mọi khả năng truyền thông của một cá nhân, và có thể cả tiếng nói đang có, hay âm, cử chỉ, dấu. AAC thực sự dùng nhiều phương cách, cho phép cá nhân dùng những phương cách khả dĩ mà truyền thông. Khả năng sử dụng dụng cụ AAC có thể thay đổi theo thời gian, dù đôi khi chậm chạp, và như Rackensperger diễn tả, AAC chọn hôm nay có thể sẽ không còn là dụng cụ tốt nhất ở ngày mai. Dù thế nào, AAC là nhóm tổng hợp của 4 yếu tố được một cá nhân sử dụng hầu tăng tiến khả năng truyền thông. Bốn yếu tố này là các dấu hiệu, các trợ giúp, các kỹ thuật, và/hoặc các kế hoạch.

Những ai dùng AAC?
Những ai gặp khó khăn truyền thông bằng tiếng nói trong thời gian dài của cuộc đời từ độ thiếu nhi đến tuổi già. Trẻ em không thể dùng tiếng nói vì sinh ra với những khuyết tật bẩm sinh ngăn cản sự phát triển của tiếng nói (tự kỷ, bại liệt, khuyết tật hai giác quan, các hội chứng di truyền, chậm trí, đa khuyết tật, khiếm thị, tai biến mạch máo não ở thời gian chào đời hay gần đó) hoặc những trẻ có chấn thương hoặc bệnh nạn đã giới hạn tiếng nói và ngôn ngữ (thí dụ chấn thương sọ não vì tai nạn, tai biến mạch máu não, hay trong trường hợp rất hiếm, khủng hoảng tâm lý trầm trọng). Một số khó khăn về tiếng nói nơi trẻ em kéo dài, và vì thế một số người trưởng thành dùng AAC, như bà Rackensperger chẳng hạn, ngày xưa ở tuổi thơ cũng đã sử dụng.
Người trưởng thành có thể mất tiếng nói vì nhiều lý do, trong đó có tai biến mạch máy não gây aphasia, ung thư ở các cơ quan phát âm, chấn thương sọ não, hay loại bệnh thần kinh nào cứ tăng triển (Parkinsonism, Multiple Cleroris, hay Amyotrophic Lateral Sclerosis).
Không phải trẻ em hay người trưởng thành nào có một trong những bệnh lý nói trên đều không thể nói. Một số rối loạn nơi người trưởng thành lại gây khó khăn cho tiếng nói rất lâu sau lúc bệnh đang hoành hành. Cũng như ở mọi khả năng và khuyết tật, mỗi cá nhân đều khác biệt trong kỹ năng truyền thông.
Truyền thông bằng cách sử dụng AAC
Thông thường, các hình thức AAC được chia làm 2 nhóm lớn: trợ giúp và không trợ giúp. Các hình thức không trợ giúp gồm có những phương cách không lời tự nhiên (cử chỉ, biểu cảm mặt) cũng như hệ thống ra dấu. những hình thức này có thể được sử dụng bởi trẻ em và người trưởng thành có khả năng sử dụng tay cũng như có khả năng phối hợp vận động tinh hầu có những phân biệt khi ra dấu bằng tay. Dĩ nhiên, người trò chuyện với họ phải hiểu dấu hiệu thì cuộc chuyện trò mới trở nên có ý nghĩa.
Các hình thức trợ giúp gồm có các cách đòi hỏi sự hỗ trợ phụ trội bên ngoài, như một bảng truyền thông với dấu hiệu bằng hình ảnh (hình vẽ, hình chụp, hình vẽ nét, chữ). Những dấu hiệu này biểu trưng điều mà cá nhân sử dụng muốn diễn tả. Đó cũng có thể là một máy computer đa dạng với dấu hiệu, chữ, mẫu tự, hay icons có thể nói giùm người sử dụng qua giọng của máy hay giọng thật được thâu sẵn. Từ chiếc laptop có thể nói và làm được nhiều việc (viết, vào internet) đến chiếc computer nối với các dụng cụ dành để truyền thông, những phát triển về kỹ thuật trong thập niên 80 và 90 đã sản xuất nhiều dụng cụ truyền thong.
Việc sử dụng các hình thức trợ giúp có thể là chọn lựa trực tiếp hay lướt qua. Các phát triển kỹ thuật gần đây cho phép cả hai được sử dụng cùng lúc. Chọn lựa trực tiếp gồm có việc đánh máy hay chỉ bằng tay, bằng gậy gắn trên đầu, bằng mắt người dùng để chọn dấu hiệu từ một dẫy dấu hiệu soạn sẵn. Thí dụ, từ dẫy hình bốn món đồ chơi, một em bé có thể lấy ngón tay chỉ vào hình của món mà em muốn chơi.
Với một số trẻ và người trưởng thành, chọn lựa trực tiếp không phải là cách chủ yếu để dùng AAC vì mức độ khuyết tật thể lý của họ đã làm giới hạn khả năng vận động. Trong những trường hợp này, các món để chọn có thể phải đựơc trình bày bởi một người khác (thí dụ người quen với lối truyền thông của người sử dụng) hay bởi một bộ phận điện tử (thí dụ chiếc computer có thể nói giùm người sử dụng). Người sử dụng phải chờ trong khi người giúp họ hay bộ phận kia duyệt qua các món và chỉ ra những món được chọn. Người sử dụng lúc đó mới chọn ra món họ muốn bằng cách trả lời câu hỏi đúng không, hay bằng cách bật tắt công tắc. Loại chọn lựa này gọi là luớt qua. Có nhiều kiểu lướt qua kể cả những loại dùng thị giác (lướt theo chiều dọc, lướt theo chiều ngang) hay thính giác (nghe qua rồi chọn). Dù những bằng chứng nghiên cứu giới hạn, thông thường người ta vẫn cho rằng việc lướt qua này cần ít cử động nhưng lại cần trí hiểu cao hơn so với hình thức chọn lựa trực tiếp. Ngược lại, hình thức chọn lựa trực tiếp được coi là cần ít trí hiểu nhưng lại nhiều khả năng vận động.
Những tiến bộ trong ngành AAC
Các nghiên cứu gần đây cho thấy mỗi cá nhân đều có thể truyền thông. Chú tâm của ngành AAC đã hướng ra khỏi việc thẩm định – ai , có thể dùng loại nào và trọng tâm kỹ thuật – và hướng vào sự phát triển cũng như tinh hoa hóa những biện pháp can thiệp hữu hiệu có thể nâng cao khả năng sử dụng. Cạnh đó cũng còn là những vấn đề rộng hơn như việc bảo vệ người tiêu dùng và tiêu chuẩn xã hội. Nghiên cứu về giao tế tương tác đã đặt trọng tâm trên những hành vi tiêu biểu như chức năng của truyền thông (để hỏi, để yêu cầu) cũng như tăng nhịp độ và chất lượng của tương tác.
Một lãnh vực quan trọng khác của nghiên cứu, đặc biệt vì các thay đổi của hệ thống y tế, đó là tầm hữu hiệu hay kết quả của những biện pháp can thiệp đối với những ai dùng AAC.
Nghiên cứu về AAC trả lời những câu hỏi có ảnh hưởng đến quy ước xã hội nhưng vẫn còn lượng chủ yếu những lãnh vực cần được học hỏi. Ngày càng nhiều, các chuyên viên NNTL cung cấp những biện pháp can thiệp về AAC và đã tạo được khác biệt trong đời sống của biết bao trẻ em và người trưởng thành cũng như gia đình họ. AAC là điểm chủ yếu trong ngành của các chuyên viên NNTL!
. . . . . . . . . . . . .
Rose A. Sevcik là Giáo sư trợ giảng khoa Tâm Lý tại đại học Georgia State University, Atlanta, Hoa Kỳ. Bà hiện là điều hợp viên của ASHA lo về AAC.
MaryAnn Romski là Giáo Sư về Truyền Thông, Tâm Lý, Tâm Lý Giáo Dục, và Giáo Dục Đặc Biệt tại Georgia State University.
Cả hai đã có trên 20 năm nghiên cứu về khả năng phát triển truyền thông nơi trẻ em có khuyết tật nghiêm trọng về phát triển, cũng như phương cách can thiệp để khuyến khích trẻ giao tiếp.

Hết phần IV, phần cuối của 4 bài về ACC

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Re: Những bài viết/dịch của chuyên gia Tường Anh

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 3 02, 2009 8:20 pm

Chúng tôi còn khoảng 6 bài viết nữa của chị Tường Anh về những đề tài như: bắt bé nhìn mắt mẹ có nên không, thể thao cho bé, rối loạn ngũ quan ... Chúng tôi sẽ tải lên dần trong phần forum này . Một số bài sẽ được lựa ra đưa vào phần <Nguồn Liệu>.

Chị Tường Anh có dặn tải lên sớm (cuối tuần này chị đi Los Angeles tu nghiệp). Chúng tôi sẽ đưa những bài còn lại trong vòng tuần này.

Admin
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách.

cron