Nguyễn Xuân Hoàng/ Bé Hoàng Sơn

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Nguyễn Xuân Hoàng/ Bé Hoàng Sơn

Gửi bàigửi bởi hoangsonanh » CN Tháng 2 15, 2009 9:34 pm

Xin chào các chuyên gia và các thành viên diễn đàn,
Cháu của chúng tôi được 38 tháng tuổi (Sinh ngày 30/12/2005), hiện cháu đang theo học tại trường Chuyên bIệt Ước Mơ tại Quận 10 TP HCM; Tôi gửi các chuyên gia về bệnh tự kỷ hồ sơ bệnh của con tôi với mong muốn các chuyên gia cho chúng tôi lời khuyên và định hướng tiếp theo để điều trị cho cháu.
Chúng tôi phát hiện ra cháu bị bệnh khi cháu được 28 tháng tuổi qua các biểu hiện: Rất thích xoay các độ vật, Chạy nhảy suốt ngày và không có khả năng tập trung hay chú ý tới lời nói của người khác. Chúng tôi đã đưa cháu lên Bệnh viện Nhi đồng II TP HCM, tại đây các chuyên gia chuẩn đoán là cháu bị bệnh tự kỷ loại nhẹ. Chúng tôi đã cho cháu theo học tại trung tâm của bệnh viện trong vòng 2 tháng (Tuần 3 buổi) nhưng không thấy có tiến triển mấy. Sau đó, Mẹ cháu đã đưa cháu ra Bênh viện Nhi Trung ương. Tại đây sau khi tiến hành test, đã kết luận là cháu bị bệnh Tự kỷ nặng. Khi ở ngoài Hà Nội, chúng tôi cũng đã đưa cháu đi xét nghiệm chụp não đồ và đo thính lực tại một cơ sở tại đây, kết quả là bình thường. Chúng tôi cũng cho cháu theo học tại trung tâm của bệnh viện Nhi Trung Ương được 1,5 tháng nhưng tiến triển của cháu hầu như không có. Sau đó chúng tôi cho cháu trở lại TP HCM và theo học tại trường Tư thục Ước Mơ. Tại đây, cháu có tiến bộ lên nhiều hơn so với trước. Hiện nay cháu đã tiếp xúc bằng mắt tốt, đã làm theo được một số mệnh lệnh đơn giản, Cháu cũng đã biết biểu lộ tình cảm; Nhưng vẫn chưa nói được, vẫn mất tập trung và tăng động. Cháu vẫn chưa biết chỉ tay, khi muốn lấy gì thì chỉ nhìn bằng mắt. Thỉnh thoảng la hét. Việc vệ sinh của cháu vẫn chưa kiểm soát được. Rất hay hờn dỗi, nhất là đối với mẹ. Cháu đã có em gái hơn 1 tuổi nhưng cháu vẫn không chấp nhận em.
Sau quá trình giảng dạy, theo quan sát của tôi thấy chàu phù hợp với phương pháp dạy tâm lý hôn là phương pháp huấn luyện cứng rắn. Hiện chúng tôi vẫn chưa xác định được phương hướng cũng như cách điệu trị tiếp theo như thế nào cho cháu một cách hợp lý. Vậy nên chúng tôi rất mong nhận được lời chỉ dẫn của các chuyên gia.
Xin chân thành Cảm ơn!
hoangsonanh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 2 10, 2009 10:08 pm

Re: Nguyễn Xuân Hoàng/ Bé Hoàng Sơn

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » CN Tháng 2 15, 2009 10:35 pm

Phần trả lời của chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chúng tôi đã đưa cháu lên Bệnh viện Nhi đồng II TP HCM, tại đây các chuyên gia chuẩn đoán là cháu bị bệnh tự kỷ loại nhẹ
Sau đó, Mẹ cháu đã đưa cháu ra Bênh viện Nhi Trung ương. Tại đây sau khi tiến hành test, đã kết luận là cháu bị bệnh Tự kỷ nặng.


Gửi lời chào đến anh chị Hoàng và bé Sơn.

Có nhiều phụ huynh mà tôi có dịp làm việc đã không chấp nhận chẩn đoán tự kỷ. Có những phụ huynh khác không chấp nhận chẩn đoán A mà chỉ đồng ý tên rối loạn B. Chúng tôi là nhóm điều trị và chuyên viên giáo dục đôi khi không tranh cãi vì 1) tôn trọng quyết định của cha mẹ dành cho con cái của họ, 2) tên rối loạn không quan trọng bằng phương thức chữa trị. Điều chúng tôi thuyết phục những phụ huynh này là phương thức can thiệp. Chắc anh Hoàng cũng đồng ý rằng điều anh chị đang quan tâm nhất là làm thế nào để hỗ trợ bé.

Rất thích xoay các độ vật, Chạy nhảy suốt ngày và không có khả năng tập trung hay chú ý tới lời nói của người khác.
vẫn chưa nói được, vẫn mất tập trung và tăng động. Cháu vẫn chưa biết chỉ tay, khi muốn lấy gì thì chỉ nhìn bằng mắt. Thỉnh thoảng la hét. Việc vệ sinh của cháu vẫn chưa kiểm soát được. Rất hay hờn dỗi, nhất là đối với mẹ. Cháu đã có em gái hơn 1 tuổi nhưng cháu vẫn không chấp nhận em
Sau quá trình giảng dạy, theo quan sát của tôi thấy chàu phù hợp với phương pháp dạy tâm lý hôn là phương pháp huấn luyện cứng rắn. Hiện chúng tôi vẫn chưa xác định được phương hướng cũng như cách điệu trị tiếp theo như thế nào cho cháu một cách hợp lý. Vậy nên chúng tôi rất mong nhận được lời chỉ dẫn của các chuyên gia.


Có lẽ khó khăn lớn hiện tại đang là 1) khả năng tập trung, 2) khả năng diễn tả ý muốn, 3) hành vi cư xử, và 4) kỹ năng tự chăm sóc qua vấn đề đi vệ sinh. Đây cũng là những gì đại đa số các bé TK khác cần được hỗ trợ.

Về phương pháp dậy tâm lý hay huấn luyện cứng rắn, thực sự thì cần cả hai, thưa anh! Đối với một số trẻ có TK, khi có lời la lớn tiếng, các cháu có thể phản ứng ngược. Những trẻ khác lại nhiều khi chỉ phản ứng thích hợp với lời nói nghiêm khắc, có âm độ cao (dù khả năng thính giác bình thường). Là chuyên viên điều trị, riêng tôi không chọn la mắng mà chỉ dùng giọng nghiêm nghị để yêu cầu bệnh nhân ngưng hành động nào đó. Vào những lúc trẻ hành xử tích cực hay có cố gắng trong học tập, tôi thích cho trẻ phần thưởng, thích khen ngợi... Trẻ TK vẫn là những em bé thích được khen, được thưởng. Có lẽ đây là yếu tố tâm lý phải không anh?

Cạnh đó, những hành vi bất xứng cần được đáp ứng ngay, đáp ứng thường xuyên, đáp ứng một cách thống nhất. Thí dụ: bé cắn em, ba mẹ phải lập tức phản ứng: "Không được cắn em!" và cho bé một hình phạt nào đó thích hợp với tầm tuổi của bé như khoanh tay quay mặt vào tường. (Trẻ mấy tuổi thì quay mặt vào tường bằng ấy phút). Mẹ hay ba sẽ đứng ngay sau lưng, cầm đồng hồ nấu ăn để 3 phút, và nhất định giúp bé quay mặt vào tường cho hết số thời gian đã định ra. Lần sau, bé cắn em, lập tức ba mẹ lại nói không và lại giúp bé đứng cho hết 3 phút. Sẽ không có lần nào bé cắn em mà ba mẹ bỏ qua, ngay cả khi bé đang ở nơi công cộng. Đây là những gì có tính cứng rắn trong khi huấn trị trẻ có TK.

Cũng có những chủ trương mà chuyên viên điều trị ghé sát mặt bé để nói với giọng lớn. Họ có thể vỗ tay sát mặt bé để đòi hỏi sự chú ý. Khi bé hành xử bất hợp, họ có thể khiêng bé vào góc lớp và để bé la hét trong khi họ quay lưng đi. Đôi khi là cha mẹ, chúng ta xót xa, nhưng nghiên cứu cho thấy những phương pháp cứng rắn như mô tả lại có hiệu quả với các bé có TK dạng nặng.

Xin anh chị đọc bên Nguồn Liệu hoặc bên những bài dịch mà tôi đã cố gắng chọn và chuyển dịch. Anh chị xem thử có tìm được điểm nào để bắt đầu không. Nếu có, anh chị thử tập cho cháu và cho tôi biết kết quả. Mong được nghe từ anh chị để biết thêm về cháu.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Nguyễn Xuân Hoàng/ Bé Hoàng Sơn

Gửi bàigửi bởi hoangsonanh » T.Sáu Tháng 2 27, 2009 12:39 am

Cảm ơn chị Tường Anh!
Hiện tại hai vợ chồng tôi cũng đã xác định là cháu đã bị tự kỷ và sẽ phải điều trị về lầu dài. Nhưng cái khó nhất là chúng tôi hiện tại không có một hướng điề trị cụ thể nào để đi tiếp theo.Hiện nay cháu cũng đã có những biểu hiện tương đối tích cực. Cháu đã giao tiếp bằng mắt niều hơn. Nhưng có điều này chúng tôi đang thắc mắc muốn chị giup. Đó là hiện tại tôi tháy cứ để cháu theo học cùng với những bạn cùng bị bệnh như cahú thì thấy cháu có vẻ như không thích hợp. Cháu bây giờ lại bắt tưước các hành động của các bạn bị năng hơn cháu. Trong môi trường đó, Cháu không có thể học nói cùng các bạn được.Mỗi khi tới trừơng là cháu không thích vào lớp và la khóc đòi về. Có vẻ như học ở trừơng chuyên biệt không còn thích hợp với cháu nữa. Vì vậy chúng tôi định chuyển cháu ra hoc ở trường bình thường. Nhưng chúng tôi cũng rất băn khoăn là quyết định như vậy có vội vàng quá hay không? Xin chị hãy cho chúng tôi một lời khuyên. Cung nói để chị được biết là cháu học ở trương này từ tháng 7/2008. Hiện nay ở trường chỉ có 2 cô dạy cho 12 cháu và có thêm 1 cô bảo mẫu nữa.
Rất mong nậhn được lời khuyên từ chị.
Cam ơn chị nhiều!
hoangsonanh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 2 10, 2009 10:08 pm

Re: Nguyễn Xuân Hoàng/ Bé Hoàng Sơn

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 2 27, 2009 1:00 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Nhưng có điều này chúng tôi đang thắc mắc muốn chị giup. Đó là hiện tại tôi tháy cứ để cháu theo học cùng với những bạn cùng bị bệnh như cahú thì thấy cháu có vẻ như không thích hợp. Cháu bây giờ lại bắt tưước các hành động của các bạn bị năng hơn cháu.


Thưa anh, trên căn bản thì các bé tự kỷ yếu khả năng nhìn người khác để học lối cư xử, dù là cư xử thích hợp hay không thích hợp. Tuy nhiên, trong post đầu tiên của anh, thẩm định "tự kỷ nặng" hay "tự kỷ nhẹ" vẫn còn là câu hỏi. Cháu mới trên 3 tuổi mà đã biết giao tiếp mắt khá hơn, đã biết làm theo mệnh lệnh đơn giản... Tôi vẫn hy vọng cháu không ở dạng nặng. Xin anh cho biết thêm cháu bắt chước là bắt chước những gì, vào lúc nào, với ai...

Về tỷ lệ của lớp 3:12 là tốt, anh ạ. Dù cháu không nghe bạn nói, nhưng nghe các cô nói với cháu, cháu vẫn học được. dĩ nhiên có nhiều người trò chuyện với cháu vẫn tốt, nhất là trẻ con. Nhưng có những em bé TK vẫn phát triển khả năng ngôn ngữ tốt dù bé là học sinh duy nhất có thể nói.

Mỗi khi tới trừơng là cháu không thích vào lớp và la khóc đòi về.


Cháu khóc đòi về không phải vì cháu lạ với cô với bạn vì anh cho biết cháu đã học từ tháng 7 năm ngoái. Có thể trong lớp lối sắp xếp không quang đãng, thứ tự. Có thể lớp có các bạn la khóc ồn ào quá. Anh thử xin cô giáo cho cháu một góc riêng của cháu có bàn học, giấy bút, sách vơ.. và sắp xếp thật gọn gàng. Khi đến lớp, anh xin cô giáo quan sát xem cháu có thích vào góc của mình không, và khi được yêu cầu sinh hoạt chung với bạn thì thái độ cháu thế nào. (Cũng phải thử nhiều buổi, chứ buổi đầu chưa biết được ngay). Anh cũng có thể thử xem cháu có nhậy thính giác quá không. Nếu có, anh tập cho cháu đeo headphone xem (khi nào ồn, cháu xin đeo headphone). Bên Mỹ thì chúng tôi dùng headphone nhiều cho trẻ nhỏ, và loại cao su bé bé nhét vào tai trên máy bay cho trẻ lớn (vì trẻ nhỏ có thể ấn tuột vào trong tai). Một trong những cách thử thính giác là anh cho bé nghe nhạc êm nhẹ trong phòng nhỏ, rồi từ từ bật lớn, hoặc anh cho cháu đi taxi, rồi nhờ bác tài cộng tác trong việc nhạc nhỏ, nhạc lớn.

Có vẻ như học ở trừơng chuyên biệt không còn thích hợp với cháu nữa. Vì vậy chúng tôi định chuyển cháu ra hoc ở trường bình thường. Nhưng chúng tôi cũng rất băn khoăn là quyết định như vậy có vội vàng quá hay không?


Để có câu trả lời, tôi xin được biết 1) cháu bắt chước những hành vi nào, 2) cháu đang được dậy những gì. Mong tin anh.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Nguyễn Xuân Hoàng/ Bé Hoàng Sơn

Gửi bàigửi bởi hoangsonanh » CN Tháng 3 01, 2009 6:40 pm

Chào chị Tường Anh,
Trước tiên, tôi xin cảm ơn chị đã trả lời tôi. Về cháu nhà tôi, tôi cũng xin trả lời mấy câu hỏi của chị như sau: Trươc đây, cháu không bao giờ có hành vi đánh người khác, nhưng thời gian gần đây, Cháu rất hay cào cấu và có cả hành vi căn người khác. Tôi biết là những hành vi này cháu học từ các bạn trong cùng lớp. Cũng như vậy, bây giờ cháu nghiến răng rất nhiều và học cả hành vi nheo mắt khi xoay đồ vật. (Trước đây cháu chỉ có xoay đồ vật thôi và cháu đã bỏ nghiến răng lâu rồi nhưng nay lại nghiến lại). Hiện tại cháu đang được các cô giáo dạy cách giao tiếp và các kỹ năng cơ bản cho các cháu có thể hòa nhập cùng các trẻ bình thường. Trường của cháu học là trường chuyên biệt giánh riêng cho các trẻ tự kỷ. Cháu củng có được học thêm cả ngôn ngữ nữa. NHưng do nhiều bạn nên giờ học cá nhân rất ít.
Chúng tôi cũng đã thử cho cháu sang môi trường học mời có ít cháu hơn và rông rãi hơn thì thấy cháu rất vui vẻ và thích thú. Cháu rất thích đi học chỗ mới này. Chính từ những biểu hiện đó mà chúng tôi mới suy nghĩ là có lẽ phải thay đổi cho cháu.
Về thính giác của cháu, Trước đây chúng tôi cũng đã cho cháu đi đo thính lưc và kết quả là bình thường. Tôi cũng đã thử mở nhạc to (Rất to) và nhỏ để kiểm tra thì thấy cháy cũng vân bình tghương như những đứ trẻ khác.
Có 1 điều nữa tôi muốn trao đổi với chị; Cháu rất hay quấy mẹ, với Bố thì cháu hoàn toàn khác. Nguyên nhân có thể là do bố rất nghiêm klhắc vì vậy mà khi ra ệnh thì cháu thực hiện rất tốt. Còn mẹ thì hay mêm dẻo với cháu vị vậy mà khi nói cháu không nghe. VD: Khi cahú đi đâu về, nếu mẹ cháu bảo cháu bỏ dép ra rồi để lên giá thì cháu khóc và không thực hiện. Nhưng nếu bố cháu bắt cháu thực hiện như vậy thì cháu lài ngoan ngoãn nghe lời và thực hiện rất tốt.
Qua tất cả những biểu hiện đó của cháu, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được lời khuyên từ chị.
Best regards!
Nguyen Xuan Hoang
hoangsonanh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 2 10, 2009 10:08 pm

Re: Nguyễn Xuân Hoàng/ Bé Hoàng Sơn

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » CN Tháng 3 01, 2009 7:56 pm

Phần trả lời của chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào anh,

Chúng tôi cũng đã thử cho cháu sang môi trường học mời có ít cháu hơn và rông rãi hơn thì thấy cháu rất vui vẻ và thích thú. Cháu rất thích đi học chỗ mới này. Chính từ những biểu hiện đó mà chúng tôi mới suy nghĩ là có lẽ phải thay đổi cho cháu.


Nếu anh xác định là khung cảnh mới thích hợp với cháu hơn, tôi cũng hy vọng cháu sẽ tiến bộ mau. Tuy nhiên, chỉ xin lưu ý là anh vẫn nên thường xuyên liên lạc trao đổi với cô giáo để cô hỗ trợ cháu tích cực và hiệu quả. Đặc biệt, nếu giờ học cá nhân tại môi trường cũ ít quá thì bất lợi cho cháu, nhất là ở đoạn tuổi này.

Có 1 điều nữa tôi muốn trao đổi với chị; Cháu rất hay quấy mẹ, với Bố thì cháu hoàn toàn khác. Nguyên nhân có thể là do bố rất nghiêm klhắc vì vậy mà khi ra ệnh thì cháu thực hiện rất tốt. Còn mẹ thì hay mêm dẻo với cháu vị vậy mà khi nói cháu không nghe. VD: Khi cahú đi đâu về, nếu mẹ cháu bảo cháu bỏ dép ra rồi để lên giá thì cháu khóc và không thực hiện. Nhưng nếu bố cháu bắt cháu thực hiện như vậy thì cháu lài ngoan ngoãn nghe lời và thực hiện rất tốt.


Em bé nào cũng quấy mẹ hơn. Có lẽ vì vậy mà ông bà mình cứ bảo con hư tại mẹ. Mẹ bản chất mềm mỏng nên ít nghiêm khắc la rầy. Bố mang bản tính đàn ông, nghiêm nghị, thống nhất... Các em bé TK cần có những hướng dẫn thống nhất và nghiêm nghị. Vì vậy, hy vọng chị sẽ nghiêm khắc hơn, và anh vẫn tiếp tục nghiêm khắc để cháu học những thói quen tốt.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm chuyên gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Nguyễn Xuân Hoàng/ Bé Hoàng Sơn

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 3 02, 2009 8:10 pm

Các bạn vào đọc loạt 4 bài về ngôn ngữ do chị Tường Anh dịch nằm trong phần Những Bài Về Tự Kỷ

... Một thiểu số những người có khiếm khuyết về giọng nói sử dụng những dụng cụ manng tên Augmentative and Alternative Communication (ACC) để chúng phát ra tiếng nói thay thế họ. Chúng tôi tạm dịch là dụng cụ truyền thông....


viewtopic.php?f=8&t=25&start=10

Cảm ơn
Admin
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.56 khách.

cron