Anh Phi,
Qua bài trên, P "tổng kết" riêng cho trường hợp của HN như sau, anh giúp P (tốn công tí nha) xem coi có đúng hay chưa, cần bổ sung gì cho HN hay không nhé :
1.Thính giác
Giác quan này sẽ nhận biết và xử lý âm thanh
** Phản ứng thái quá:
- HN nghe những âm thanh cao hơn bình thường
- HN có khó khăn trong việc lắng nghe một số âm thanh nhất định và cố che tai lại để không nghe thấy.
- Có những âm thanh gây khó chịu như tiếng máy hút bụi, tiếng của đám đông (trung tâm mua sắm), tiếng nhạc lớn thình thình, tiếng còi máy, tiếng máy sấy tay, tiếng máy cắt cỏ và tiếng kính vỡ.==> các âm thanh này HN không thích
Phương pháp:
- Đưa HN vào nơi khác, đóng cửa lại tránh tiếng ồn (nếu là bên ngoài)
- Đưa HN vào phòng riêng, đóng cửa lại ngăn bớt âm thanh (nếu là trong nhà)
Khi can thiệp cho 1 em, mình cần nhìn vào cả 3 khía cạnh Nhận thức, Hành vi và Ngôn ngữ. Cụ thể là như vầy:
- Ở tầng 1, đưa học sinh ra nơi khác tránh tiếng ồn (tức là loại trừ)
- Ở tầng 2, dạy học sinh ngôn ngữ diễn đạt (tức là biết nói ra, hoặc dùng hình ảnh, cử chỉ cho biết đang khó chịu)
- Ở tầng 3, dạy học sinh biết nhận ra mình sắp khó chịu, và tự mình tách ra khỏi môi trường đó
- Ở tầng 4, học sinh biết làm như ở tầng 3 nhưng với 1 phương cách mà xã hội chấp nhận (ví dụ như xin phép đi vệ sinh để tránh tiếng ồn)
Nếu chỉ đưa HN đi nơi khác, mình bỏ lỡ cơ hội dạy học sinh ngôn ngữ diễn đạt. Nhớ câu chuyện mình kể 2 vợ chồng tới gặp mình, khi bé thấy quả banh không thích thì đập bàn, và người chồng vội ném quả banh đi không? Vô tình họ đang dạy em bé dùng hành vi đập bàn thay cho ngôn ngữ diễn đạt. "Hành vi" lâu ngày thành "ngôn ngữ" là vậy.