Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi Quoc » T.Hai Tháng 11 07, 2011 12:03 am

Vâng cảm ơn anh Phi
Quoc
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 9 05, 2011 7:43 pm

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi chickengirl81 » T.Năm Tháng 3 22, 2012 12:38 am

con toi duoc 4 tuoi va cung bi ADHD nen toi cung dang lo lang khong biet phai can thiep nhu the nao o nha de be giam bot. Toi rat mong duoc su giup do cua cac chuyen gia. Cam on rat nhieu
chickengirl81
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 6 09, 2011 12:23 am
Đến từ: TP.HCM

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 3 22, 2012 1:04 am

chickengirl81 đã viết:con toi duoc 4 tuoi va cung bi ADHD nen toi cung dang lo lang khong biet phai can thiep nhu the nao o nha de be giam bot. Toi rat mong duoc su giup do cua cac chuyen gia. Cam on rat nhieu


Bạn mở 1 đề mục bên "Giới thiệu thành viên ...", tả rõ về con mình thì CCM sẽ có thể giúp bạn cụ thể hơn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi Hoangthungoczin » T.Ba Tháng 3 12, 2013 7:05 pm

Kính gửi: Bạn Phi
Nhóm giáo dục đặc biệt

Tôi rất quan tâm đến vấn đề bạn viết và tôi biết cũng rất nhiều người thấy đây là thông tin cực kỳ bổ ích, Bạn Phi vui lòng đăng tiếp các kiến thức liên quan đến bài tập luyện não cũng như các kiến thức về ADD và ADHD để giúp các mẹ nhé.
Hoangthungoczin
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 3 12, 2013 6:58 pm

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi amy8668 » T.Năm Tháng 3 14, 2013 4:12 pm

toi cũng rat quan tâm vân đề này. mong bạn nói rõ hon về các bài tập não.thank nhiều
amy8668
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 14, 2013 4:08 pm

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 3 14, 2013 10:38 pm

Hôm nay rảnh chạy vào viết 1 chút tiếp nhe...

Cách can thiệp tốt nhất cho trẻ ADHD là chúng ta hiểu các em đang nghĩ gì, tại sao các em mắc các lỗi đó . Như có lần tôi nói trong hội thảo, có 2 loại giáo viên:

Giáo viên phổ thông chấm bài, tìm các chỗ sai để trừ điểm. Họ đi tìm chỗ đúng để cho điểm.
Giáo viên gdđb chấm bài, họ tìm các pattern bị sai để hiểu tại sao hoc sinh làm sai, từ đó sửa cho học sinh.

Về cách dạy thì cũng có 2 loại:
Giáo viên phổ thông vào để dạy trẻ học
Giáo viên gdđb vào để quan sát, tìm cách dạy trẻ tốt nhất (tức là để cho trẻ dạy mình cách mình dạy chúng).

Vd cụ thể nhé, 1 case có thật . Một em ADHD làm bài toán sai, 5 - 5 = 10 (hay vì bằng zero). Tại sao em làm sai? Vì em có dòng suy nghĩ tăng động trong đầu không ngừng nghỉ . Em biết 5 trừ đi 5 là zero, rồi em nghĩ "mình biết nhưng không biết bạn mình bên cạnh biết không", rồi em nghĩ tiêp "coi chừng bạn mình tưởng trừ thành cộng, nó làm 5 trừ 5 bằng 10 là sai đó". Khi nghĩ đến đó, em ghi con số 10 xuống .

Nếu GV không hiểu điều này thì không bao giờ dạy em đc, cứ nghĩ em chưa biết toán trừ . Và họ sẽ rất bực dọc khi thấy sao lúc dạy em hiểu bài, lúc làm bài thi thì luôn làm sai.

Một em ADHD không chịu giao tiê'p mắt cũng vậy, không phải vì không muốn như bên TK, mà là không dám . Có 1 em bên này đột nhiên ngưng giao tiếp mắt vì cô giáo mới có mụn ruồi. Sau này em mới cho biết là em sợ nhìn vào, em thấy mụn ruồi thì em sẽ bật lên "cô có mụn ruồi nằm ngay giữa mũi", và em sợ sẽ bị cô phạt (các em ADHD thì thuong nghĩ gì sẽ buột miệng ra).


Dưới đây là các đề tài cho lớp huấn luyện dịp hè, tôi chưa đăng bên lớp học vì đang đợi CCM approve

viewtopic.php?f=14&t=2729&start=10

********************

Con tôi được chẩn đoán là chậm phát triển ngôn ngữ / TK, tôi có cần học lớp này?

Câu trả lời ngắn gọn là “có”. Các trẻ TK thường đi kèm với tăng động. Các test chẩn đoán rối loạn hiện nay cũng không phân định chính xác. Cho dù đúng là bé chỉ là tăng động thì các nguyên tắc can thiệp cũng có thể áp dụng cho trẻ Tự kỷ.

Hệ thống thưởng phạt. Nguyên tắc phân tích hành vi.

Hệ thống thưởng phạt và Phân tích hành vi là 2 lớp học chuyên sâu. Chúng ta sẽ chỉ đi qua các nguyên tắc căn bản để trách các giải pháp không hiệu quả phụ huynh thường gặp phải.

Nguyên tắc căn bản dạy trẻ TK / Tăng động:

Góc ngồi, âm lượng, các khái niệm căn bản cần dạy, ngôn ngữ sử dụng trong lớp… Đây là phần tóm tắt lấy từ lớp “Dạy trẻ TK” của CCM. Chúng ta sẽ đi qua các nguyên tắc căn bản để tránh các giải pháp sai lầm.

Các kiến thức sai lầm về trẻ Tăng động / trẻ TK đưa tới các can thiệp không hiệu quả.

Chúng ta sẽ thảo luận các kiến thức sai lầm này và tránh các phương pháp can thiệp không đúng.

Hiểu được trẻ Tăng động suy nghĩ ra sao để can thiệp cho hiệu quả.

Chúng ta sẽ coi các trường hợp tiêu biểu và đưa ra phương pháp can thiệp.

Các vấn đề cần suy xét trước khi quyết định cho con uống thuốc.

Phụ huynh cần hiểu quy trình một bác sĩ khám, phối hợp với bên giáo dục đặc biệt ra sao trước khi bác sĩ viết đơn thuốc.

Phân tích hành vi để tìm giải pháp giúp các em ngồi yên chú ý học.

Các em tăng động thường lăng xăng. Chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao và đưa ra giải pháp.

Phân tích hành vi để giúp các em khởi động.

Các em tăng động hoặc TK thường rất khó khởi động, khó bắt các em bắt đầu một hoạt động nào đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao và đưa ra giải pháp.

Phân tích hoạt động não để ra các bài tập giúp các em tăng trí nhớ.

Phần trí nhớ ngắn hạn giúp chúng ta làm các công đoạn trong ngày. Các em tăng động hay TK kém phần trí nhớ nào, nên làm gì giúp các em cải thiện?

Ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai khi các em trưởng thành.

Ngay cả khi can thiệp thành công thì Nổi giận, Trầm cảm, Luôn lo sợ, Khép kín … là các vấn đề các em có thể gặp phải sau này khi vào tuổi trưởng thành. Chúng ta cần biết trước điều này để giúp các em vượt qua.

Tổng kết: nên làm gì cho con của mình trong điều kiện hiện tại.

Đây là phần interactive. Phụ huynh sẽ trình bày tình trạng hiện tại, chúng tôi sẽ dựa vào các nguyên tắc đã bàn để đưa ra lời khuyên.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi bienca » T.Năm Tháng 3 14, 2013 11:08 pm

Cảm ơn anh. Mênh mông là vấn đề anh ạ.

phi đã viết:các pattern bị sai


Nó là dạng bài tập hay là .... bị sai hả anh?

phi đã viết: khó bắt các em bắt đầu một hoạt động nào đó

Em hiện tại cũng không lý giải được ạ. Em toàn nghĩ là cháu không nắm được mình đang làm cái gì thôi ạ, cao hơn nữa là tại sao lại phải làm :).

Anh ơi, các bài học về nói/viết Tiếng Anh, có phần luyện giọng, hôm nào thật rảnh anh viết tiếp nhé. E không vào comment được ạ, nên viết ở đây. E nghĩ nó rất có ích cho các bạn trẻ đang học TA anh ạ để biết những hạn chế, sai lầm khi nói TA. (Em cũng đang học TA anh ạ).
bienca
 
Bài viết: 95
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 6 13, 2011 8:12 pm

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 3 14, 2013 11:27 pm

Nó là dạng bài tập hay là .... bị sai hả anh


Ý mình như vầy . Khi ai làm gì đó sai, thì chúng ta cần tìm ra xem các lần bị sai kế tiếp có tuong tự như vậy không. Rà soát lại sẽ tìm ra được nguyên nhân gốc tại sao. Cái bé mà 5 -5 = 10 đó, nếu không làm vậy thì cứ nghĩ bé chưa hiểu toán trừ.

hôm nào thật rảnh anh viết tiếp nhé.


Bài nào nhỉ ? À, mình thích cách viết tiếng Việt của bạn . Trước giờ mình tưởng "rảnh" tức là không phải làm gì cả, hôm nay lại biết chứ "thật rảnh" là sao bạn? :D Mình tưởng "rảnh" nó là không/có, giống như sống hay chết, chứ sao có "rất sống" hay "rất chết"? :D
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi Hasu » T.Hai Tháng 4 01, 2013 7:33 pm

Em đang quan tâm vấn đề này, con trai em vẫn chưa tập trung được 1 cách tự giác, thường phải có người nhắc nhở suốt con mới làm xong bài tập hoặc công việc được giao :(
Hasu
 
Bài viết: 157
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 4 16, 2012 7:32 pm

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Bảy Tháng 4 06, 2013 8:05 am

Hasu đã viết:Em đang quan tâm vấn đề này, con trai em vẫn chưa tập trung được 1 cách tự giác, thường phải có người nhắc nhở suốt con mới làm xong bài tập hoặc công việc được giao :(


Hic, con gái lớn của mình cũng vậy. Dù đang học cuối năm lớp 4 nhưng tất cả mọi vđề đều cần phải nhắc.
Vẫn luôn có và sử dụng TKB nhưng luôn bị "bể".
Con học rất giỏi, nhưng là khi có q.tâm, còn khi lơ đễnh thì...k.quả thật khó đoán.
Vì muốn con luôn giỏi và luôn cố gắng nên hầu như mẹ phải luôn song hành cùng con-kể cả việc mẹ "cùng học lớp 4", hic...
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách.

cron