CCM phối hợp với DRD đồng tổ chức buổi hội thảo về Tự kỷ tại Hội quán Đời Rất Đẹp
Diễn giả:
Thầy Phi, Trường Giáo dục chuyên biệt Ban Mai
Adjunct professor, Department of Education, California
Ngày/giờ: 19h, thứ Sáu, ngày 2 tháng 11, 2012
Địa điểm:
91/6N Hòa Hưng, Phường 12. Quận 10 — TP.HCM
ĐT: (84-8) 38682770 Fax: (84-8) 38682771
-----------------------------------------------------------------------------
Bài tóm tắt do Giáo viên Ban Mai viết dựa trên PPT của thày Phi
-----------------------------------------------------------------------------
HÒA NHẬP
Cụm từ Hòa nhập được dùng trong nhiều lĩnh vực ở VN hiện nay. Trong giáo dục, cụm từ Hòa nhập được dùng để chỉ nhóm đối tượng học sinh có khó khăn về tinh thần hay thể chất tham gia vào môi trường học tập bình thường.
Với Tự kỷ, hòa nhập ở đây mang 2 ý nghĩa cho phụ huynh. Đối với các phụ huynh có trẻ đang còn nhỏ (từ 2 – 7 tuổi) thì Hòa nhập ở đây là chuẩn bị cho con 1 nền vững chắc đưa con mình vào môi trường học tập bình thường.
Với các bé tự kỷ đã lớn (từ 13 – 20 tuổi), hòa nhập là trang bị cho các em các kỹ năng cần thiết để tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng và làm được một số công việc phù hợp với khả năng của từng em.
Khó khăn khi Hòa nhập
Các bé nhỏ tuổi
Khi các em có rối loạn tự kỷ tham gia vào môi trường giáo dục bình thường, điều các em gặp phải là các giáo viên Mầm non, phổ thông khi tiếp xúc với các bé họ có thể thấy bé có vấn đề hay chưa thể hòa nhập vào được với tập thể học sinh họ đang dạy nhưng họ không biết vấn đề đó từ đâu, giải quyết như thế nào.. Họ không biết phải trang bị kỹ năng gì cho các em học sinh đặc biệt này và không biết bắt đầu từ đâu với những gì các em hiện có.
Các bé lớn
Nhiều hành vi, khả năng giao tiếp, biểu đạt không tốt, nhận thức chưa được trang bị đủ, “đụng trần” một số mục tiêu ví dụ như chữ, số, màu sắc…. sẽ khiến nhiều người chú ý khi bé đi ra ngoài. Bé có thể có khả năng làm một số việc: làm hộp giấy, nhang, bưng bê, sắp xếp nhưng chổ nào sẽ nhận bé….
Làm sao để Hòa Nhập?
Để Hòa nhập thì cần phải xác định được khả năng của từng bé và lên Mục tiêu cụ thể, từ mục tiêu này sẽ dạy các bé Kỹ năng cần thiết, các kỹ năng này sẽ được tạo môi trường để thử ngiệm từ đó sẽ đo được khả năng Hòa nhập của Bé.
VD: với 1 bé muốn tham gia Hòa nhập tại môi trường mầm non. Ta ví von kỹ năng của 1 bé mầm non là vòng tròn lớn A. khả năng hiện có của Bé là vòng tròn nhỏ B. Vòng tròn B hiện tại nhỏ hơn và nằm lọt thỏm trong vòng tròn A.
Để Bé có thể hòa nhập thì ta phải tiến hành lên mục tiêu, đo đạt tính toán dạy sao cho một ngày nào đó gần nhất, cái vòng tròn nhỏ B lớn gần bằng, hoặc bằng vòng tròn lớn A thì Bé có thể Hòa Nhập vào môi trường chúng ta đang hướng đến.
Chiến thuật chung là ngoài mục tiêu can thiệp, chúng ta lên mục tiêu hòa nhập cho từng học sinh. Sau đó can thiệp và dạy các bài học dựa trên thử nghiệm thực tế, eg dựa trên những ngày học sinh đi học hòa nhập.
Đây là chiến thuật an toàn và có hiệu quả do có các giáo viên đặc biệt đi theo hỗ trợ và chỉnh sửa. Thiếu chương trình hòa nhập như vầy, phụ huynh khó biết được con mình đã sẵn sàng chưa. Nếu chưa sẵn sàng thì khi cho bé rời trường chuyên biệt đi học hòa nhập, cô giáo Mầm non có thể nhận ra con mình chưa sẵn sàng và phụ huynh lại phải đưa con trở lại trường chuyên biệt. Trong khi đó thì giáo viên Mần non lại không có sự liên hệ với trường chuyên biệt để cho biết bé còn thiếu các kỹ năng gì.
Ai sẽ giúp đỡ Bé gặp khó khăn khi hòa nhập?
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra với phụ huynh có con gặp rối loạn phổ tự kỷ như: Ai giúp được con mình khi cho con hòa nhập? Có nên hòa nhập khi con đã “chạm trần”? con mình cần những kỹ năng nào để có thể hòa nhập? hành vi của con phải giải quyết thế nào? Con mình có thể làm gì để tham gia cùng cộng đồng xã hội?
Có nên đi cho trẻ TK đi học?
Có nên cho trẻ TK đi học, ra ngoài xã hội hay can thiệp tại nhà? Một câu trả lời chung là “Có”. Chúng tôi quan niệm không nên cắt đứt các liên lạc với xã hội dù rằng gia đình có đủ khả năng chăm sóc, nuôi bé suốt đời trong nhà. Chúng ta sẽ nói về một case study sau.
Có người lý luận rằng con mình đã chạm trần, có đi học cũng vậy thôi. Chúng tôi không đồng ý với lập luận này vì 2 lý do.
Xét về lý: không ai dám khẳng định rằng 1 đứa trẻ thế nào là “chạm trần” và như thế đứa trẻ đó không thể học tiếp hoặc làm được gì. Thực sự thì đứa trẻ có khẳ năng làm được nhiều thứ ngoài khả năng của chúng nếu được giúp đỡ đúng cách.
VD: Một đứa trẻ không biết đếm vẫn có thể làm công việc đóng gói hàng là bong bong khi chúng ta giúp đỡ em giải quyết được khó khăn khi không biết đếm. Thầy Phi có giải đáp bài này tại hội thảo và chúng tôi sẽ đăng lại sau.
Xét về Tình: bất kỳ một đứa trẻ nào cũng bình đẳng như nhau, chúng đều có quyền hưởng nhưng điều tốt đẹp nhất mà cuộc sống mang đến. Chúng ta không nên cắt đứt mối liên hệ của đứa trẻ với xã hội. Hoạt động xã hội là một phần trong cuộc sống của chúng ta và những đứa trẻ của chúng ta.
Video về lớp học hòa nhập của Trường Ban Mai
Rabbit
Bear