Quan niệm về thưởng phạt

Quan niệm về thưởng phạt

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 11 28, 2011 12:44 am

Hôm nay tình cờ tôi coi lại các bài trao đổi, bàn luận giữa nhóm chuyên gia bên Hoa Kỳ và các giáo viên tại Ban Mai, thấy có vài điểm lý thú . Vậy xin trích dịch lại vài đoạn để các bạn tham khảo .

Đề tài
Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/46 ... -tich.html

(1) Cô Nga có một "chiêu" để sửa dần thiếu sót của mỗi bé rất hiệu quả. Mỗi ngày, cô sẽ cho mỗi bạn học sinh tự đánh giá mình bằng câu hỏi: hôm nay con được điểm cộng hay điểm trừ? Các em nhỏ chưa hiểu thế nào là đúng hay sai, điều nên làm hay không nên làm, vì thế đây là một cách các em tự đánh giá được hành vi của mình.

(2) Chẳng hạn, bạn Vũ đánh bạn Sang, như vậy bạn Vũ trong ngày đã bị một điểm trừ. Nếu bạn Vũ lỡ đánh bạn, nhưng biết xin lỗi bạn ngay và làm bạn tha thứ, lúc đó bạn Vũ lại được một điểm cộng vì gây ra lỗi mà biết xin lỗi. Hôm nay bạn Hoa không chịu ngủ trưa, chạy lung tung làm cô bảo mẫu phải đi kiếm thì bạn Hoa sẽ bị một điểm trừ, tuy nhiên nếu bạn Hoa không ngủ được mà nằm im cho các bạn khác ngủ thì bạn Hoa lại được điểm cộng.

Các phân tích, phản biện của giáo viên:

- Triết lý can thiệp hành vi của cô Nga là: lấy tập thể làm sức mạnh can thiệp vì vậy cô Nga xây dựng hình thức tự đánh giá trước tập thể, Ngoài ra Trong cách khen thưởng cô Nga luôn hướng đến khuyến khích hành vi tích cực từ học sinh. Khi nhận xét, đánh giá, cô Nga chỉ nói về hành vi của đối tượng chứ không nhận xét học sinh qua hành vi của chúng. Tạo cho học sinh môi trường học tập vui vẻ.
- So sánh với triết lý can thiệp hành vi của Ban Mai cũng có những nét tương đồng


Hệ thống thưởng phạt này sẽ không có hiệu quả, vì Vũ ghét ai, Vũ sẽ đánh một cái thật đau, rồi sau đó Vũ xin lỗi là "huề cả làng".
Hành vi là các hoạt động không liên quan. Anh đánh bạn, anh bị phạt. Sau đó anh xin lỗi, anh sẽ không được thưởng gì cả vì xin lỗi là một hành vi tất yếu.


Cô giáo này quên một điều rất căn bản. Trước khi đánh giá học sinh +/-, chúng ta phải cho học sinh cơ hội bộc lộ tình cảm trước.

Ví dụ: khi con tức hét lên, thay vì nói con "không được hét", cho bé cơ hội nói ra tình cảm của bé, vd như "con hét vì anh hai giật đồ chơi làm con tức", hay "con hét vì con sợ con gián".

Sau khi cho bé biểu lộ tình cảm, lúc đó mới đưa ra nhiều phương án khác nhau và giúp bé chọn phương án tốt nhất như "chạy lại chỗ mẹ thay vì hét".

Đừng nhảy ngay vào phán đoán đúng sai, hãy để cho người đối diện bộc lộ tình cảm trước, lắng nghe và giúp họ chọn phương án tốt hơn. Đây là kỹ năng giao tiếp cho cả trẻ TK hay không TK, cho ngay cả người lớn chúng ta.


Theo em câu nhận xét này nghiêng về phương pháp dạy nhiều hơn nghiêng về hệ thống thưởng phạt.Đều thích hợp cho 2 đối tượng trẻ bình thường và trẻ đặc biệt, giống như giáo viên trường Ban Mai nhận xét trẻ của mình: Ví dụ: Nh làm đúng rồi ( khen và khuyến khích), Nh làm chưa đúng( hạn chế lời phê bình tiêu cực nhất, không phủ định khả năng và kết quả của trẻ làm được), Nh làm lại đi gần đúng rồi..Vì đa phần trẻ em nói chung và trẻ đặc biệt nói riêng, rất sợ câu khi bị chê trách: sai rồi, không được con làm sai rồi…., như vậy trẻ luôn dè chừng trong các lĩnh vực khác vì sợ sai.Tiêu biểu Ban Mai có B là người sợ sai, khi làm toán, B tính kết quả sai thì không dám làm lại nữa mà ngồi chờ cô hướng dẫn làm lại, không dám tự chủ làm tiếp tục bài toán vì sợ sai, sợ bị chê, hoặc B trả lời nhầm thì B lại tự nói “ sai rồi á, sai á… và vẻ mặt bối rối hoảng sợ như tự chuẩn bị đón nhận một lời chê, la”


Theo ý kiến của em, triết lý can thiệp sử dụng trong đoạn 1 đó là: dùng hệ thống thưởng/phạt để điều chỉnh hành vi của học sinh.
Hiện tại trường Ban Mai cũng áp dụng hệ thống thưởng phạt để điều chỉnh hành vi của học sinh. Nhưng tùy vào trình độ nhận thức, sở thích của học sinh, giáo viên sẽ sử dụng phần thưởng khác nhau, có em thích snack, có em thích sách, có em thích một sticker, nên phần thưởng sẽ đa dạng.
Việc cho điểm cộng/điểm trừ tương đương với Possitive Reinforment ...

Nhưng ở Ban Mai, giáo viên sẽ chú trọng việc dùng điểm cộng nhiều hơn điểm trừ, chú trọng nhiều hơn đến hành vi tích cực, để khích lệ tinh thần học sinh. Nếu chú trọng đến việc cho điểm trừ, nếu học sinh nào nhiều hành vi tiêu cực, việc nhận nhiều điểm trừ hơn điểm cộng là tất yếu có thể sảy ra, và nhận thức các em chưa đủ hiểu phải cố gắng hơn nữa để biến điểm trừ thành điểm cộng, hành vi tiêu cực có thể không suy giảm mà còn tăng cao.

(Giáo viên này đang dạy lớp các em còn nhỏ)

Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Quan niệm về thưởng phạt

Gửi bàigửi bởi n63kiss » T.Bảy Tháng 10 27, 2012 1:20 am

Cảm ơn Phi đã cho mình cái nhìn khác về cách dạy con.
n63kiss
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 10 24, 2012 11:05 pm

Re: Quan niệm về thưởng phạt

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 10 28, 2012 3:26 am

n63kiss đã viết:Cảm ơn Phi đã cho mình cái nhìn khác về cách dạy con.


Cảm ơn bạn đã đọc bài. Phản hồi của bạn là 1 khích lệ lớn cho chúng tôi.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách.

cron